SlideShare a Scribd company logo
1 of 19
Download to read offline
Tiểu-luận-Luật-Dân-Sự.Chế-định-hợp-đồng-trong-pháp-luật-d
ân-sự - Copy
Business and TechnologY (Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội)
Scan to open on Studocu
Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Tiểu-luận-Luật-Dân-Sự.Chế-định-hợp-đồng-trong-pháp-luật-d
ân-sự - Copy
Business and TechnologY (Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội)
Scan to open on Studocu
Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com)
lOMoARcPSD|11265908
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA LUẬT KINH TẾ
……
TIỂU LUẬN
LUẬT KINH TẾ 1
Đềề tài 09: Tìm hiểu về Chế định hợp đồng trong pháp luật dân sự
Giảng viên hướng dẫn : Phùng Thị Tuyết Trinh
Sinh viên thực hiện : Hoàng Thanh Tùng
Mã sinh viên : 2520220667
Lớp : DL25.10
Hà Nội – 2021
1
Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com)
lOMoARcPSD|11265908
LỜI NÓI ĐẦU
Trong pháp luật của các nước phát triển phương Tây (còn gọi là các nước tư sản),
chế định hợp đồng được coi là một chế định hoàn thiện và ít mang dấu ấn chính
trị nhất. Trong chế định này, tự do hợp đồng được khẳng định như một nguyên tắc
chủ yếu trong các giao dịch dân sự, thương mại, toàn bộ chế định hợp đồng được
xây dựng trên nền tảng của tự do, bình đẳng. Có thể nói đó là chế định pháp luật có
tính nhất thể hóa cao trong pháp luật tư sản. Trong hệ thống pháp luật của các
nước Xã hội chủ nghĩa, chế định hợp đồng cũng là một chế định cơ bản bên cạnh
các chế định quyền sở hữu, quyền thừa kế….
Ở Việt Nam, các bộ cổ luật đã từng tồn tại trước đây như Luật Hồng Đức, Bộ luật
Gia Long không có quy định riêng về hợp đồng dân sự mặc dù trong thực tế hình
thành rất nhiều quan hệ hợp đồng giữa các chủ thể với nhau. Qua quá trình phát
triển, cùng với sự phát triển của pháp luật dân sự nói chung, chế định về hợp đồng
dân sự ngày càng được xem là một chế định có vai trò trung tâm, cơ bản trong
pháp luật dân sự.
2
Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com)
lOMoARcPSD|11265908
NỘI DUNG
1. Những vấn đề chung về hợp đồng
Khái niệm về hợp đồng dân sự cần phải được xem xét ở nhiều phương diện khác
nhau. Theo phương diện khách quan thì hợp đồng dân sự là do các quy phạm pháp
luật của Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
quá trình dịch chuyển các lợi ích vật chất giữa các chủ thể với nhau.
Yêu cầu của quá trình tiến hành tố tụng trong việc giải quyết các tranh chấp từ hợp
đồng, đòi hỏi cần phải có sự phân biệt rạch ròi giữa một hợp đồng thương mại với
một hợp đồng dân sự. Có thể nói rằng, hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự
như một cặp song sinh. Vì vậy, trong thực tế có rất nhiều hợp đồng không thể phân
biệt được là hợp đồng thương mại hay hợp đồng dân sự. Để có thể phân biệt được
hai loại hợp đồng này phải xác định được cụ thể mục đích của từng loại hợp đồng.
Nếu các bên chủ thể (hoặc ít nhất có một bên) tham gia hợp đồng với mục đích
thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng thì hợp đồng đó được xác định là hợp đồng
dân sự. Vì vậy, chỉ được coi là hợp đồng thương mại khi các bên chủ thể tham gia
đều nhằm mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, mục đích tham gia cũng chỉ là một cơ
sở mang tính tương đối trong việc phân biệt giữa hai loại hợp đồng vì rằng có
những hợp đồng cả hai bên đều mang mục đích kinh doanh nhưng không thể coi
đó là hợp đồng thương mại được nếu có một bên chủ thể là cá nhân không có đăng
ký kinh doanh.
2. Hình thức và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
2.1. Hình thức của hợp đồng.
Những điều khoản mà các bên đã cam kết thỏa thuận phải được thể hiện ra bên
ngoài bằng một hình thức nhất định. Hay nói cách khác, hình thức của hợp đồng là
phương tiện để ghi nhận nội dung mà các chủ thể đã xác định. Tùy thuộc vào nội
3
Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com)
lOMoARcPSD|11265908
dung, tính chất của từng hợp đồng cũng như tùy thuộc vào độ tin tưởng lẫn nhau
mà các bên có thể thỏa thuận lựa chọn một hình thức nhất định trong việc giao kết
hợp đồng cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Điều 119 BLDS năm 2015 thì
hình thức của hợp đồng (cũng là hình thức của giao dịch dân sự) bao gồm: (i) Hình
thức miệng (bằng lời nói); (ii) Hình thức viết (bằng văn bản); (iii) Hình thức có
công chứng, chứng thực, đăng ký.
2.2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
Khi hợp đồng đã có hiệu lực, các bên phải thực hiện các nghĩa vụ dân sự đã được
xác định từ hợp đồng đó. Trên cơ sở của hình thức đã giao kết mà hiệu lực của hợp
đồng được xác định theo từng thời điểm khác nhau. Về nguyên tắc, hợp đồng có
hiệu lực từ thời điểm giao kết. Tuy nhiên, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng còn
được xác định theo sự thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Vì
vậy, hợp đồng được coi là có hiệu lực vào một trong các thời điểm sau: (i) Hợp
đồng có hiệu lực tại thời điểm các bên đã trực tiếp thỏa thuận với nhau về những
nội dung chủ yếu của hợp đồng; (ii) Hợp đồng bằng văn bản thường, có hiệu lực
tại thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hợp đồng; (iii) Hợp đồng bằng văn bản
có công chứng, chứng thực, đăng ký có hiệu lực tại thời điểm văn bản hợp đồng
được công chứng, chứng thực, đăng ký; (iv) Hợp đồng còn có thể có hiệu lực sau
các thời điểm nói trên nếu các bên đã tự thỏa thuận để xác định hoặc trong trường
hợp mà pháp luật đã quy định cụ thể. Ví dụ: hợp đồng tặng cho động sản có hiệu
lực tại thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản (Điều 458 BLDS năm 2015).
3. Nội dung của hợp đồng
Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các điều khoản mà các chủ thể tham gia giao
kết hợp đồng đã thỏa thuận. Các điều khoản đó xác định những quyền và nghĩa vụ
dân sự cụ thể của các bên trong hợp đồng.
4
Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com)
lOMoARcPSD|11265908
Điều 398 BLDS năm 2015 quy định: “1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa
thuận về nội dung trong hợp đồng; 2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau: a. Đối
tượng của hợp đồng; b. Số lượng, chất lượng; c. Giá, phương thức thanh toán; d.
Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; đ. Quyền, nghĩa vụ của các
bên; e. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; g. Phương thức giải quyết tranh chấp”.
Nội dung của hợp đồng được hiểu là tổng hợp các điều khoản trong hợp đồng do
các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Về mặt khoa học pháp lý, các điều
khoản trong hợp đồng được chia thành ba loại là điều khoản cơ bản, điều khoản
thông thường và điều khoản tùy nghi.
Thứ nhất, điều khoản cơ bản: Là các điều khoản xác định nội dung chủ yếu của
hợp đồng. Đó là những điều khoản không thể thiếu được đối với từng loại hợp
đồng. Nếu không thỏa thuận được những điều khoản đó thì hợp đồng không thể
giao kết được. Điều khoản cơ bản có thể do tính chất của từng hợp đồng quyết định
hoặc do pháp luật quy định. Tùy theo tính chất của từng loại hợp đồng mà điều
khoản cơ bản có thể là đối tượng, giá cả…
Thứ hai, điều khoản thông thường: Là những điều khoản được pháp luật quy định
trước. Nếu khi giao kết hợp đồng, các bên không thỏa thuận những điều khoản này
thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thỏa thuận và được thực hiện như pháp luật
đã quy định. Khi có tranh chấp, sẽ căn cứ vào những quy định của pháp luật để giải
quyết. Khác với điều khỏa cơ bản, các điều khoản thông thường không làm ảnh
hưởng tới quá trình giao kết hợp đồng.
Thứ ba, điều khoản tùy nghi: Là những điều khoản mà các bên tham gia giao kết
hợp đồng tự ý lựa chọn và thỏa thuận với nhau để xác định quyền và nghĩa vụ dân
sự của các bên. Thông qua điều khoản tùy nghi, các bên có nghĩa vụ được phép lựa
5
Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com)
lOMoARcPSD|11265908
chọn một trong những cách thức nhất định để thực hiện hợp đồng sao cho thuận lợi
mà vẫn bảo đảm được quyền yêu cầu của bên kia.
4. Giao kết và thực hiện hợp đồng
Giao kết hợp đồng là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau theo những nguyên tắc và
trình tự nhất định để qua đó xác lập với nhau các quyền, nghĩa vụ dân sự.
4.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng
Khi giao kết hợp đồng, các chủ thể phải tuân theo nguyên tắc chung được quy định
tại Điều 3 BLDS năm 2015: (i) Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái
pháp luật, đạo đức xã hội; (ii) Các bên tự nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp
đồng.
Như vậy, nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể thỏa mãn được các nhu cầu về đời
sống vật chất cũng như tinh thần, BLDS cho phép mọi chủ thể được quyền “tự do
giao kết hợp đồng”. Theo nguyên tắc này, mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ tư cách
chủ thể đều có quyền tham gia giao kết bất kỳ hợp đồng nào nếu họ muốn mà
không ai có quyền ngăn cản. Bằng ý chí tự do của mình, các chủ thể có quyền giao
kết những hợp đồng dân sự đã được pháp luật quy định cụ thể cũng như những hợp
đồng dân sự khác dù rằng pháp luật chưa quy định. Tuy nhiên, sự tự do ý chí đó
phải nằm trong một khuôn khổ nhất định. Bên cạnh việc chú ý đến quyền lợi của
mình, các chủ thể phải hướng tới việc bảo đảm quyền lợi của những người khác
cũng như lợi ích của toàn xã hội. Vì vậy, tự do của mỗi chủ thể phải không trái
pháp luật, đạo đức xã hội.
Bên cạnh đó, hợp đồng là sự thỏa thuận thống nhất ý chí của các chủ thể tham gia.
Vì thế, muốn xem xét có tự nguyện trong giao kết hợp đồng hay không, cần phải
dựa vào sự thống nhất biện chứng giữa hai phạm trù: Ý chí và sự bày tỏ ý chí. Ý
6
Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com)
lOMoARcPSD|11265908
chí tự nguyện chính là sự thống nhất giữa ý muốn chủ quan bên trong và sự bày tỏ
ý chí đó ra bên ngoài. Vì vậy, để xác định một hợp đồng dân sự có tuân theo
nguyên tắc tự nguyện hay không cần phải dựa vào sự thống nhất ý chí của người
giao kết hợp đồng và sự thể hiện ý chí đó trong nội dung của hợp đồng mà người
đó đã giao kết. Chỉ khi nào hợp đồng là hình thức phản ánh một cách khách quan,
trung thực những mong muốn bên trong của các giao kết thì việc giao kết đó mới
được coi là tự nguyện.
Như vậy, tất cả các hợp đồng được giao kết do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối hoặc đe
dọa đều là những hợp đồng không đáp ứng được nguyên tắc tự nguyện khi giao
kết. Vì thế, nó sẽ bị coi là vô hiệu.”
4.2. Trình tự giao kết hợp đồng
Trình tự giao kết hợp đồng là quá trình mà trong đó các bên chủ thể bày tỏ ý chí
với nhau bằng cách trao đổi ý kiến để đi đến thỏa thuận trong việc cùng nhau làm
xác lập những quyền và nghĩa vụ dân sự đối với nhau. Thực chất đó là quá trình
mà hai bên “mặc cả” về những điều khoản trong nội dung của hợp đồng. Qúa trình
đó diễn ra qua hai giai đoạn sau:
Một là, đề nghị giao kết hợp đồng: Khi một người muốn thiết lập một hợp đồng thì
ý muốn đó phải thể hiện ra bên ngoài thông qua một hành vi nhất định, như vậy thì
phía đối tác mới có thể nhận biết được ý muốn của họ và từ đó mới có thể đi đến
việc giao kết hợp đồng. Để người mà mình muốn giao kết hợp đồng với họ có thể
hình dung được hợp đồng đó như thế nào, người đề nghị phải đưa ra những điều
khoản của hợp đồng một cách cụ thể và rõ ràng. Việc đề nghị giao kết hợp đồng
được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, có thể là trực tiếp hoặc thông qua việc
chuyển công văn, giấy tờ qua đường bưu điện.
7
Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com)
lOMoARcPSD|11265908
Để bảo đảm quyền lợi cho người đề nghị, Điều 386 BLDS năm 2015 đã quy định:
“Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề
nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị
trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết
hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh”.
Như vậy, lời đề nghị mặc dù chưa phải là một hợp đồng nhưng ít nhiều đã có tính
chất ràng buộc đối với người đề nghị. Tuy nhiên, bên đề nghị vẫn có thể thay đổi
hoặc rút lại đề nghị trong trường hợp: (i) Bên được đề nghị chưa nhận được đề
nghị; (ii) Bên đề nghị có nêu rõ điều kiện được thay đổi hoặc rút lại đề nghị và điều
kiện đó đã đến.
Hai là, thông tin giao kết hợp đồng: Theo quy định tại Điều 387 BLDS 2015, đối
với trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp
đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết. Trường hợp một bên nhận
được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách
nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng
của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác. Bên vi phạm quy định trên mà
gây thiệt hại thì phải bồi thường. Đây là điều hoàn toàn mới, nhằm quản lý chặt
chẽ thông tin trong quá trình giao kết hợp đồng và là cơ sở để giải quyết các tranh
chấp phát sinh.
Ba là, thời điểm giao kết hợp đồng: Tại Khoản 1 điều 388 trong BLDS 2015 có
quy định: Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:
Do bên đề nghị ấn định. Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp
đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp
luật liên quan có quy định khác. Ở đây, BLDS năm 2015 đã bổ sung thêm chế định
loại trừ “Trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”, phù hợp với thực tiễn áp
8
Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com)
lOMoARcPSD|11265908
dụng ở nước ta. Và quy định như vậy là để tránh mâu thuẫn giữa các đạo luật khác,
đồng thời ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành.
Bốn là, im lặng trong quá trình giao kết hợp đồng: Theo quy định tại Điều 393 của
BLDS 2015, sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác
lập giữa các bên. Đây là quy định làm rõ hơn trường hợp nào thì im lặng được coi
là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và trường hợp im lặng nào thi không. Với
việc bổ sung nội dung này đã hạn chế những tranh chấp phát sinh từ sự im lặng.
Theo Điều 400 trong BLDS 2015, trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự
trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp
đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng
văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận
khác được thể hiện trên văn bản. Quy định này đã bổ sung thời điểm giao kết hợp
đồng bằng hình thức chấp nhận khác. Và quy định như vậy sẽ rõ ràng, dễ vận dụng
và hạn chế xảy ra tranh chấp từ chế định “sự im lặng” khi giao kết. Đồng thời, phù
hợp thực tiễn áp dụng với việc bổ sung thêm quy định những hình thức khác được
thể hiện trên văn bản.
Năm là, chấp nhận giao kết hợp đồng: Là việc bên được đề nghị nhận lời đề nghị
và đồng ý tiến hành việc giao kết hợp đồng với người đã đề nghị. Về nguyên tắc,
bên được đề nghị phải trả lời ngay về việc có chấp nhận giao kết hợp đồng hay
không. Trong những trường hợp, cần phải có thời gian để bên được đề nghị cân
nhắc, suy nghĩ mà các bên đã ấn định thời hạn trả lời thì bên được đề nghị phải trả
lời trong thời hạn đó. Nếu sau thời hạn nói trên, bên được đề nghị mới trả lời về
việc chấp nhận giao kết hợp đồng thì lời chấp nhận đó được coi như một lời đề
nghị mới của bên chấp nhận trả lời; Nếu việc trả lời được chuyển qua bưu điện thì
9
Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com)
lOMoARcPSD|11265908
ngày gửi đi theo dấu của bưu điện được coi là thời điểm trả lời. Căn cứ vào thời
điểm đó để bên đã đề nghị xác định việc trả lời có chậm hay không so với thời hạn
ấn định.
Người được đề nghị có thể chấp nhận toàn bộ nội dung đề nghị, cũng có thể chấp
nhận một phần trong nội dung đó hoặc có thể chỉ chấp nhận việc giao kết hợp đồng
nhưng không đồng ý với nội dung mà bên đề nghị đã đưa ra. Nghĩa là trong những
trường hợp này, người được đề nghị muốn sửa đổi hoặc thay đổi nội dung mà
người đề nghị đã đưa ra. Vì vậy, họ sẽ trở thành người đề nghị mới và người đã đề
nghị trước đó lại trở thành người được đề nghị. Sự hoán vị này có thể xảy ra nhiều
lần cho đến khi nào các bên thống nhất thỏa thuận được với nhau toàn bộ nội dung
của hợp đồng thì sẽ đi đến chính thức giao kết hợp đồng.
Sáu là,chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng: Theo Điều 391 trong BLDS 2015, thì
việc đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây: Bên được đề
nghị chấp nhận giao kết hợp đồng; Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận; Hết
thời hạn trả lời chấp nhận; Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có
hiệu lực; Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực; Theo thỏa thuận của
bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời. Như
vậy, ở chế định này đã bổ bổ sung thêm trường hợp: Bên được đề nghị chấp nhận
giao kết hợp đồng. Và việc bổ sung quy định này vừa đúng về mặt lý luận và phù
hợp với thực tiễn áp dụng.
4.3.Thực hiện hợp đồng
Khi thực hiện hợp đồng dân sự, các bên tham gia hợp đồng phải thực hiện đúng,
đầy đủ các điều khoản về đối tượng, địa điểm, thời hạn, phương thức và các thỏa
thuận khác mà nội dung của hợp đồng đã xác định. Ngoài ra, việc thực hiện hợp
10
Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com)
lOMoARcPSD|11265908
đồng còn phải tuân theo những cách thức mà pháp luật đã quy định đối với từng
loại hợp đồng cụ thể:
+ Đối với hợp đồng đơn vụ (Điều 409 BLDS năm 2015) thì bên có nghĩa vụ phải
thực hiện nghĩa vụ đó đúng thời hạn đã thỏa thuận. Việc thực hiện trước hoặc sau
thời hạn mà không được sự đồng ý của người có quyền sẽ bị coi là vi phạm hợp
đồng.
+ Đối với hợp đồng song vụ (Điều 410 BLDS năm 2015) thì trong hợp đồng song
vụ, mỗi bên đêu phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến thời hạn. Các bên đều
không được lấy lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình mà hoãn việc
thực hiện nghĩa vụ (trừ trường hợp việc không thể thực hiện được nghĩa vụ).
Nếu trong hợp đồng song vụ không xác định bên nào phải thực hiện nghĩa vụ trước
thì cùng một lúc, các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau. Bên cạnh
đó, để bảo đảm tính công bằng và quyền lợi của các bên trong hợp đồng, pháp luật
còn quy định cho phải thực hiện nghĩa vụ đó nếu tài sản của bên kia giảm sút
nghiêm trọng đến mức không có khả năng để thực hiện hợp đồng. Khi nào bên kia
khôi phục được khả năng để có thể thực hiện hợp đồng hoặc đã có người bảo lãnh
thì người phải thực hiện nghĩa vụ trước tiếp tục thực hiện hợp đồng.
+ Đối với hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì bên có nghĩa vụ phải thực hiện
nghĩa vụ đó trước người thứ ba khi đến hạn. Bên có quyền có thể yêu cầu bên có
nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Nếu giữa các bên tham gia hợp đồng
đang có tranh chấp về việc thực hiện thì người thứ ba phải tạm dừng quyền yêu cầu
cho đến khi tranh chấp được giải quyết.
+ Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản (Điều 420 BLDS năm 2015),
trong trường hợp này, khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng
có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý. Nếu
11
Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com)
lOMoARcPSD|11265908
các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn
hợp lý thì một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án chấm dứt hợp đồng tại một thời
điểm xác định; sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các
bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt
hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu
được sửa đổi; Trong thời gian các bên đang đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng
hoặc Tòa án đang giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ
của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Chỉ được coi là có hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau: (i) Sự
thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra khi giao kết hợp đồng; (ii)
Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay
đổi hoàn cảnh; (iii) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì
hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn
toàn khác; (iv) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung
hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên; (v) Bên có lợi ích bị ảnh
hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với
tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến
lợi ích.
5. Sửa đổi và chấm dứt hợp đồng
5.1. Sửa đổi hợp đồng
Sửa đổi hợp đồng là việc các bên đã tham gia giao kết hợp đồng bằng ý chí tự
nguyện của mình thỏa thuận với nhau để phủ nhận (làm thay đổi) một số điều
khoản trong nội dung hợp đồng đã giao kết. Việc sửa đổi hợp đồng dựa trên những
đặc điểm sau: (i) Sửa đổi hợp đồng xuất phát từ sự thỏa thuận của các bên chủ thể,
12
Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com)
lOMoARcPSD|11265908
khi các bên chủ thể không thỏa thuận thì việc sửa đổi hợp đồng không có giá trị;
(ii) Việc sửa đổi hợp đồng chỉ được thừa nhận khi hợp đồng đã có hiệu lực, nếu
thực hiện việc sửa đổi trước thời gian hợp đồng có hiệu lực thì được coi là sự thay
đổi trong quá trình thương lượng, thỏa thuận giữa các bên để hình thành nội dung
của hợp đồng; (iii) Việc sửa đổi chỉ có thể làm thay đổi một phần nội dung của hợp
đồng, không làm thay đổi toàn bộ hợp đồng, vì nếu thay đổi toàn bộ nội dung của
hợp đồng thì đó là thay thế một bản hợp đồng mới cho bản hợp đồng đang tồn tại;
(iv) Nội dung hợp đồng sửa đổi sẽ có hiệu lực pháp luật, thay thế nội dung phần
hợp đồng cũ.
Các bên thỏa thuận sửa đổi hợp đồng và hợp đồng có thể thay đổi theo quy định tại
Điều 420 BLDS năm 2015 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Như vậy, việc sửa đổi hợp đồng dựa trên sự thỏa thuận của các bên mà không bị
chi phối bởi các yếu tố pháp lý khác là chưa đầy đủ. BLDS năm 2005 ghi nhận
việc sửa đổi hợp đồng không được thực hiện đối với những trường hợp pháp luật
có quy định khác. Chẳng hạn như: Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù
hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa
đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng trừ trường hợp người thứ ba đồng ý (Điều 417)…
5.2. Chấm dứt hợp đồng
Nằm trong quy luật vân động của các sự vật và hiện tượng nói chung, hợp đồng
dân sự cũng trải qua các giai đoạn phát sinh, phát triển và chấm dứt. Tuy nhiên,
khác với các sự vật, hiện tượng khác, hợp đồng dân sự bao giờ cùng được phát sinh
từ những hành vi có ý thức của các chủ thể. Vì vậy, các sự kiện làm chấm dứt một
hợp đồng dân sự không phải là các sự biến sinh ra do sự vận động của tự nhiên mà
đó là những sự kiện được xuất hiện từ hành vi có ý thức của các chủ thể hoặc do
13
Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com)
lOMoARcPSD|11265908
pháp luật quy định. Căn cứ chấm dứt hợp đồng dân sự cũng là căn cứ chấm dứt
nghĩa vụ dân sự.
Theo Điều 422 BLDS năm 2015 thì hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:
Một là, khi hợp đồng hoàn thành. Là khi các bên chủ thể trong hợp đồng đã thực
hiện xong nội dung các nghĩa vụ được ghi nhận trong hợp đồng. Việc hoàn thành
nghĩa vụ được hiểu trong hai trường hợp: (i) Khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện
xong toàn bộ nghĩa vụ hoặc (ii) Bên có nghĩa vụ đã thực hiện được một phần nghĩa
vụ, phần còn lại được bên có quyền miễn. Ví dụ: A và B giao kết hợp đồng mua
bán gia súc là bò, giá bò được thỏa thuận là 30.000.000đ. A đã giao bò cho B; B đã
trả cho A 25.000.000đ, còn lại 5.000.000đ thì A miễn cho B không phải trả. Trường
hợp này, nghĩa vụ của người bán và người mua đã hoàn thành nên hợp đồng mua
bán châm dứt.
Hai là, hợp đồng chấm dứt theo thỏa thuận của các bên. Là trường hợp hợp đồng
chấm dứt khi các quyền và nghĩa vụ chưa được thực hiện hoặc thực hiện xong
nhưng hợp đồng vẫn chấm dứt theo sự bàn bạc, thống nhất của các bên chủ thể.
Ba là, cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc các chủ thể khác chấm dứt
mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác đó thực hiện.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu việc thực hiện nội dung của hợp đồng
không thể chuyển giao sang cho cá nhân, pháp nhân khác thì hợp đồng đó cũng
phải chấm dứt; (ii) Hợp đồng sẽ chấm dứt nếu hợp đồng phải do chính cá nhân,
pháp nhân đó thực hiện. Đây là trường hợp hợp đồng không thể chuyển giao sang
cho chủ thể khác thực hiện được, đó có thể là những hợp đồng mà bên có quyền
yêu cầu chính cá nhân, pháp nhân mang nghĩa vụ phải thực hiện hoặc do tính chất
của hợp đồng mà không thể chuyển giao sang cho chủ thể khác. Ví dụ: Hợp đồng
14
Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com)
lOMoARcPSD|11265908
liên quan đến bí mật của bên có quyền, liên quan đến khả năng thực hiện của bên
có nghĩa vụ…
Bốn là, hợp đồng chấm dứt khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.
Ngoài việc hợp đồng được chấm dứt theo các căn cứ quy định tại Điều 423 BLDS
năm 2015 thì hợp đồng còn chấm dứt khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng. Khi có một bên vi phạm hợp đồng thì bên kia có quyền đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng. Việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được
thực hiện theo quy định tại Điều 428 BLDS. Khi đơn phương đình chỉ hợp đồng thì
phần hợp đồng chưa thực hiện sẽ chấm dứt, nghĩa là hợp đồng được coi là chấm
dứt kể từ thời điểm bên vi phạm nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng từ bên vi
phạm. Khi hợp đồng bị chấm dứt, bên có nghĩa vụ không phải tiếp tục thực hiện
nghĩa vụ của mình nhưng các bên phải thanh toán phần hợp đồng đã được thực
hiện.
Năm là, hợp đồng chấm dứt khi một bên hủy bỏ hợp đồng. Nhằm nâng cao tính kỷ
luật, sự nghiêm túc trong việc thực hiện hợp đồng, pháp luật cho phép các bên
trong hợp đồng được thỏa thuận về việc một bên có quyền hủy hợp đồng nếu bên
kia vi phạm hợp đồng. Vì vậy, trong những trường hợp đó thì bên vi phạm hợp
đồng có quyền đơn phương hủy hợp đồng và yêu cầu bên vi phạm phải bồi thường
thiệt hại. Khi một bên hủy hợp đồng thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm
giao kết, các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận, nếu không hoàn trả được
bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền.
Sáu là, hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn
và các bên có thể thỏa thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại.
Tức là trong những trường hợp mà đối tượng của hợp đồng là một vật đặc định
hoặc đơn chiếc mà do bị mất hoặc bị tiêu hủy hay các lý do khác nên vật đó không
15
Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com)
lOMoARcPSD|11265908
còn thì hợp đồng đó đương nhiên được coi là chấm dứt vào thời điểm vật là đối
tượng của hợp đồng không còn. Tuy nhiên thì các bên có thể thỏa thuận vẫn duy trì
hợp đồng đó bằng cách thay thế vật khồng còn bằng một vật khác.
6. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng
Điều 429 BLDS năm 2015 quy định: “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải
quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc
phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”.
Như vậy, thời hiệu khởi kiện được hiểu là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi
kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị
xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì coi như mất quyền khởi kiện. Tùy theo
từng quan hệ pháp luật phát sinh tranh chấp mà pháp luật có quy định riêng về thời
hiệu khởi kiện hoặc không áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện như đối với các
yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân, yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu…
Đối với các tranh chấp về hợp đồng thì pháp luật quy định về thời hiệu là 3 năm kể
từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của
mình bị xâm phạm. So với quy định trước đây tại Điều 427 BLDS năm 2005 thì
BLDS năm 2015 đã có sự điều chỉnh cơ bản về thời hiệu khởi kiện, theo đó, thời
hiệu khởi kiện này được tăng lên 3 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết
được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trong khi đó BLDS năm
2005 quy định thời hiệu khởi kiện là 2 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích của chủ
thể trong hợp đồng bị xâm phạm.
Kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực thì bên có quyền lợi bị xâm phạm biết hoặc
phải biết hành vi vi phạm các điều khoản của hợp đồng và thời điểm biết hoặc phải
biết là ngày bên có nghĩa vụ phải thực hiện mà không thực hiện nghĩa vụ hoặc có
thực hiện nhưng thực hiện không đúng nghĩ vụ hoặc gây thiệt hại; Trường hợp đã
16
Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com)
lOMoARcPSD|11265908
hết thời hạn thực hiện hợp đồng nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện
không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng thì thời điểm bắt đầu tính thời
hiệu là ngày hợp đồng hết thời hạn thực hiện.
Bên cạnh đó, “ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích
hợp pháp của mình bị xâm phạm” có thể không phụ thuộc vào thời điểm kết thúc
hợp đồng mà được diễn ra sau thời điểm đó, bởi lúc đó, bên có quyền yêu cầu mới
biết được lợi ích của mình bị xâm phạm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như
vậy, việc chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền yêu cầu bị xâm
phạm là rất khó khăn do yếu tố thời gian cũng như xác định trách nhiệm lỗi của
bên vi phạm khi hợp đồng đã chấm dứt.
17
Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com)
lOMoARcPSD|11265908
KẾT LUẬN
Hợp đồng dân sự có vai trò rất quan trọng đối trong nền kinh tế thị trường ở nước
ta hiện nay:Tạo hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể tham gia hợp đồng.Là
cơ sở để giải quyết các tranh chấp xảy ra. Đảm bảo cho việc kiểm tra, giám sát việc
thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đảm bảo sự ổn định các
quan hệ sở hữu tài sản. Khi một hoặc các bên vi phạm thì hợp đồng dân sự vô hiệu,
bên vi phạm phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi cho chính họ, ví dụ: bị phạt cọc...
Việc quy định này có ý nghĩa khắc phục những thiệt hại cho bên vi phạm, đồng
thời còn tạo nên sự công bằng xã hội, tạo sự ổn định trong giao lưu tài sản, góp
phần ổn định trong quan hệ sở hữu tài sản…
Chính vì vậy việc xây dựng pháp luật cho hợp đồng cần phải được quan tâm thích
đáng bởi lẽ hệ thống pháp luật hợp đồng tốt, hoàn thiện sẽ tạo ra và duy trì trật tự
cho lưu thông dân sự, hoạt động thương mại. Pháp luật hợp đồng chỉ có thể hoàn
chỉnh, thực sự tốt khi và chỉ khi chúng được xây dựng trên cơ sở đáp ứng một số
yêu cầu nhất định.
Tài liệu tham khảo
 Bộ Luật dân sự Việt Nam năm 2005
 Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà
xuất bản Công an nhân dân, năm 2015
 Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật, Trường Đại học Luật Hà
Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2008
 Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Đổ Văn Đại,
Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, năm 2009
18
Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com)
lOMoARcPSD|11265908

More Related Content

Similar to tieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdf

lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...
lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...
lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...nguyehieu1
 
Đề tài: Hợp đồng kinh tế và các phương pháp giải quyết tranh chấp từ hợp đồng...
Đề tài: Hợp đồng kinh tế và các phương pháp giải quyết tranh chấp từ hợp đồng...Đề tài: Hợp đồng kinh tế và các phương pháp giải quyết tranh chấp từ hợp đồng...
Đề tài: Hợp đồng kinh tế và các phương pháp giải quyết tranh chấp từ hợp đồng...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
202111392859 14192 đã chuyển đổi
202111392859 14192 đã chuyển đổi202111392859 14192 đã chuyển đổi
202111392859 14192 đã chuyển đổiMarco Reus Le
 
Giaodichdansu hopdongdansu
Giaodichdansu hopdongdansuGiaodichdansu hopdongdansu
Giaodichdansu hopdongdansuNgọc Ngố
 
Công chứng các hợp đồng về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và công chứng...
Công chứng các hợp đồng về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và công chứng...Công chứng các hợp đồng về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và công chứng...
Công chứng các hợp đồng về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và công chứng...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.pptx
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.pptxĐiều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.pptx
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.pptxKatherineo7
 

Similar to tieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdf (20)

lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...
lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...
lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...
 
Những điểm cần lưu ý khi chuẩn bị soạn thảo hợp đồng
Những điểm cần lưu ý khi chuẩn bị soạn thảo hợp đồngNhững điểm cần lưu ý khi chuẩn bị soạn thảo hợp đồng
Những điểm cần lưu ý khi chuẩn bị soạn thảo hợp đồng
 
Đề tài: Hợp đồng kinh tế và các phương pháp giải quyết tranh chấp từ hợp đồng...
Đề tài: Hợp đồng kinh tế và các phương pháp giải quyết tranh chấp từ hợp đồng...Đề tài: Hợp đồng kinh tế và các phương pháp giải quyết tranh chấp từ hợp đồng...
Đề tài: Hợp đồng kinh tế và các phương pháp giải quyết tranh chấp từ hợp đồng...
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docx
 
Pháp luật chuyên sâu về các loại hợp đồng - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Pháp luật chuyên sâu về các loại hợp đồng - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149Pháp luật chuyên sâu về các loại hợp đồng - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Pháp luật chuyên sâu về các loại hợp đồng - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
202111392859 14192 đã chuyển đổi
202111392859 14192 đã chuyển đổi202111392859 14192 đã chuyển đổi
202111392859 14192 đã chuyển đổi
 
Giaodichdansu hopdongdansu
Giaodichdansu hopdongdansuGiaodichdansu hopdongdansu
Giaodichdansu hopdongdansu
 
Công chứng các hợp đồng về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và công chứng...
Công chứng các hợp đồng về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và công chứng...Công chứng các hợp đồng về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và công chứng...
Công chứng các hợp đồng về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và công chứng...
 
Cơ sở lý luận về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự.docx
Cơ sở lý luận về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự.docxCơ sở lý luận về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự.docx
Cơ sở lý luận về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docx
 
Bai doc 2.
Bai doc 2.Bai doc 2.
Bai doc 2.
 
Các lưu ý khi soạn thảo điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng
Các lưu ý khi soạn thảo điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồngCác lưu ý khi soạn thảo điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng
Các lưu ý khi soạn thảo điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng
 
Các Loại Giao Dịch Dân Sự
Các Loại Giao Dịch Dân SựCác Loại Giao Dịch Dân Sự
Các Loại Giao Dịch Dân Sự
 
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.pptx
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.pptxĐiều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.pptx
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.pptx
 
Luận Văn Thạc Sĩ Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Vay Tiền Theo Pháp Luật Tố...
Luận Văn Thạc Sĩ Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Vay Tiền Theo Pháp Luật Tố...Luận Văn Thạc Sĩ Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Vay Tiền Theo Pháp Luật Tố...
Luận Văn Thạc Sĩ Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Vay Tiền Theo Pháp Luật Tố...
 
BÀI MẪU khóa luận hợp đồng vô hiệu, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận hợp đồng vô hiệu, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU khóa luận hợp đồng vô hiệu, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận hợp đồng vô hiệu, HAY, 9 ĐIỂM
 
Cơ sở lý luận chung về hợp đồng lao động, hợp đồng lao động là gì?
Cơ sở lý luận chung về hợp đồng lao động, hợp đồng lao động là gì?Cơ sở lý luận chung về hợp đồng lao động, hợp đồng lao động là gì?
Cơ sở lý luận chung về hợp đồng lao động, hợp đồng lao động là gì?
 
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam.Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam.
 
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam.Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam.
 
Khoá Luận Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Hợp Đồng Quy Định Pháp Luật.
Khoá Luận Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Hợp Đồng Quy Định Pháp Luật.Khoá Luận Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Hợp Đồng Quy Định Pháp Luật.
Khoá Luận Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Hợp Đồng Quy Định Pháp Luật.
 

tieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdf

  • 1. Tiểu-luận-Luật-Dân-Sự.Chế-định-hợp-đồng-trong-pháp-luật-d ân-sự - Copy Business and TechnologY (Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) Scan to open on Studocu Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university Tiểu-luận-Luật-Dân-Sự.Chế-định-hợp-đồng-trong-pháp-luật-d ân-sự - Copy Business and TechnologY (Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) Scan to open on Studocu Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com) lOMoARcPSD|11265908
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI KHOA LUẬT KINH TẾ …… TIỂU LUẬN LUẬT KINH TẾ 1 Đềề tài 09: Tìm hiểu về Chế định hợp đồng trong pháp luật dân sự Giảng viên hướng dẫn : Phùng Thị Tuyết Trinh Sinh viên thực hiện : Hoàng Thanh Tùng Mã sinh viên : 2520220667 Lớp : DL25.10 Hà Nội – 2021 1 Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com) lOMoARcPSD|11265908
  • 3. LỜI NÓI ĐẦU Trong pháp luật của các nước phát triển phương Tây (còn gọi là các nước tư sản), chế định hợp đồng được coi là một chế định hoàn thiện và ít mang dấu ấn chính trị nhất. Trong chế định này, tự do hợp đồng được khẳng định như một nguyên tắc chủ yếu trong các giao dịch dân sự, thương mại, toàn bộ chế định hợp đồng được xây dựng trên nền tảng của tự do, bình đẳng. Có thể nói đó là chế định pháp luật có tính nhất thể hóa cao trong pháp luật tư sản. Trong hệ thống pháp luật của các nước Xã hội chủ nghĩa, chế định hợp đồng cũng là một chế định cơ bản bên cạnh các chế định quyền sở hữu, quyền thừa kế…. Ở Việt Nam, các bộ cổ luật đã từng tồn tại trước đây như Luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long không có quy định riêng về hợp đồng dân sự mặc dù trong thực tế hình thành rất nhiều quan hệ hợp đồng giữa các chủ thể với nhau. Qua quá trình phát triển, cùng với sự phát triển của pháp luật dân sự nói chung, chế định về hợp đồng dân sự ngày càng được xem là một chế định có vai trò trung tâm, cơ bản trong pháp luật dân sự. 2 Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com) lOMoARcPSD|11265908
  • 4. NỘI DUNG 1. Những vấn đề chung về hợp đồng Khái niệm về hợp đồng dân sự cần phải được xem xét ở nhiều phương diện khác nhau. Theo phương diện khách quan thì hợp đồng dân sự là do các quy phạm pháp luật của Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình dịch chuyển các lợi ích vật chất giữa các chủ thể với nhau. Yêu cầu của quá trình tiến hành tố tụng trong việc giải quyết các tranh chấp từ hợp đồng, đòi hỏi cần phải có sự phân biệt rạch ròi giữa một hợp đồng thương mại với một hợp đồng dân sự. Có thể nói rằng, hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự như một cặp song sinh. Vì vậy, trong thực tế có rất nhiều hợp đồng không thể phân biệt được là hợp đồng thương mại hay hợp đồng dân sự. Để có thể phân biệt được hai loại hợp đồng này phải xác định được cụ thể mục đích của từng loại hợp đồng. Nếu các bên chủ thể (hoặc ít nhất có một bên) tham gia hợp đồng với mục đích thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng thì hợp đồng đó được xác định là hợp đồng dân sự. Vì vậy, chỉ được coi là hợp đồng thương mại khi các bên chủ thể tham gia đều nhằm mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, mục đích tham gia cũng chỉ là một cơ sở mang tính tương đối trong việc phân biệt giữa hai loại hợp đồng vì rằng có những hợp đồng cả hai bên đều mang mục đích kinh doanh nhưng không thể coi đó là hợp đồng thương mại được nếu có một bên chủ thể là cá nhân không có đăng ký kinh doanh. 2. Hình thức và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng 2.1. Hình thức của hợp đồng. Những điều khoản mà các bên đã cam kết thỏa thuận phải được thể hiện ra bên ngoài bằng một hình thức nhất định. Hay nói cách khác, hình thức của hợp đồng là phương tiện để ghi nhận nội dung mà các chủ thể đã xác định. Tùy thuộc vào nội 3 Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com) lOMoARcPSD|11265908
  • 5. dung, tính chất của từng hợp đồng cũng như tùy thuộc vào độ tin tưởng lẫn nhau mà các bên có thể thỏa thuận lựa chọn một hình thức nhất định trong việc giao kết hợp đồng cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Điều 119 BLDS năm 2015 thì hình thức của hợp đồng (cũng là hình thức của giao dịch dân sự) bao gồm: (i) Hình thức miệng (bằng lời nói); (ii) Hình thức viết (bằng văn bản); (iii) Hình thức có công chứng, chứng thực, đăng ký. 2.2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng Khi hợp đồng đã có hiệu lực, các bên phải thực hiện các nghĩa vụ dân sự đã được xác định từ hợp đồng đó. Trên cơ sở của hình thức đã giao kết mà hiệu lực của hợp đồng được xác định theo từng thời điểm khác nhau. Về nguyên tắc, hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Tuy nhiên, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng còn được xác định theo sự thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Vì vậy, hợp đồng được coi là có hiệu lực vào một trong các thời điểm sau: (i) Hợp đồng có hiệu lực tại thời điểm các bên đã trực tiếp thỏa thuận với nhau về những nội dung chủ yếu của hợp đồng; (ii) Hợp đồng bằng văn bản thường, có hiệu lực tại thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hợp đồng; (iii) Hợp đồng bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký có hiệu lực tại thời điểm văn bản hợp đồng được công chứng, chứng thực, đăng ký; (iv) Hợp đồng còn có thể có hiệu lực sau các thời điểm nói trên nếu các bên đã tự thỏa thuận để xác định hoặc trong trường hợp mà pháp luật đã quy định cụ thể. Ví dụ: hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực tại thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản (Điều 458 BLDS năm 2015). 3. Nội dung của hợp đồng Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các điều khoản mà các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận. Các điều khoản đó xác định những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên trong hợp đồng. 4 Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com) lOMoARcPSD|11265908
  • 6. Điều 398 BLDS năm 2015 quy định: “1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng; 2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau: a. Đối tượng của hợp đồng; b. Số lượng, chất lượng; c. Giá, phương thức thanh toán; d. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; đ. Quyền, nghĩa vụ của các bên; e. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; g. Phương thức giải quyết tranh chấp”. Nội dung của hợp đồng được hiểu là tổng hợp các điều khoản trong hợp đồng do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Về mặt khoa học pháp lý, các điều khoản trong hợp đồng được chia thành ba loại là điều khoản cơ bản, điều khoản thông thường và điều khoản tùy nghi. Thứ nhất, điều khoản cơ bản: Là các điều khoản xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng. Đó là những điều khoản không thể thiếu được đối với từng loại hợp đồng. Nếu không thỏa thuận được những điều khoản đó thì hợp đồng không thể giao kết được. Điều khoản cơ bản có thể do tính chất của từng hợp đồng quyết định hoặc do pháp luật quy định. Tùy theo tính chất của từng loại hợp đồng mà điều khoản cơ bản có thể là đối tượng, giá cả… Thứ hai, điều khoản thông thường: Là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng, các bên không thỏa thuận những điều khoản này thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thỏa thuận và được thực hiện như pháp luật đã quy định. Khi có tranh chấp, sẽ căn cứ vào những quy định của pháp luật để giải quyết. Khác với điều khỏa cơ bản, các điều khoản thông thường không làm ảnh hưởng tới quá trình giao kết hợp đồng. Thứ ba, điều khoản tùy nghi: Là những điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng tự ý lựa chọn và thỏa thuận với nhau để xác định quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên. Thông qua điều khoản tùy nghi, các bên có nghĩa vụ được phép lựa 5 Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com) lOMoARcPSD|11265908
  • 7. chọn một trong những cách thức nhất định để thực hiện hợp đồng sao cho thuận lợi mà vẫn bảo đảm được quyền yêu cầu của bên kia. 4. Giao kết và thực hiện hợp đồng Giao kết hợp đồng là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau theo những nguyên tắc và trình tự nhất định để qua đó xác lập với nhau các quyền, nghĩa vụ dân sự. 4.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng Khi giao kết hợp đồng, các chủ thể phải tuân theo nguyên tắc chung được quy định tại Điều 3 BLDS năm 2015: (i) Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; (ii) Các bên tự nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp đồng. Như vậy, nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể thỏa mãn được các nhu cầu về đời sống vật chất cũng như tinh thần, BLDS cho phép mọi chủ thể được quyền “tự do giao kết hợp đồng”. Theo nguyên tắc này, mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ tư cách chủ thể đều có quyền tham gia giao kết bất kỳ hợp đồng nào nếu họ muốn mà không ai có quyền ngăn cản. Bằng ý chí tự do của mình, các chủ thể có quyền giao kết những hợp đồng dân sự đã được pháp luật quy định cụ thể cũng như những hợp đồng dân sự khác dù rằng pháp luật chưa quy định. Tuy nhiên, sự tự do ý chí đó phải nằm trong một khuôn khổ nhất định. Bên cạnh việc chú ý đến quyền lợi của mình, các chủ thể phải hướng tới việc bảo đảm quyền lợi của những người khác cũng như lợi ích của toàn xã hội. Vì vậy, tự do của mỗi chủ thể phải không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, hợp đồng là sự thỏa thuận thống nhất ý chí của các chủ thể tham gia. Vì thế, muốn xem xét có tự nguyện trong giao kết hợp đồng hay không, cần phải dựa vào sự thống nhất biện chứng giữa hai phạm trù: Ý chí và sự bày tỏ ý chí. Ý 6 Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com) lOMoARcPSD|11265908
  • 8. chí tự nguyện chính là sự thống nhất giữa ý muốn chủ quan bên trong và sự bày tỏ ý chí đó ra bên ngoài. Vì vậy, để xác định một hợp đồng dân sự có tuân theo nguyên tắc tự nguyện hay không cần phải dựa vào sự thống nhất ý chí của người giao kết hợp đồng và sự thể hiện ý chí đó trong nội dung của hợp đồng mà người đó đã giao kết. Chỉ khi nào hợp đồng là hình thức phản ánh một cách khách quan, trung thực những mong muốn bên trong của các giao kết thì việc giao kết đó mới được coi là tự nguyện. Như vậy, tất cả các hợp đồng được giao kết do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối hoặc đe dọa đều là những hợp đồng không đáp ứng được nguyên tắc tự nguyện khi giao kết. Vì thế, nó sẽ bị coi là vô hiệu.” 4.2. Trình tự giao kết hợp đồng Trình tự giao kết hợp đồng là quá trình mà trong đó các bên chủ thể bày tỏ ý chí với nhau bằng cách trao đổi ý kiến để đi đến thỏa thuận trong việc cùng nhau làm xác lập những quyền và nghĩa vụ dân sự đối với nhau. Thực chất đó là quá trình mà hai bên “mặc cả” về những điều khoản trong nội dung của hợp đồng. Qúa trình đó diễn ra qua hai giai đoạn sau: Một là, đề nghị giao kết hợp đồng: Khi một người muốn thiết lập một hợp đồng thì ý muốn đó phải thể hiện ra bên ngoài thông qua một hành vi nhất định, như vậy thì phía đối tác mới có thể nhận biết được ý muốn của họ và từ đó mới có thể đi đến việc giao kết hợp đồng. Để người mà mình muốn giao kết hợp đồng với họ có thể hình dung được hợp đồng đó như thế nào, người đề nghị phải đưa ra những điều khoản của hợp đồng một cách cụ thể và rõ ràng. Việc đề nghị giao kết hợp đồng được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, có thể là trực tiếp hoặc thông qua việc chuyển công văn, giấy tờ qua đường bưu điện. 7 Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com) lOMoARcPSD|11265908
  • 9. Để bảo đảm quyền lợi cho người đề nghị, Điều 386 BLDS năm 2015 đã quy định: “Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh”. Như vậy, lời đề nghị mặc dù chưa phải là một hợp đồng nhưng ít nhiều đã có tính chất ràng buộc đối với người đề nghị. Tuy nhiên, bên đề nghị vẫn có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị trong trường hợp: (i) Bên được đề nghị chưa nhận được đề nghị; (ii) Bên đề nghị có nêu rõ điều kiện được thay đổi hoặc rút lại đề nghị và điều kiện đó đã đến. Hai là, thông tin giao kết hợp đồng: Theo quy định tại Điều 387 BLDS 2015, đối với trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết. Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác. Bên vi phạm quy định trên mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Đây là điều hoàn toàn mới, nhằm quản lý chặt chẽ thông tin trong quá trình giao kết hợp đồng và là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Ba là, thời điểm giao kết hợp đồng: Tại Khoản 1 điều 388 trong BLDS 2015 có quy định: Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau: Do bên đề nghị ấn định. Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Ở đây, BLDS năm 2015 đã bổ sung thêm chế định loại trừ “Trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”, phù hợp với thực tiễn áp 8 Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com) lOMoARcPSD|11265908
  • 10. dụng ở nước ta. Và quy định như vậy là để tránh mâu thuẫn giữa các đạo luật khác, đồng thời ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành. Bốn là, im lặng trong quá trình giao kết hợp đồng: Theo quy định tại Điều 393 của BLDS 2015, sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên. Đây là quy định làm rõ hơn trường hợp nào thì im lặng được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và trường hợp im lặng nào thi không. Với việc bổ sung nội dung này đã hạn chế những tranh chấp phát sinh từ sự im lặng. Theo Điều 400 trong BLDS 2015, trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản. Quy định này đã bổ sung thời điểm giao kết hợp đồng bằng hình thức chấp nhận khác. Và quy định như vậy sẽ rõ ràng, dễ vận dụng và hạn chế xảy ra tranh chấp từ chế định “sự im lặng” khi giao kết. Đồng thời, phù hợp thực tiễn áp dụng với việc bổ sung thêm quy định những hình thức khác được thể hiện trên văn bản. Năm là, chấp nhận giao kết hợp đồng: Là việc bên được đề nghị nhận lời đề nghị và đồng ý tiến hành việc giao kết hợp đồng với người đã đề nghị. Về nguyên tắc, bên được đề nghị phải trả lời ngay về việc có chấp nhận giao kết hợp đồng hay không. Trong những trường hợp, cần phải có thời gian để bên được đề nghị cân nhắc, suy nghĩ mà các bên đã ấn định thời hạn trả lời thì bên được đề nghị phải trả lời trong thời hạn đó. Nếu sau thời hạn nói trên, bên được đề nghị mới trả lời về việc chấp nhận giao kết hợp đồng thì lời chấp nhận đó được coi như một lời đề nghị mới của bên chấp nhận trả lời; Nếu việc trả lời được chuyển qua bưu điện thì 9 Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com) lOMoARcPSD|11265908
  • 11. ngày gửi đi theo dấu của bưu điện được coi là thời điểm trả lời. Căn cứ vào thời điểm đó để bên đã đề nghị xác định việc trả lời có chậm hay không so với thời hạn ấn định. Người được đề nghị có thể chấp nhận toàn bộ nội dung đề nghị, cũng có thể chấp nhận một phần trong nội dung đó hoặc có thể chỉ chấp nhận việc giao kết hợp đồng nhưng không đồng ý với nội dung mà bên đề nghị đã đưa ra. Nghĩa là trong những trường hợp này, người được đề nghị muốn sửa đổi hoặc thay đổi nội dung mà người đề nghị đã đưa ra. Vì vậy, họ sẽ trở thành người đề nghị mới và người đã đề nghị trước đó lại trở thành người được đề nghị. Sự hoán vị này có thể xảy ra nhiều lần cho đến khi nào các bên thống nhất thỏa thuận được với nhau toàn bộ nội dung của hợp đồng thì sẽ đi đến chính thức giao kết hợp đồng. Sáu là,chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng: Theo Điều 391 trong BLDS 2015, thì việc đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây: Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng; Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận; Hết thời hạn trả lời chấp nhận; Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực; Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực; Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời. Như vậy, ở chế định này đã bổ bổ sung thêm trường hợp: Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng. Và việc bổ sung quy định này vừa đúng về mặt lý luận và phù hợp với thực tiễn áp dụng. 4.3.Thực hiện hợp đồng Khi thực hiện hợp đồng dân sự, các bên tham gia hợp đồng phải thực hiện đúng, đầy đủ các điều khoản về đối tượng, địa điểm, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác mà nội dung của hợp đồng đã xác định. Ngoài ra, việc thực hiện hợp 10 Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com) lOMoARcPSD|11265908
  • 12. đồng còn phải tuân theo những cách thức mà pháp luật đã quy định đối với từng loại hợp đồng cụ thể: + Đối với hợp đồng đơn vụ (Điều 409 BLDS năm 2015) thì bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đó đúng thời hạn đã thỏa thuận. Việc thực hiện trước hoặc sau thời hạn mà không được sự đồng ý của người có quyền sẽ bị coi là vi phạm hợp đồng. + Đối với hợp đồng song vụ (Điều 410 BLDS năm 2015) thì trong hợp đồng song vụ, mỗi bên đêu phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến thời hạn. Các bên đều không được lấy lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình mà hoãn việc thực hiện nghĩa vụ (trừ trường hợp việc không thể thực hiện được nghĩa vụ). Nếu trong hợp đồng song vụ không xác định bên nào phải thực hiện nghĩa vụ trước thì cùng một lúc, các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau. Bên cạnh đó, để bảo đảm tính công bằng và quyền lợi của các bên trong hợp đồng, pháp luật còn quy định cho phải thực hiện nghĩa vụ đó nếu tài sản của bên kia giảm sút nghiêm trọng đến mức không có khả năng để thực hiện hợp đồng. Khi nào bên kia khôi phục được khả năng để có thể thực hiện hợp đồng hoặc đã có người bảo lãnh thì người phải thực hiện nghĩa vụ trước tiếp tục thực hiện hợp đồng. + Đối với hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đó trước người thứ ba khi đến hạn. Bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Nếu giữa các bên tham gia hợp đồng đang có tranh chấp về việc thực hiện thì người thứ ba phải tạm dừng quyền yêu cầu cho đến khi tranh chấp được giải quyết. + Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản (Điều 420 BLDS năm 2015), trong trường hợp này, khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý. Nếu 11 Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com) lOMoARcPSD|11265908
  • 13. các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý thì một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định; sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi; Trong thời gian các bên đang đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng hoặc Tòa án đang giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Chỉ được coi là có hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau: (i) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra khi giao kết hợp đồng; (ii) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh; (iii) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác; (iv) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên; (v) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích. 5. Sửa đổi và chấm dứt hợp đồng 5.1. Sửa đổi hợp đồng Sửa đổi hợp đồng là việc các bên đã tham gia giao kết hợp đồng bằng ý chí tự nguyện của mình thỏa thuận với nhau để phủ nhận (làm thay đổi) một số điều khoản trong nội dung hợp đồng đã giao kết. Việc sửa đổi hợp đồng dựa trên những đặc điểm sau: (i) Sửa đổi hợp đồng xuất phát từ sự thỏa thuận của các bên chủ thể, 12 Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com) lOMoARcPSD|11265908
  • 14. khi các bên chủ thể không thỏa thuận thì việc sửa đổi hợp đồng không có giá trị; (ii) Việc sửa đổi hợp đồng chỉ được thừa nhận khi hợp đồng đã có hiệu lực, nếu thực hiện việc sửa đổi trước thời gian hợp đồng có hiệu lực thì được coi là sự thay đổi trong quá trình thương lượng, thỏa thuận giữa các bên để hình thành nội dung của hợp đồng; (iii) Việc sửa đổi chỉ có thể làm thay đổi một phần nội dung của hợp đồng, không làm thay đổi toàn bộ hợp đồng, vì nếu thay đổi toàn bộ nội dung của hợp đồng thì đó là thay thế một bản hợp đồng mới cho bản hợp đồng đang tồn tại; (iv) Nội dung hợp đồng sửa đổi sẽ có hiệu lực pháp luật, thay thế nội dung phần hợp đồng cũ. Các bên thỏa thuận sửa đổi hợp đồng và hợp đồng có thể thay đổi theo quy định tại Điều 420 BLDS năm 2015 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Như vậy, việc sửa đổi hợp đồng dựa trên sự thỏa thuận của các bên mà không bị chi phối bởi các yếu tố pháp lý khác là chưa đầy đủ. BLDS năm 2005 ghi nhận việc sửa đổi hợp đồng không được thực hiện đối với những trường hợp pháp luật có quy định khác. Chẳng hạn như: Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng trừ trường hợp người thứ ba đồng ý (Điều 417)… 5.2. Chấm dứt hợp đồng Nằm trong quy luật vân động của các sự vật và hiện tượng nói chung, hợp đồng dân sự cũng trải qua các giai đoạn phát sinh, phát triển và chấm dứt. Tuy nhiên, khác với các sự vật, hiện tượng khác, hợp đồng dân sự bao giờ cùng được phát sinh từ những hành vi có ý thức của các chủ thể. Vì vậy, các sự kiện làm chấm dứt một hợp đồng dân sự không phải là các sự biến sinh ra do sự vận động của tự nhiên mà đó là những sự kiện được xuất hiện từ hành vi có ý thức của các chủ thể hoặc do 13 Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com) lOMoARcPSD|11265908
  • 15. pháp luật quy định. Căn cứ chấm dứt hợp đồng dân sự cũng là căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự. Theo Điều 422 BLDS năm 2015 thì hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau: Một là, khi hợp đồng hoàn thành. Là khi các bên chủ thể trong hợp đồng đã thực hiện xong nội dung các nghĩa vụ được ghi nhận trong hợp đồng. Việc hoàn thành nghĩa vụ được hiểu trong hai trường hợp: (i) Khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ hoặc (ii) Bên có nghĩa vụ đã thực hiện được một phần nghĩa vụ, phần còn lại được bên có quyền miễn. Ví dụ: A và B giao kết hợp đồng mua bán gia súc là bò, giá bò được thỏa thuận là 30.000.000đ. A đã giao bò cho B; B đã trả cho A 25.000.000đ, còn lại 5.000.000đ thì A miễn cho B không phải trả. Trường hợp này, nghĩa vụ của người bán và người mua đã hoàn thành nên hợp đồng mua bán châm dứt. Hai là, hợp đồng chấm dứt theo thỏa thuận của các bên. Là trường hợp hợp đồng chấm dứt khi các quyền và nghĩa vụ chưa được thực hiện hoặc thực hiện xong nhưng hợp đồng vẫn chấm dứt theo sự bàn bạc, thống nhất của các bên chủ thể. Ba là, cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc các chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác đó thực hiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu việc thực hiện nội dung của hợp đồng không thể chuyển giao sang cho cá nhân, pháp nhân khác thì hợp đồng đó cũng phải chấm dứt; (ii) Hợp đồng sẽ chấm dứt nếu hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện. Đây là trường hợp hợp đồng không thể chuyển giao sang cho chủ thể khác thực hiện được, đó có thể là những hợp đồng mà bên có quyền yêu cầu chính cá nhân, pháp nhân mang nghĩa vụ phải thực hiện hoặc do tính chất của hợp đồng mà không thể chuyển giao sang cho chủ thể khác. Ví dụ: Hợp đồng 14 Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com) lOMoARcPSD|11265908
  • 16. liên quan đến bí mật của bên có quyền, liên quan đến khả năng thực hiện của bên có nghĩa vụ… Bốn là, hợp đồng chấm dứt khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Ngoài việc hợp đồng được chấm dứt theo các căn cứ quy định tại Điều 423 BLDS năm 2015 thì hợp đồng còn chấm dứt khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Khi có một bên vi phạm hợp đồng thì bên kia có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 428 BLDS. Khi đơn phương đình chỉ hợp đồng thì phần hợp đồng chưa thực hiện sẽ chấm dứt, nghĩa là hợp đồng được coi là chấm dứt kể từ thời điểm bên vi phạm nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng từ bên vi phạm. Khi hợp đồng bị chấm dứt, bên có nghĩa vụ không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình nhưng các bên phải thanh toán phần hợp đồng đã được thực hiện. Năm là, hợp đồng chấm dứt khi một bên hủy bỏ hợp đồng. Nhằm nâng cao tính kỷ luật, sự nghiêm túc trong việc thực hiện hợp đồng, pháp luật cho phép các bên trong hợp đồng được thỏa thuận về việc một bên có quyền hủy hợp đồng nếu bên kia vi phạm hợp đồng. Vì vậy, trong những trường hợp đó thì bên vi phạm hợp đồng có quyền đơn phương hủy hợp đồng và yêu cầu bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại. Khi một bên hủy hợp đồng thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền. Sáu là, hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thể thỏa thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại. Tức là trong những trường hợp mà đối tượng của hợp đồng là một vật đặc định hoặc đơn chiếc mà do bị mất hoặc bị tiêu hủy hay các lý do khác nên vật đó không 15 Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com) lOMoARcPSD|11265908
  • 17. còn thì hợp đồng đó đương nhiên được coi là chấm dứt vào thời điểm vật là đối tượng của hợp đồng không còn. Tuy nhiên thì các bên có thể thỏa thuận vẫn duy trì hợp đồng đó bằng cách thay thế vật khồng còn bằng một vật khác. 6. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng Điều 429 BLDS năm 2015 quy định: “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”. Như vậy, thời hiệu khởi kiện được hiểu là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì coi như mất quyền khởi kiện. Tùy theo từng quan hệ pháp luật phát sinh tranh chấp mà pháp luật có quy định riêng về thời hiệu khởi kiện hoặc không áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện như đối với các yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân, yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu… Đối với các tranh chấp về hợp đồng thì pháp luật quy định về thời hiệu là 3 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. So với quy định trước đây tại Điều 427 BLDS năm 2005 thì BLDS năm 2015 đã có sự điều chỉnh cơ bản về thời hiệu khởi kiện, theo đó, thời hiệu khởi kiện này được tăng lên 3 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trong khi đó BLDS năm 2005 quy định thời hiệu khởi kiện là 2 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích của chủ thể trong hợp đồng bị xâm phạm. Kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực thì bên có quyền lợi bị xâm phạm biết hoặc phải biết hành vi vi phạm các điều khoản của hợp đồng và thời điểm biết hoặc phải biết là ngày bên có nghĩa vụ phải thực hiện mà không thực hiện nghĩa vụ hoặc có thực hiện nhưng thực hiện không đúng nghĩ vụ hoặc gây thiệt hại; Trường hợp đã 16 Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com) lOMoARcPSD|11265908
  • 18. hết thời hạn thực hiện hợp đồng nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu là ngày hợp đồng hết thời hạn thực hiện. Bên cạnh đó, “ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm” có thể không phụ thuộc vào thời điểm kết thúc hợp đồng mà được diễn ra sau thời điểm đó, bởi lúc đó, bên có quyền yêu cầu mới biết được lợi ích của mình bị xâm phạm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như vậy, việc chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền yêu cầu bị xâm phạm là rất khó khăn do yếu tố thời gian cũng như xác định trách nhiệm lỗi của bên vi phạm khi hợp đồng đã chấm dứt. 17 Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com) lOMoARcPSD|11265908
  • 19. KẾT LUẬN Hợp đồng dân sự có vai trò rất quan trọng đối trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay:Tạo hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể tham gia hợp đồng.Là cơ sở để giải quyết các tranh chấp xảy ra. Đảm bảo cho việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đảm bảo sự ổn định các quan hệ sở hữu tài sản. Khi một hoặc các bên vi phạm thì hợp đồng dân sự vô hiệu, bên vi phạm phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi cho chính họ, ví dụ: bị phạt cọc... Việc quy định này có ý nghĩa khắc phục những thiệt hại cho bên vi phạm, đồng thời còn tạo nên sự công bằng xã hội, tạo sự ổn định trong giao lưu tài sản, góp phần ổn định trong quan hệ sở hữu tài sản… Chính vì vậy việc xây dựng pháp luật cho hợp đồng cần phải được quan tâm thích đáng bởi lẽ hệ thống pháp luật hợp đồng tốt, hoàn thiện sẽ tạo ra và duy trì trật tự cho lưu thông dân sự, hoạt động thương mại. Pháp luật hợp đồng chỉ có thể hoàn chỉnh, thực sự tốt khi và chỉ khi chúng được xây dựng trên cơ sở đáp ứng một số yêu cầu nhất định. Tài liệu tham khảo  Bộ Luật dân sự Việt Nam năm 2005  Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2015  Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2008  Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Đổ Văn Đại, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, năm 2009 18 Downloaded by Loan Nguy?n (nguyenloan05122003@gmail.com) lOMoARcPSD|11265908