SlideShare a Scribd company logo
1 of 87
Download to read offline
Những Cột Mốc trên Đường Đạo
Tài liệu tham khảo
2
▪ Từ Bethlehem đến Calvary, Alice Bailey
▪ Điểm Đạo trong Nhân Loại và Thái Dương Hệ, Alice Bailey
▪ Thầy Michael D. Robbins bình giảng cuốn “Điểm Đạo trong Nhân Loại và Thái Dương Hệ”:
https://www.minhtrietmoi.org/WPress/diem-dao-trong-nhan-loai-va-thai-duong-he
▪ Bài giảng “Hành trình của Linh Hồn”, Thầy David Hopper
▪ Tiểu luận Thái Dương Thiên Thần và Hoa Sen Chân Ngã, Thầy Lâm Văn Kiệt
▪ Bài thuyết trình về Ba Thập Giá – Chị Jade Hằng
▪ Điểm Đạo là chủ đề cơ bản và trọng tâm
trong Triết Học Nội Môn (Esoteric
Philosophy), những Cột Mốc trên con
đường đi đến giác ngộ.
▪ Tầm quan trọng của việc hiểu về Đường
Đạo như một hành trình tăng tiến tuần
tự từng bước.
▪ Giác Ngộ (Enlightenment) mang tính
tăng tiến tuần tự (tiệm ngộ), quá trình
đồng nhất ngày càng nhiều hơn với ánh
sáng của linh hồn.
3
Thánh Đạo - Con Đường đến Giác Ngộ, Giải Thoát
▪ Tuy vậy, công việc vừa tăng tiến từng bước,
vừa mang tính đồng thời. Ví dụ: Cuộc điểm
đạo 1 nhấn mạnh vào việc làm chủ khía
cạnh thể xác của phàm ngã, nhưng đồng
thời cũng thanh luyện thể cảm dục và thể
trí.
➢ Lý do tại sao mất nhiều kiếp sống để đạt tới
điểm đạo 1, trong khi các cuộc điểm đạo kế
tiếp sẽ diễn ra nhanh chóng hơn (chỉ vài
kiếp sống, hoặc trong một số trường hợp
đặc biệt, chỉ trong 1 kiếp sống) nhờ công
việc chuyển hóa cần thiết đã được thực hiện
phần nào. 4
Thánh Đạo - Con Đường đến Giác Ngộ, Giải Thoát
Thánh Đạo - Con Đường đến Giác Ngộ, Giải Thoát
▪ Sự tiến bộ trên Đường Đạo luôn kéo theo sự thanh luyện của thể trí, tình
cảm và các ham muốn hồng trần để ánh sáng của linh hồn có thể tỏa
chiếu qua phàm ngã ngày càng ít bị cản trở hơn.
▪ (A paradoxical process) Chúng ta phải soi sáng những góc tối của phàm
ngã để trải nghiệm ánh sáng của linh hồn rõ ràng hơn. Soi sáng phàm
ngã là mời gọi ánh sáng của chân ngã (linh hồn) vào đời sống.
▪ Cấp bậc điểm đạo được đo lường bởi mức độ ánh sáng linh hồn biểu
đạt qua phàm ngã. Trong khi linh hồn trên đường đạo luôn biểu lộ qua
ba thể của phàm ngã, vận cụ nào nó tập trung chuyển hóa nhiều hơn
biểu thị cuộc điểm đạo mà linh hồn đang hướng tới.
5
Nguyên Lý Phân Cấp (Principle of Hierarchy)
▪ Quy Luật chi phối sự tiến hóa trong tự nhiên (trong một giới và giữa các
giới) và vũ trụ.
▪ Dù đây là nguyên lý phổ quát, nó không phủ nhận Nguyên Lý Bình
Đẳng (Principle of Equality).
▪ Vạn vật đều phải được xem xét từ hai góc độ: sự sống (life) và tâm thức
(consciousness).
➢ Từ góc độ sự sống, tất cả đều hoàn toàn bình đẳng trong vũ trụ. Tất cả
đều là những tế bào trong cơ thể của Sự Sống Duy Nhất (One Life). Mối
quan tâm ngày càng tăng của nhân loại về bình đẳng xã hội và bảo vệ
môi trường thể hiện sự thật này.
➢ Từ góc độ tâm thức, sẽ và không thể tránh khỏi có sự phân cấp.
6
Nguyên Lý Phân Cấp (Principle of Hierarchy)
▪ Tiến hóa tinh thần là tiến hóa tâm thức chứ
không phải sự sống. Bởi sự sống vốn luôn hiện
hữu trong khi tâm thức phải trở thành (Life is,
while consciousness must become).
▪ Ngoài yếu tố về nuôi dưỡng, giáo dục thời thơ
ấu và môi trường lớn lên, còn có khác biệt nội
tại trong sự phát triển tâm thức của mỗi
người: bởi lịch sử các kiếp lâm phàm khác
nhau, tốc độ và cách thức khai mở tâm thức
khác nhau…
▪ Cho dù ta đứng ở đâu trên chiếc thang tiến hóa,
luôn luôn sẽ có những vị tiến hóa hơn ta và
những người khác kém phát triển hơn ta. 7
Khoáng Vật
Mineral
Tinh Thần
Spiritual
Thực Vật
Vegetable
Động Vật
Animal
Con Người
Human
Sự tiến hóa của tâm thức
Evolution of Consciousness
Tâm thức trì trệ
Inert consciousness
Tâm thức hữu tình
Sentient consciousness
Tâm thức bản năng
Instinctual consciousness
Tự ngã thức
Self- consciousness
Tâm thức nhóm
Group consciousness
Đồng nhất với
phương diện
HÌNH TƯỚNG
Identified
with FORM aspect
Đồng nhất với
phương diện
SỰ SỐNG
Identified
with LIFE aspect
Biệt lập ngã tính
Individualization
Điểm đạo
Initiation
Trận chiến
Battlefield
Nguồn: Tài liệu môn Spiritual Ecology QU 330, trường nội môn Morya Federation
9
Các giai đoạn
trên Đường Đạo
Điểm Đạo – Tiến nhập vào cõi giới mới
▪ Điểm đạo biểu thị bước vào một giai đoạn đời
sống mới, mở ra những tầm nhìn, tiết lộ rộng lớn
hơn và nhận thức mới mẻ, cũng như những thấu
hiểu về cuộc sống mà trước đó chưa nhận ra.
▪ Chuỗi 4 cuộc điểm đạo là sự chuyển tiếp từ giới
thứ 4 (nhân loại) vào giới thứ 5 – vương quốc
linh hồn. [Mỗi linh hồn con người được xem như
thành viên dự bị giới thứ 5, và sự gia nhập chính
thức khi linh hồn đã hoàn toàn làm chủ phàm
ngã]
▪ Một người phải trở thành điểm đạo đồ trước khi
được điểm đạo.
10
Điểm Đạo
❖Thay đổi điểm trụ của tâm thức (sự phân cực)
❖ Nâng cao sự thấu hiểu tâm linh
▪ Với mỗi cuộc điểm đạo, con mắt thứ 3 được mở ra thêm một chút. “Con
mắt của tầm nhìn” giúp phân biện tốt hơn và thấu hiểu được mục đích ẩn
sau các hình tướng và sự kiện bên ngoài. Qua đó, cuộc sống sẽ được thấy
bớt tính ngẫu nhiên hơn và nhận ra tính chất mặc khải của hoàn cảnh.
❖ Tiến sâu hơn vào Phòng Minh Triết.
▪ Tăng cường khả năng phân biệt giữa cái Thật và Không Thật.
▪ Phòng Minh Triết biểu thị rằng một người đã siêu việt trí tuệ, từ đó chạm
vào cội nguồn minh triết thiêng liêng. Minh Triết không xuất hiện qua việc
từ chối tri thức, mà dựa trên (và siêu việt) tri thức.
11
Điểm Đạo
▪ Mỗi cuộc điểm đạo đánh dấu việc
làm chủ một cõi giới và tiến vào cõi
giới tiếp theo. →Như được thăng
tiến trong công việc, kèm theo
nhiều trách nhiệm hơn.
▪ Không phải phàm ngã mà Linh
Hồn hay sau này là Tinh Thần nhận
điểm đạo trên các cõi nội giới cao
thâm (nên các cuộc điểm đạo trước
khi Giác Ngộ thường không được
nhận biết một cách hữu thức).
▪ Tuy nhiên, điểm đạo cũng thường
tương ứng với một sự kiện tâm
linh trong đời sống hồng trần. 12
Điểm Đạo – Hy sinh và buông bỏ
▪ Mỗi cuộc điểm đạo đều liên quan đến một sự hy sinh nhất định, từ bỏ
cái gì đó mà phàm ngã đã quen đồng hóa với nó. Đường đạo phần lớn
được chi phối bởi các quá trình chết và phục sinh
▪ Đó là cái chết của những định nghĩa trước đó về bản thân và sự phục
sinh vào một phương diện cao cả hơn của bản thể tinh thần, linh hồn.
▪ Vượt ngoài nỗi đau, phàm ngã cảm nhận rằng linh hồn sẽ mang đến cho
nó một sự sống mới và ý nghĩa qua quá trình buông bỏ.
▪ Cần có niềm tin.
▪ Hy sinh (cùng Tình Thương Vô Kỷ, tinh thần Phụng Sự) là thiên hướng
của Linh Hồn, bản chất của sự chuyển hóa tinh thần và điều kiện tiên
quyết của điểm đạo.
13
Điểm đạo – Khủng hoảng - Vùng Đất Cháy
▪ Khủng hoảng (thể chất, tình cảm, tâm trí)
không thể tránh khỏi khi tiếp cận điểm đạo.
▪ Đôi khi được gọi là vùng đất cháy (the
burning ground), khủng hoảng đại diện cho
những thử thách để xác nhận sự sẵn sàng
(hay chưa) để điểm đạo và xứng đáng với
trách nhiệm đi kèm.
▪ Khủng hoảng có thể dữ dội hoặc kéo dài
nhiều năm cuộc đời.
▪ Thường do phàm ngã kháng cự sự thống trị
của linh hồn. Vì thực ra linh hồn tìm cách hợp
tác với phàm ngã chứ không phải hủy diệt nó. 14
Điểm đạo – Khủng hoảng - Vùng Đất Cháy
▪ Thường đáng sợ và đau đớn: thể hiện sự thay
đổi hoàn toàn, liên quan đến cái chết của lối
sống cũ, ra khỏi vùng an toàn cũ và đánh dấu
bước nhảy vào cái mới.
▪ Dạng khủng hoảng mà một người phải đối mặt
được xác định bởi cuộc điểm đạo cụ thể mà
người ấy đang tiến gần.
▪ Khủng hoảng luôn đến trước một cuộc điểm
đạo, như tiền sảnh dẫn đến cánh cổng điểm đạo.
➢ Để đến cánh cổng điểm đạo phải đi qua vùng đất
cháy.
15
Điểm đạo – Khủng hoảng - Vùng Đất Cháy
❖ Khủng hoảng là cơ hội thay đổi và chuyển hóa
▪ Với khủng hoảng nối tiếp khủng hoảng trong đời
mình, liệu ta có thực sự học được gì từ chúng?
▪ Ta sẽ được kiểm tra, thử thách để đồng bộ trải
nghiệm/tri thức trong tâm thức điều mà ta đã học
được.
▪ Kết quả tích cực sẽ là nhiều tỏa chiếu từ Linh Hồn
hơn và trải nghiệm học được sẽ được lưu chứa
trong Bản Thể (Chân Ngã - Thể Nguyên Nhân và
những Nguyên Tử Thường Tồn).
16
Điểm Đạo và Bác Ái (Bồ Đề Tâm)
▪ Mặc dù mỗi cuộc điểm đạo đều liên quan đến sự
chuyển hóa phàm ngã, tình thương yêu được vun
bồi vào đời sống cũng là một yếu tố chủ chốt.
▪ Khi tình thương cho mọi chúng sinh được cảm
nhận bên trong, và đôi mắt từ bi hướng đến những
nhu cầu của người khác → đáp ứng một trong
những yêu cầu để đi qua cánh cổng điểm đạo.
➢ Ngọn lửa bác ái tỏa chiếu từ hiện hữu của một
người và hơi ấm của nó giúp nâng cao tinh thần
người khác.
▪ Bác ái là năng lượng khiến một người nhận thức
được về tính thống nhất nền tảng của vạn vật. 17
Điểm Đạo và Bác Ái (Bồ Đề Tâm)
▪ Tình yêu dành cho một người cụ thể, dù
vẫn thiêng liêng theo cách riêng của nó,
nhưng tình yêu như vậy khá là cá nhân
(thuộc phàm ngã) và đa cảm (sentimental).
▪ Còn lòng bác ái của đường đạo vốn vô tư,vô
ngã, không dính mắc. Bác ái là dạng tình
thương cao cả, rộng lớn và bao gồm hơn,
biểu hiện như tình thương với nhân loại,
với toàn thể…
▪ Mỗi cung có cách thể hiện bác ái theo sắc
thái riêng của chúng.
18
Điểm Đạo – Thay đổi trong chất liệu nguyên tử
▪ Mỗi vận cụ của phàm ngã được cấu tạo bởi chất liệu sống động được gọi
là các tinh linh (elementals). Các tinh linh này có mật độ khác nhau, liên
quan đến trải nghiệm khác nhau trong tâm thức, từ thanh cao đến trần
tục.
▪ Sự tiến hóa tinh thần liên quan đến việc thay đổi hóa học của các vận cụ
để chất liệu của nó trở nên bớt trọng trược và tinh tế hơn, thông qua
việc thanh luyện các thể thấp của phàm ngã để có được một thân thể
mạnh khỏe, những cảm xúc tốt đẹp và tư tưởng thanh cao.
▪ Cấp độ chất liệu cao nhất trong mỗi vận cụ được gọi là nguyên tử.
▪ Các bậc điểm đạo biểu thị % chất liệu nguyên tử hiện diện trong mỗi vận
cụ. Quá trình này hoàn thành ở cuộc điểm đạo 4, biểu thị thể trí và thể
cảm dục giờ đây hoàn toàn cấu tạo bởi chất liệu nguyên tử. 19
Điểm Đạo – Thay đổi trong chất liệu nguyên tử
▪ Trước khi một người nhận những bậc điểm đạo cao hơn và đạt được
giải thoát, anh ta phải thành tựu ít nhất, những điều kiện sau trong tâm
thức:
▪ Đưa các thể hạ trí, thể cảm dục và thể xác vào chỉnh hợp với Linh Hồn –
như một toàn thể hợp nhất.
▪ Chất liệu của ba thể thấp được thay thế với những năng lượng tương
ứng cao hơn từ Tam Nguyên Tinh Thần (Bồ Đề + Trí Tuệ). Tỉ lệ chất liệu
thay thế và sự Hợp Nhất Linh hồn của 3 thể thấp:
➢ Điểm đạo bậc 1 là 25%
➢ Điểm đạo bậc 2 là 50%
➢ Điểm đạo bậc 3 là 75%
20
21
Đường Antahkarana – Cây cầu vồng
Điểm Đạo – Đồng Bộ Hóa Rung Động
▪ Mức rung động của linh hồn được xác định bởi
minh triết chứa đựng trong thể nguyên nhân và
cung năng lượng của nó.
▪ Mức rung động của phàm ngã được xác định bởi
cung năng lượng chi phối nó và bản chất ba vận
cụ (thể xác, thể tình cảm, thể trí) của nó.
➢ Sự sẵn sàng cho điểm đạo dựa trên mức động
cộng hưởng và đồng bộ hóa rung động của
phàm ngã và linh hồn. Khi những rung động này
được đồng bộ hóa thì cánh cổng điểm đạo mở
ra.
➢ Thanh luyện phàm ngã, nâng cao rung động. 22
Điểm Đạo – Đồng Bộ Hóa Rung Động
❖ Sức mạnh của âm thanh và lời nói
▪ Âm thanh là lực sáng tạo cơ bản nhất
trong vũ trụ.
▪ Âm thanh là chìa khóa khởi xướng
hành động sáng tạo cho công việc
phụng sự của linh hồn.
▪ Việc chuẩn bị cho điểm đạo: cần chú ý
đến lời nói và tác động rung động của
nó lên người khác.
➢ Chánh ngữ và ái ngữ, nói lời tử tế
và xây dựng.
23
Điểm Đạo – Đồng Bộ Hóa Rung Động
❖ Thanh luyện tâm trí bằng thiền định
▪ Trong cõi giới cao của linh hồn, mọi âm thanh,
lời nói tạo nên những tác động mạnh mẽ đến
các cõi thấp hơn của tư tưởng, tình cảm và
đời sống hồng trần.
▪ Do đó người đệ tử phải học cách bằng nội tâm
tiến vào sự thinh lặng của các chốn cao thâm
để tạo nên những tác động mong muốn trong
thế giới bên ngoài. Đó là quá trình tiến vào sự
thinh lặng của cõi bồ đề (cõi trực giác thiêng
liêng) rồi sắp xếp ngôn từ thể hiện những trực
giác đó như một hoạt động phụng sự.
24
Điểm Đạo – Đồng Bộ Hóa Rung Động
❖ Thanh luyện tâm trí bằng thiền định
▪ Khả năng đi vào sự tĩnh lặng của các cõi cao
được phát triển phần lớn nhờ thiền định.
▪ Thiền định là thực hành không thể thiếu trên
Đường Đạo, giúp siêu việt hoạt động của tâm trí
và nhờ đó tiến vào trường nhận thức vượt ngoài
ảnh hưởng của chitta (chuyển động không kiểm
soát của chất trí).
▪ Thiền định dần dần đánh thức chúng ta đến sự
thinh lặng của các chốn cao thâm để tiến vào
vương quốc của linh hồn.
25
Điểm Đạo – Bớt ngã mạn
▪ Sự ngã mạn (ahamkara) dần dần biến mất khi
sự phát triển tinh thần tiến triển.
▪ Tuy nhiên, khi người đệ tử tiến bước trên
đường Đạo, cái tôi (ahamkara) trở nên càng vi
tế.
➢ Người đệ tử cần tăng cường canh chừng, quán
sát tâm mình.
▪ Điểm đạo biểu thị mức độ vô ngã nhất định.
26
27
(Hình ảnh: Tài liệu MF Great Quest)
28
(Hình ảnh: Tài liệu MF Great Quest)
29
(Tài liệu MF Great Quest)
30
31
Đọc thêm - Hành trình của linh hồn – Các giai đoạn trên đường đạo tại:
https://www.minhtrietmoi.org/WPress/cac-giai-doan-cua-duong-dao/
32
Các cấp độ tâm thức
Áp dụng chiêm tinh nội môn
▪ Chủ đề của ba Thập Giá là sự dung hợp và hội nhập.
▪ Thập giá Khả Biến - Sự dung hợp (fusion) của phàm ngã thành một tổng
thể hoạt động;
▪ Thập giá Cố Định - Sự dung hợp của linh hồn và phàm ngã một cách
hữu thức;
▪ Thập giá Chủ Yếu (Cơ Bản) - Sự dung hợp của thể biểu lộ tam phân của
thánh linh – Chân Thần, Chân Ngã (Linh Hồn) và phàm ngã – để cho có
một sự xuất hiện của các năng lượng phối hợp, năng lực để bao gồm và
sự biểu hiện đầy đủ một cách đồng thời, trong thời gian và không gian
của sự sống.
▪ Trong chiêm tinh học nội môn, Ba Thập Giá chỉ ba cấp độ phát triển cơ
bản của tâm thức con người, ba giai đoạn của Thánh đạo. 33
Ba thập giá cấp độ tâm thức
Ba thập giá cấp độ tâm thức
34
Thập giá Khả biến
Thập Giá Đấng Christ Ẩn Tàng
▪ Tâm thức: phàm ngã.
▪ Tập trung: sự sống sắc tướng.
▪ Mục đích: kinh nghiệm (Cung 3).
▪ Chi phối: đám đông, đa số nhân
loại.
▪ Con người hoàn toàn bị đồng
nhất với phàm ngã và các thế
giới của bản ngã thấp hơn.
▪ Ảnh hưởng năng lượng: tạo ra
các hoàn cảnh chi phối, thay đổi.
▪ Kết thúc: phàm ngã tích hợp, chí
nguyện, bắt đầu đi trên đường
đạo.
Thập giá Cố định
Thập Giá Đấng Christ Khổ Hình
▪ Tâm thức: Linh Hồn.
▪ Tập trung: sự sống của linh hồn.
▪ Mục đích: Tiết lộ bản chất thật
sự của linh hồn - Bác ái (Cung 2).
▪ Chi phối: Đệ tử (dự bị, nhập
môn, hữu thệ); Điểm đạo 1-2-3.
▪ Con người bị căng ra trên thập
giá bằng sự chọn lựa có hướng
dẫn và ý định bất biến của linh
hồn.
▪ Ảnh hưởng: tạo các cuộc khủng
hoảng để tái định hướng tới Linh
Hồn.
Thập giá Chủ yếu
Thập Giá Đấng Christ Phục Sinh
▪ Tâm thức: Tinh Thần.
▪ Tập trung: sự sống của tinh
thần.
▪ Mục đích: giải thoát, siêu việt,
hợp nhất (Cung 1).
▪ Chi phối: Điểm đạo đồ; Điểm
đạo bậc 4-5.
▪ Tinh thần bị khổ hình. Con
đường Hy sinh. Trạng thái tâm
thức Cao siêu.
❖ Đối với đa số nhân loại:
Trên Thập Giá Khả Biến, con người bị khổ hình không nhìn thấy hình
ảnh nào. Y đau đớn, thống khổ, ham muốn, cố gắng, là nạn nhân ở bề
ngoài của các hoàn cảnh, và được phân biệt bằng tầm nhìn bị che
khuất và các khao khát còn phôi thai (inchoate longings). Các điều này
dần dần thành hình cho đến khi y đạt tới giai đoạn mặc nhận và ao
ước (acquiescence and aspiration).
❖ Đối với điểm đạo đồ:
Trên Thập Giá Cơ Bản, mục tiêu và sự hoàn thiện hợp nhất của hai
thập giá hình trước kia trở nên hầu như hiện ra, một cách lờ mờ và
một cái nhìn của ý định hợp nhất của Ba Ngôi của Tam Vị Nhất Thể ẩn
bên dưới xuất hiện một cách rõ ràng.
Ba thập giá cấp độ tâm thức
35
Ba thập giá cấp độ tâm thức
❖ Đối với người chí nguyện, đệ tử:
▪ Trên Thập Giá Cố Định, y bắt đầu hiểu được toàn thể mục tiêu của kinh
nghiệm trên Thập Giá Khả Biến (về phần nhân loại) và hiểu được rằng
có một mục tiêu của Thánh Đoàn mà có thể chỉ hiểu được bởi người nào
muốn chịu khổ hình trên Thập Giá đó.
▪ Y đạt đến giai đoạn trách nhiệm, ngã thức và định hướng đúng đắn. Ở
giai đoạn này, Thiên Cơ của Thượng Đế bắt đầu hình thành trong tâm
thức của y.
36
Ba thập giá cấp độ tâm thức – Biểu tượng
37
THẬP GIÁ KHẢ BIẾN:
thay đổi vật chất và chuyển động không
ngừng.
Thập Giá Khả biến nắm giữ bí ẩn của
hình tướng.
THẬP GIÁ CỐ ĐỊNH:
con người trở nên giác ngộ và
biết được các hiệu quả của chu
kỳ được hoàn tất (được chỉ dẫn
bằng vòng tròn).
Thập Giá Cố Định là bí ẩn của
linh hồn hay của thực thể có ý
thức tự tri.
THẬP GIÁ CHỦ YẾU:
tam giác của Chân Thần biểu lộ cộng với ba chu
kỳ của bốn năng lượng, được tập trung và phối
hợp trong sự hợp nhất
Thập Giá Chủ yếu là bí ẩn của chính Sự sống.
Ba thập giá cấp độ tâm thức
▪ Thập Giá Khả Biến ‒ đưa đến các tình huống vốn dĩ sẽ
tạo ra các chu kỳ thay đổi lớn trong sự sống của hành tinh,
của một giới trong thiên nhiên hoặc của một con người.
Mercury đóng một vai trò trong việc này.
▪ Thập Giá Cố Định ‒ theo trình tự, mang lại cho các thay
đổi bên trong này một vài điểm chuyển biến lớn không
thể tránh khỏi và cơ hội rõ rệt hiện tại. Saturn có tác dụng
vượt trội trong việc tạo ra sự kiện này.
▪ Thập Giá Chủ Yếu ‒ có trách nhiệm trong việc mang lại
một vài điểm tổng hợp lớn, theo trình tự của cả sự thay
đổi lẫn sự tổng hợp. Jupiter có trách nhiệm cho việc tập
trung các năng lượng ở điểm này.
38
Ba thập giá cấp độ tâm thức
Thập giá giúp chúng ta nhìn lá số chiêm tinh một cách tổng thể.
▪ Xác định mức độ tiến hóa của chủ lá số:
➢Các chủ tinh ngoại môn chi phối phàm ngã.
➢Các chủ tinh nội môn ảnh hưởng linh hồn.
Trong sự tiến bộ của linh hồn, một trong 4 cung của mỗi Thập giá thì có
tầm quan trọng nhiều hơn các cung khác. (EA 147)
▪ Thập Giá Khả Biến ........ Song Ngư.
▪ Thập Giá Cố Định ......... Hổ Cáp.
▪ Thập Giá Cơ Bản ........... Ma Kết.
39
40
Chủ tinh của các
dấu hiệu hoàng đạo
▪ Chủ tinh ngoại môn (phàm
ngã): Vòng tròn màu xám
trong cùng.
❖ Chủ tinh nội môn (đệ tử,
người chí nguyện): Vòng
tròn màu xanh lá.
▪ Chủ tinh huyền giai (điểm
đạo đồ): Vòng tròn màu
vàng.
*Chủ tinh của một dấu hiệu là hành tinh có tác động
quan trọng nhất của dấu hiệu đó. Các dấu hiệu hoàng
đạo bộc lộ những phẩm chất, đặc điểm tương tự như
chủ tinh của chúng.
41
https://esotericastrology.org
42
Chiếc đồng hồ cát của tiến hóa
Trí tuệ
(Intellect)
Bản năng
(Instinct)
Trực giác
(Intuition)
Thập giá Khả Biến
(Mutable Cross)
Thập giá Cố Định
(Fixed Cross)
Thập giá Chủ Yếu
(Cardinal Cross)
Thời
gian
Bảy Giới - Seven Kingdoms
Nhân Loại
Humanity
5th
7th
6th
4th
3rd
1st
2nd
Sự Sống Hành Tinh
Planetary Lives
Giới Linh Hồn
Kingdom of Souls
Thực Vật
Vegetable
Khoáng Vật
Mineral
Sự Sống Thái Dương
Solar Lives
Động Vật
Animal
“Con người có các cội nguồn của
mình trong cả ba giới; tất cả đã đóng
góp vào thiết bị của y. Con người là
đại-thiên-địa của tiểu-thiên-địa thấp
kém hơn; con người là mắc xích hợp
nhất ba giới thấp với ba giới cao”.
(Alice Bailey, Tâm lý học nội môn I,
trang 231)
Sơ đồ từ tài liệu môn Spiritual Ecology
QU 330, trường nội môn Morya Federation
Hợp nhất các đối cực – nhị nguyên
44
Đối cực giữa Phàm Ngã (Mặt Trời) và Linh Hồn (Mọc)
45
…”khi sự tiếp xúc với linh hồn được thiết lập tương xứng – dẫn tới kết quả là một
kiếp sống mà trong đó phàm ngã phát triển cao siêu và mạnh mẽ trở thành, trong
chính nó, Kẻ Chặn Ngõ (Dweller on the Threshold). Lúc đó Thiên Thần Hiện Diện
(Angel of the Presence) và Kẻ Chặn Ngõ đứng đối diện và một điều gì đó lúc bấy giờ
phải được thực hiện [cuộc chiến]. Sau rốt, ánh sáng của phàm ngã tàn tạ và suy
giảm trong ngọn lửa rực rỡ tỏa ra từ Thiên Thần. Lúc đó cái rực rỡ to tát xóa nhòa
cái rực rỡ yếu hơn. Tuy nhiên, việc này chỉ có thể xảy ra khi phàm ngã khát khao
tiến nhập vào mối liên hệ này với Thiên Thần, nhận ra chính nó như là Kẻ Chặn
Ngõ và – khi trở thành đệ tử ‒ bắt đầu cuộc chiến giữa các cặp đối cực đồng thời
nhập vào các thử thách của Hổ Cáp.” (EA 208)
Hợp nhất các đối cực
Thái dương hệ của chúng ta được nói đến như là thái dương hệ có “bản chất
nhị nguyên” (bác ái ‒ minh triết) và chính nhiệm vụ chính của con người là
“điều hòa các cặp đối cực”. Do đó, chủ đề của nhị nguyên xuyên suốt toàn bộ
lịch sử phát triển của con người. Trên tất cả ba cõi phát triển của con người,
sự hòa giải đang diễn ra.
▪ (1) Trên cõi trần, chúng ta thấy có sự hòa nhập của các mãnh lực trọng
trược và lực tinh anh. Việc hoà nhập này được hoàn thành trên Con Đường
Thanh Luyện.
▪ (2) Trên cõi cảm dục, việc giải quyết các cặp đối cực phải xảy đến. Việc này
được hoàn tất trên Con Đường Đệ Tử.
▪ (3) Trên cõi trí, Thiên Thần Hiện Diện và Kẻ Chặn Ngõ được mặt đối mặt.
Sự tổng hợp của cả hai xảy ra trên Con Đường Điểm Đạo. (EA 54-55)
46
Hợp nhất các đối cực
▪ Trên vòng đảo ngược (người đi trên đường Đạo được xem như là đi trên
vòng ngược chiều kim đồng hồ), cuối cùng các dấu hiệu đối cực sẽ được
hợp nhất.
▪ Hai cuối cùng phải trở thành Một. 12 dấu hiệu đối cực cần phải trở
thành 6 hợp nhất, điều này được mang lại bằng sự dung hợp trong tâm
thức của các đối cực (EA 346-348).
▪ Các hành tinh ở mỗi dấu hiệu sẽ kích thích dấu hiệu đối cực như nhau.
➢ Vd: Một người Sư tử duy trì được tính chất riêng của Sư tử cùng đồng
thời với tính toàn thể (bao quát mọi mặt) của Bảo Bình. Y có thể hoạt
động như một cá nhân tự hòa đồng hoàn hảo, đồng thời sở hữu một ý
thức đại đồng hoàn toàn.
47
Hợp nhất các đối cực
▪ Sau cùng các đối cực vẫn là theo quan điểm của lý trí con người, còn đối
với điểm đạo đồ có trực giác đang hoạt động, chúng [12 dấu hiệu] hợp
thành sáu mãnh lực lớn, vì điểm đạo đồ đã đạt được “quyền tự do của cả
hai” (EA 348).
▪ Do ảo tưởng về chia rẽ mà chúng ta có khuynh hướng nhìn các đối cực là
khác biệt, cần nhớ rằng chúng vốn kết nối nội tại với nhau. Trong chiêm
tinh học nội môn, chúng không chỉ kết nối mà còn là chìa khóa quan
trọng để mở ra hành trình tinh thần, hành trình chữa lành đi đến toàn
thể, hợp nhất.
▪ Hợp nhất các đối cực là một khái niệm quan trọng cơ bản trong chiêm
tinh học nội môn. Phát triển các phẩm tính của dấu hiệu đối cực một
cách hữu thức đưa ta đến cấp độ tổng hợp và toàn thể (wholeness) cao
hơn, nhờ đó tăng tốc hành trình tinh thần. 48
Hợp nhất các đối cực
▪ Bằng cách dung hợp năng lượng và
đặc tính của đối cực, chúng ta tạo ra
về mặt năng lượng một vòng lặp tiến
hóa (giống như biểu tượng vô cực)
giúp tạo ra bước nhảy lượng tử đến
một rung động Linh Hồn cao hơn.
▪ Khi phát triển các phẩm tính của dấu
hiệu đối cực, ta tiến tới trung tâm (đi
con đường trung đạo), cân bằng và
hài hòa. Điều này giúp phá vỡ sự cứng
nhắc ở một đầu cực và nâng tâm thức
lên một cấp độ mới, giúp ta ý thức về
các năng lượng vi tế hơn. 49
50
Sự khai mở của Hoa Sen Chân Ngã
▪ Thể Nguyên Nhân (Linh Hồn thể, Ngôi Đền
Solomon, Hoa Sen Chân Ngã) là kho chứa
minh triết được tích lũy từ nhiều kiếp sống.
▪ Thể nguyên nhân là nguồn gốc của xung lực
tái sinh. Sau khi chết, tâm thức chúng ta dành
một quãng thời gian trụ trong thể cảm xúc,
sau đó nó tan rã và chết đi, rồi trong thể trí
và nó cũng tan rã và chết đi. Và chúng ta quay
trở lại thể nguyên nhân – hoa sen chân ngã
trên cõi thượng trí để tiêu hoá hoàn toàn tất
cả những gì mà lần nhập thế vừa qua thu gặt
được và lên kế hoạch cho lần nhập thế sắp
tới với sự giúp đỡ của vị thần trông nom của
chúng ta, Đấng Thái Dương Thiên Thần.
51
Sự khai mở của Hoa Sen Chân Ngã
▪ Trong sinh mệnh nhỏ bé của con người,
thể nguyên nhân còn chưa nhiều chói rạng
và kích thước còn nhỏ, cũng như phạm vị
còn hẹp.
▪ Người đã tiến hoá cao có một thể nguyên
nhân với cánh hoa nở ra chói rạng sẽ tác
động đến môi trường sống của anh ta với
ánh sáng, tình thương và hy sinh.
▪ Thể nguyên nhân là kho báu của chúng ta,
nó chứa đựng những phẩm chất tốt đẹp
nhất của chúng ta.
▪ Om Mani Padme Hum
52
Sự khai mở của Hoa Sen Chân Ngã
▪ Hoa Sen Chân Ngã mới được tạo ra ở
trên cõi phụ thứ ba của cõi trí.
Nhưng khi con người tiến hóa, nó
dần dần chuyển đến cõi thứ hai của
cõi trí (nơi đó có các thể Chân Ngã
của nhân loại tiến hóa, các đệ tử và
các điểm đạo đồ).
▪ Mười hai cánh được chia thành 4
lớp, mỗi lớp ba cánh hoa. Lớp cánh
trong cùng che giấu Bảo ngọc.
▪ Ở cuống Hoa Sen Chân Ngã là ba
điểm ánh sáng mờ nhạt của ba hạt
nguyên tử thường tồn.
53
Sự khai mở của Hoa Sen Chân Ngã
▪ Kích cỡ và màu sắc của Hoa Sen
Chân Ngã phụ thuộc và giai đoạn
tiến hóa của Chân Ngã. Tốc độ khai
mở của các cánh hoa không đều, nó
chậm chạp ở giai đoạn ban đầu và
ngày càng nhanh chóng hơn (777).
▪ Lớp cánh hoa thứ nhất liên hệ với
Phòng Vô Minh
▪ Lớp thứ hai với Phòng Học Tập
▪ Lớp thứ ba với Phòng Minh Triết.
54
Sự khai mở của Hoa Sen Chân Ngã
▪ Ở những giai đoạn tiến hóa ban đầu,
Hoa Sen Chân Ngã có hình dạng của
một búp sen với các cánh hoa xếp
lên nhau và khối cầu bên ngoài
không màu. Nhưng khi đến đúng
thời điểm Hoa Sen Chân Ngã khai
mở từng cánh hoa cho đến cuộc
điểm đạo lần thứ ba, chín cánh hoa
đã hoàn toàn khai mở và khối cầu
bên ngoài giờ đây trở thành một
khối cầu to lớn phát xạ, lấp lánh với
mọi màu sắc cầu vồng. Ba nguyên tử
thường tồn giờ đây trở thành ba
ngọn lửa nhỏ rực cháy.
55
Tiến trình khai mở của Hoa Sen Chân Ngã
▪ Ba cánh trong cùng tạo thành lớp
cánh hoa Tổng hợp ở dạng khép
kín, úp vào trong che giấu “Bảo Ngọc
Trong Hoa Sen”. Khi các lớp cánh hoa
bên ngoài khai mở thì chúng sẽ tác
động lên một cánh hoa tương ứng
của lớp cánh hoa tổng hợp khiến nó
cũng bắt đầu khai mở theo.
▪ Cuối cùng khi lớp cánh hoa Hi sinh
khai mở hoàn toàn thì 3 cánh hoa
của lớp Tổng hợp cũng khai mở trọn
vẹn, tiết lộ Viên Ngọc Quý trong Hoa
sen, con người được giải thoát.
56
Tiến trình khai mở của Hoa Sen Chân Ngã
▪ Cánh hoa thứ năm là cánh hoa then
chốt trong sự phát triển của Hoa Sen
Chân Ngã, sự khai mở hoàn toàn của
nó đánh dấu con người nhận cuộc
Điểm Đạo lần thứ nhất.
▪ Vào cuộc Điểm Đạo thứ hai, lớp cánh
hoa thứ hai được khai mở hoàn
toàn. Có sự phối kết và tương tác
giữa hai lớp cánh hoa.
▪ Vào cuộc Điểm Đạo thứ ba, 9 cánh
hoa hoàn toàn khai mở.
57
Tiến trình khai mở của Hoa Sen Chân Ngã
▪ Vào cuộc Điểm Đạo thứ tư, bảo ngọc
(hoàn toàn hiển lộ) qua ánh sáng rực
rỡ của nó, nhiệt tỏa ra mãnh liệt của
nó, và dòng thần lực lưu xuất mãnh
liệt của nó, tạo ra sự tan rã của hình
hài chung quanh, sự tan vỡ của thể
nguyên nhân, sự hủy diệt Thánh
Điện Solomon và sự tan rã của hoa
sen. Nhờ Quyền Trượng Điểm Đạo
và những Quyền Linh Từ nhất định,
Đấng Điểm Đạo mang lại các kết quả
có một bản chất phối kết, chuyển
hóa và giải thoát. [TCF 833]
58
Các giai đoạn
trên Đường Đạo
59
Thức tỉnh – Ta là Ai?
Ban đầu, Phàm ngã hoạt động như một thực thể riêng biệt, biểu đạt “cái Tôi”
của nó trong tất cả những gì nó làm. Nó chưa được tích hợp hay ảnh hưởng
bởi Linh Hồn và vẫn còn đồng nhất mạnh mẽ với các thể thấp, bị điều khiển
bởi dục vọng vật chất và phản ứng cảm tính.
Thông qua cái gọi là Thôi Thúc của Linh Hồn, Phàm ngã tỉnh thức về tinh
thần. Bạn nhận ra rằng bạn sẽ muốn tìm kiếm và hiểu biết những chân lý cao
cả về bản thân mình, và bản chất chân thật của riêng mình. Kết quả là, bạn
trở thành một “người chí nguyện”. Đây là khởi đầu của Con Đường Giải
Thoát!
Sau khi tham thiền một thời gian và qua nhận thức mở rộng của chính người
chí nguyện, cuối cùng anh ta đặt mình trên con đường hướng đến sự hợp tác
trọn vẹn với Thiên Ý và Thiên Cơ Tiến Hóa. Mục tiêu ban đầu trong công việc
tinh thần của bạn đó là tạo ra một “phàm ngã được tích hợp với Linh Hồn.”
60
Con Đường Dự Bị - Thanh Luyện và Lập Hạnh
❖ Giai đoạn chuẩn bị cho Thánh Đạo – Người Chí Nguyện
❖ Mantram: Hiểu mình – Tự nhận biết (Know thyself)
▪ Ảnh hưởng Cung 6 và khuynh hướng thần bí (mystic).
▪ Giai đoạn tiểu đệ tử (little chelaship): mơ hồ cảm nhận mục đích linh hồn.
▪ Lập Hạnh – vun bồi nhân cách, phẩm tính tốt đẹp là đặc tính trọng
tâm của Con Đường Dự Bị. Kỷ luật tự giác. Nuôi dưỡng tình thương vô kỷ.
▪ Khả năng quán sát nội tâm và dần dần tự nhận biết, tự chủ suy nghĩ, cảm
xúc và hành động dọn đường cho những sự mở rộng vĩ đại hơn của tâm
thức và công việc phụng sự.
▪ Giai đoạn đệ tử trong ánh sáng (chela in the light, trong ánh sáng của minh
triết và tình thương của người đệ tử tiền bối) cuối Con Đường Dự Bị.
61
Con Đường Đệ Tử - Thánh Đạo - Bát Chánh Đạo
62
Thánh Đạo và Tứ Thánh Quả
Nguồn: Từ bài thuyết trình của Hội Thông Thiên Học Việt Nam tại Hoa Kỳ
63
Hành Tinh cai quản các cuộc Điểm Đạo
Saturn – Thổ Tinh
Lord of Karma Chúa Tể Nghiệp Quả.
Ảnh hưởng mạnh ở 3 cuộc điểm đạo
đầu tiên. Buộc ta làm công việc
chuyển hóa khó nhọc để giải thoát
khỏi nghiệp quả và rèn luyện phẩm
chất, năng lực cho điểm đạo.
Uranus – Thiên Vương Tinh
Quyền năng, chăm nom ngọn lửa
điện (lửa của Tinh Thần thuần
khiết). Hành tinh phi cá nhân,
liên quan nhiều đến thế hệ.
Kích thích điện năng (electrify)
cho thể nguyên nhân của người
đệ tử ở lễ điểm đạo.
64
Điểm Đạo 1
Giáng Sinh tâm thức Christ trong trái tim
65
Điểm Đạo 1 – Giáng Sinh
▪ Người chí nguyện – Hài nhi Christ
▪ Tâm thức Christ (Linh Hồn) giáng sinh trong tim.
Khởi sinh tình thương với nhân loại, chúng sinh.
▪ Sinh ra lần thứ 2, thay đổi hoàn toàn quan điểm
sống. Nhập lưu vào dòng Thánh, thực sự bắt đầu Con
Đường Đệ Tử
▪ Chịu ảnh hưởng: Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh,
Diêm Vương Tinh, Vulcan (Thợ Rèn của Thượng
Đế).
▪ Trọng tâm: làm chủ thể xác.
▪ Khoảng 10% nhân loại (2011).
66
Điểm Đạo 1 – Giáng Sinh
▪ Điểm đạo bậc 1 – Chiến thắng những ham muốn vật
chất, thuộc cõi hồng trần, và các chứng nghiện. Khởi
sinh Thiên Tính trong Trái Tim – tương ứng với sự
Giáng Sinh của Đức Christ. Được Chân Sư và Đạo Viện
(Ashram) lưu ý.
▪ Luân xa được khơi hoạt trong cuộc điểm đạo thứ nhất
thường là luân xa tim. Khi luân xa tim phát triển thì
năng lượng của các luân xa thấp sẽ chuyển dịch vào
luân xa tùng thái dương, rồi từ đó đến luân xa tim. Con
người bắt đầu có ý thức tập thể, làm việc vì tập thể,
phát triển lòng từ ái, yêu thương. Luân xa tim được
khơi hoạt chế ngự thể cảm dục hữu hiệu hơn, và phụng
sự nhân loại lớn lao hơn.
67
Con Đường Đệ Tử
▪ Trên con đường Đệ Tử, cá nhân cam kết
nghiêm túc và làm sâu sắc hơn công việc tinh
thần Tích Hợp Linh Hồn. Lưu ý rằng, người đệ
tử phải gom hết can đảm để đối diện và chuyển
hóa những năng lượng thấp của chính mình.
▪ Phàm ngã của người đệ tử tiến vào một trường
nhận thức, các mối quan hệ, các trách nhiệm và
tầm ảnh hưởng mới mẻ và rộng lớn hơn.
▪ Cuộc sống được đặc trưng bởi một sự chuyển
dịch từ việc phân cực trụ vào cảm xúc trong hạ
trí đến một tiêu điểm tỉnh thức chú tâm trí tuệ,
kiểm soát đáng kể các khuynh hướng cảm xúc
và phản ứng nhờ thực hành thiền.
68
Con Đường Đệ Tử
▪ Thông qua tham thiền, năng lượng Bồ Đề (Buddhi) thay thế các năng
lượng phản ứng của thể cảm dục.
▪ Học cách tập trung vào các cấp độ trí tuệ. Khi tập trung vào cõi trí như
vậy, đường Antahkarana được xây dựng, tạo thành một chiếc cầu sẽ kết
nối Hạ Trí Cụ Thể với Tam Nguyên Tinh Thần. Học cách sáng tạo và biểu
đạt các hình tư tưởng với mục đích và ý định (như lý tác ý).
▪ Nghiên cứu sâu sắc hơn về tinh thần để hiểu biết tốt hơn về Bản Thể nội
tại. Sự phát triển trực giác, phân biện và phân biệt trong tâm thức vẫn
tiếp diễn.
▪ Một mục tiêu tinh thần chính yếu đối với người đệ tử là bậc điểm đạo
lần thứ 2, khi người đệ tử học cách làm chủ và kiểm soát được bằng ý
chí tất cả những ham muốn và khuynh hướng thấp kém của mình.
69
Con Đường Đệ Tử
▪ Thực hành sâu sắc hơn để là hiện thân của những giá trị Linh Hồn như
hợp tác, thiện chí, bác ái – minh triết và tính vô tổn hại. Kết nối trái
tim và tâm trí cùng với nhau để phụng sự.
▪ Dựa trên thành công của công việc trong các cõi nội tại và sự thanh
luyện bản thân: có thể được các Chân Sư/những Người Hướng Dẫn công
nhận là một phần của một nhóm trên các cõi nội tại tinh thần hay Đạo
Viện của Chân Sư để thực hiện Thiên Cơ.
70
Điểm Đạo 2
Lễ Rửa Tội trong dòng nước thanh luyện
71
Điểm Đạo 2 – Rửa Tội
▪ Người đệ tử được chấp nhận.
▪ Chịu ảnh hưởng: Thổ Tinh, Thiên
Vương Tinh, Hải Vương Tinh, Kim
Tinh, Mộc Tinh, Cung 6
▪ Trọng tâm: làm chủ thể cảm dục.
▪ Phát triển trí phân biện.
▪ Điểm đạo bậc 2 – trung hòa những đam
mê cảm xúc bằng ý chí. Cuộc điểm đạo
thứ nhì đánh dấu sự kiểm soát triệt để
thể tình cảm.
▪ Bước trên dòng nước cảm dục.
72
Điểm Đạo 2 – Thanh luyện
▪ Các thói hư, tật xấu, ích kỷ, tham lam …
phải được loại bỏ, đồng thời người đạo
sinh cũng loại bỏ các ảo cảm (glamours),
cũng như trước khi điểm đạo lần 3, y
phải loại bỏ tất cả ảo tưởng (illusions).
▪ Tiếp tục nuôi dưỡng những cảm xúc,
phẩm tính cao cả.
▪ Trong cuộc điểm đạo thứ nhì, luân xa
được phát triển là luân xa cuống họng.
▪ Thiết lập điểm căng thẳng - nhất tâm.
73
Điểm Đạo 3
Cuộc Biến Dung trên núi cao
74
Điểm Đạo 3 – Biến Dung
▪ Điểm đạo đồ chính thức - Người đệ tử
trên đường dây
▪ Chịu ảnh hưởng: Thổ Tinh, Thiên
Vương Tinh, Mặt Trăng, Hỏa Tinh,
Cung 5
▪ Trọng tâm: làm chủ thể trí, tổng hợp, làm
chủ hoàn toàn phàm ngã.
▪ Điểm đạo bậc 3 –hạn chế bất cứ những
khuynh hướng chia rẽ nào của tâm trí.
Chuyển từ việc trụ ở cõi cảm dục đến
phân cực ở cõi trí, có một tầm nhìn về
Thiên Cơ.
75
Điểm Đạo 3 – Biến Dung
▪ Linh Hồn, như người dẫn dắt chính trước
giờ, bước sang một bên, để giờ đây Chân
Thần hay Tinh Thần Thuần Khiết là
Mãnh Lực dẫn dắt chính yếu.
▪ Sự Biến dung (Transfiguration), toàn thể
phàm nhân chìm ngập trong ánh sáng từ
trên xuống. Người Đệ Tử – Điểm Đạo Đồ
được ánh sáng của Tinh Thần thuần
khiết hay Chân Thần (Monad) truyền
vào. Chỉ sau cuộc điểm đạo này, Chân
thần mới dứt khoát hướng dẫn Chân
nhân và ngày càng tuôn đổ sự sống
thiêng liêng của Ngài vào trong vận hà đã
được chuẩn bị và thanh luyện.
76
Điểm Đạo 3 – Biến Dung
▪ Bậc điểm đạo này đánh dấu lần đầu
tiên phàm ngã của người đệ tử có thể
kết nối trực tiếp với Chân Thần. Ý chí
phàm ngã được hợp nhất với Ý Chí của
Chân Thần.
▪ Sau kỳ điểm đạo lần ba các quan năng
thần thông như nhãn thông và nhĩ thông
cũng phát triển trong vị điểm đạo đồ, và
ngài có thể nhận biết các thành viên khác
của Thánh đoàn.
▪ Luồng hỏa xà Kundalini được kích hoạt,
đi lên luân xa đỉnh đầu và khơi hoạt luân
xa đó.
77
Đường Antahkarana – Cây cầu vồng
https://www.light-weaver.com/LW-old/vortex/images/align.jpg
78
Điểm Đạo 4
Thập Giá Hình – Đại Từ Bỏ
79
Điểm Đạo 4 – Thập Giá Hình
▪ Khổ nạn Thập Giá Hình - Đêm tối của Linh Hồn
▪ Đệ tử trong trái tim Chân Sư.
▪ Sự giải thoát cuối cùng. Sự hủy diệt của thể
nguyên nhân và sống với tâm thức Chân Thần.
▪ Chịu ảnh hưởng: Thổ Tinh, Thiên Vương
Tinh, Thủy Tinh, Cung 4
▪ Điểm đạo bậc 4 – Từ Bỏ (Renunciation). Phàm
ngã của người điểm đạo đồ giờ đây kết nối trực
tiếp hay hợp nhất với các năng lượng của Tam
Nguyên Tinh Thần. Các năng lượng này thấm
hoàn toàn não bộ, thể trí và phàm ngã tam
phân.
80
Điểm Đạo 4 – Thập Giá Hình
▪ Hoàn toàn giải phóng khỏi tất cả những dính
mắc với sự sống hình tướng ở bậc điểm đạo thứ
4, phàm ngã của vị điểm đạo đồ không còn điều
gì trong tâm thức hay nghiệp quả trói buộc ở
các cõi giới thấp của sự tiến hóa con người.
Vòng luân hồi tái sinh được hoàn thành và Thể
Nguyên Nhân được phá hủy. Vị điểm đạo đồ bậc
bốn bắt đầu điều hợp thể Bồ đề của mình và
làm chủ năm phân cảnh giới thấp của tam giới.
▪ Tinh Thần Thuần Khiết – Chân Thần giờ đây
sẵn sàng để trở thành Chân Sư, làm chủ tất cả
bảy cõi giới của Cõi Hồng Trần Vũ Trụ. Ngài có
thể lựa chọn tiếp xúc với các cõi giới thấp để
phụng sự theo ý muốn.
81
Điểm Đạo 4 – Thập Giá Hình
▪ Cuộc đời của vị điểm đạo đồ lúc này là cuộc đời
hy sinh lớn lao của người thực hiện hạnh Đại
Từ Bỏ, và ngay cả ở phương diện ngoại môn
cũng có vẻ gian lao, khó khăn và đầy đau khổ.
▪ Ngài đã đặt tất cả, ngay đến phàm nhân đã hoàn
hảo của mình, trên bàn thờ hy sinh, và không
còn gì nữa. Tất cả đều bị từ bỏ, bạn bè, tiền bạc,
danh vọng, tiếng tăm, địa vị trong đời, gia đình,
và ngay cả chính sự sống.
82
Điểm Đạo 4 – Thập Giá Hình
▪ Đức Sanat Kumara lần đầu tiên thực hiện chủ
trì điểm đạo.
▪ Trước đó thì Đức Maitreya là vị chủ trì buổi lễ.
▪ Phàm nhân đã đạt đến một mức rung động rất
cao, vật chất trong cả ba hạ thể tương đối thanh
khiết, và mức thấu hiểu của phàm nhân về công
việc phải làm trong tiểu vũ trụ, cũng như về
phần chia sớt công tác của đại vũ trụ đều rất
tiến bộ… do đó vị điểm đạo đồ có thể đứng
trước đấng Sanat Kumara mà các hạ thể không
bị tàn phá vì rung động cao tột của Ngài.
83
Điểm Đạo 5
Phục Sinh và Thăng Thiên
84
▪ Sau quả vị điểm đạo lần thứ năm, vị
điểm đạo đồ có thể nhận 2 cuộc điểm
đạo nữa trên hành tinh này.
▪ Điểm đạo đồ bậc 6 là Chohan, đấng
Đế Quân.
▪ Điểm đạo đồ bậc 7 là Bồ Tát, Đức
MahaChohan hoặc Manu
▪ Đức Phật đã đạt 8 lần điểm đạo.
❖Sau cuộc điểm đạo lần thứ 6, Bảy
Thiên Đạo (Đường tiến hóa siêu nhân
loại) mở ra.
85
1. Con Đường Phụng Sự trên Địa Cầu (The Path
of Earth Service)
2. Con Đường Công Tác Từ Lực (The Path of
Magnetic Work)
3. Con Đường Đào Tạo các Hành Tinh Thượng
Đế (The Path of Training for Planetary Logoi)
4. Con Đường đến Sirius (The Path to Sirius)
5. Con Đường của Các Cung (The Ray Path)
6. Con Đường chính Đức Thái Dương Thượng
Đế đang đi (The Path the Logos Himself Is
On)
7. Con Đường Địa Vị Chúa Con Tuyệt Đối (The
Path of Absolute Sonship)
Bảy Thiên Đạo
Walter Pullen, Evolution of the Spirit
86
87

More Related Content

Similar to Những Cột Mốc trên Đường Đạo

Loi ngo tu coi tam linh a5new
Loi ngo tu coi tam linh a5newLoi ngo tu coi tam linh a5new
Loi ngo tu coi tam linh a5newThe Golden Ages
 
Lời ngỏ từ cõi tâm linh
Lời ngỏ từ cõi tâm linhLời ngỏ từ cõi tâm linh
Lời ngỏ từ cõi tâm linhNguyen Ha Linh
 
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác Little Daisy
 
Hành trình phương đông08 10
Hành trình phương đông08 10Hành trình phương đông08 10
Hành trình phương đông08 10Vo Hieu Nghia
 
Hợp nhất linh hồn - Sal Rachel
Hợp nhất linh hồn - Sal RachelHợp nhất linh hồn - Sal Rachel
Hợp nhất linh hồn - Sal RachelBoy Xda
 
Đêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh HồnĐêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh HồnLittle Daisy
 
Bi phepluyendao 
Bi phepluyendao Bi phepluyendao 
Bi phepluyendao lyquochoang
 
Song voi tam tu
Song voi tam tuSong voi tam tu
Song voi tam tuHung Duong
 
Loving kindness song voi tam tu
Loving kindness   song voi tam tuLoving kindness   song voi tam tu
Loving kindness song voi tam tuLinh Hoàng
 
Song voi tam tu
Song voi tam tuSong voi tam tu
Song voi tam tuHung Duong
 
5.2 Bảy cung và tâm lý con người
5.2 Bảy cung và tâm lý con người5.2 Bảy cung và tâm lý con người
5.2 Bảy cung và tâm lý con ngườiLittle Daisy
 
7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết 7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết Little Daisy
 
Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã Little Daisy
 

Similar to Những Cột Mốc trên Đường Đạo (20)

Loi ngo tu coi tam linh a5new
Loi ngo tu coi tam linh a5newLoi ngo tu coi tam linh a5new
Loi ngo tu coi tam linh a5new
 
Lời ngỏ từ cõi tâm linh
Lời ngỏ từ cõi tâm linhLời ngỏ từ cõi tâm linh
Lời ngỏ từ cõi tâm linh
 
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
 
Hành trình phương đông08 10
Hành trình phương đông08 10Hành trình phương đông08 10
Hành trình phương đông08 10
 
Hợp nhất linh hồn
Hợp nhất linh hồnHợp nhất linh hồn
Hợp nhất linh hồn
 
Hợp nhất linh hồn - Sal Rachel
Hợp nhất linh hồn - Sal RachelHợp nhất linh hồn - Sal Rachel
Hợp nhất linh hồn - Sal Rachel
 
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại ĐạoGiới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
 
Duyên Khởi
Duyên KhởiDuyên Khởi
Duyên Khởi
 
Đêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh HồnĐêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh Hồn
 
Vòng luân hồi卍 đây quả thật là lời dạy của đức thế tôn hai pháp có thể hiểu b...
Vòng luân hồi卍 đây quả thật là lời dạy của đức thế tôn hai pháp có thể hiểu b...Vòng luân hồi卍 đây quả thật là lời dạy của đức thế tôn hai pháp có thể hiểu b...
Vòng luân hồi卍 đây quả thật là lời dạy của đức thế tôn hai pháp có thể hiểu b...
 
Tiềm thức
Tiềm thứcTiềm thức
Tiềm thức
 
Bi phepluyendao 
Bi phepluyendao Bi phepluyendao 
Bi phepluyendao 
 
Song voi tam tu
Song voi tam tuSong voi tam tu
Song voi tam tu
 
Loving kindness song voi tam tu
Loving kindness   song voi tam tuLoving kindness   song voi tam tu
Loving kindness song voi tam tu
 
Song voi tam tu
Song voi tam tuSong voi tam tu
Song voi tam tu
 
Chuyển pháp luân
Chuyển pháp luânChuyển pháp luân
Chuyển pháp luân
 
5.2 Bảy cung và tâm lý con người
5.2 Bảy cung và tâm lý con người5.2 Bảy cung và tâm lý con người
5.2 Bảy cung và tâm lý con người
 
7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết 7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết
 
Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã
 
Đại Đạo Tam Bảo
Đại Đạo Tam BảoĐại Đạo Tam Bảo
Đại Đạo Tam Bảo
 

More from Little Daisy

Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Little Daisy
 
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Little Daisy
 
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền ThanhMaitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền ThanhLittle Daisy
 
Karma và Luân Hồi.pdf
Karma và Luân Hồi.pdfKarma và Luân Hồi.pdf
Karma và Luân Hồi.pdfLittle Daisy
 
Kinh tế nhân văn
Kinh tế nhân vănKinh tế nhân văn
Kinh tế nhân vănLittle Daisy
 
Thái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên ThầnThái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên ThầnLittle Daisy
 
Phát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề TâmPhát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề TâmLittle Daisy
 
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa CầuThánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa CầuLittle Daisy
 
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạoÝ nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạoLittle Daisy
 
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếuLittle Daisy
 
6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn 6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn Little Daisy
 
5.3. Các rối loạn tâm lý
5.3. Các rối loạn tâm lý5.3. Các rối loạn tâm lý
5.3. Các rối loạn tâm lýLittle Daisy
 
4. Thanh luyện tứ hạ thể
4. Thanh luyện tứ hạ thể4. Thanh luyện tứ hạ thể
4. Thanh luyện tứ hạ thểLittle Daisy
 
3. Năm giới răn
3. Năm giới răn3. Năm giới răn
3. Năm giới rănLittle Daisy
 
2. Cấu tạo con người
2. Cấu tạo con người 2. Cấu tạo con người
2. Cấu tạo con người Little Daisy
 
1. Tổng quan Minh Triết Thiêng Liêng
1. Tổng quan Minh Triết Thiêng Liêng1. Tổng quan Minh Triết Thiêng Liêng
1. Tổng quan Minh Triết Thiêng LiêngLittle Daisy
 
Những việc cần làm khi căng thẳng
Những việc cần làm khi căng thẳngNhững việc cần làm khi căng thẳng
Những việc cần làm khi căng thẳngLittle Daisy
 
Dong what maters in the times of stress
Dong what maters in the times of stressDong what maters in the times of stress
Dong what maters in the times of stressLittle Daisy
 
LINH HỒN, Tính chất của sự sống
LINH HỒN, Tính chất của sự sốngLINH HỒN, Tính chất của sự sống
LINH HỒN, Tính chất của sự sốngLittle Daisy
 

More from Little Daisy (20)

Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
 
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
 
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền ThanhMaitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
 
Karma và Luân Hồi.pdf
Karma và Luân Hồi.pdfKarma và Luân Hồi.pdf
Karma và Luân Hồi.pdf
 
Kinh tế nhân văn
Kinh tế nhân vănKinh tế nhân văn
Kinh tế nhân văn
 
Thái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên ThầnThái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên Thần
 
Antahkarana.pdf
Antahkarana.pdfAntahkarana.pdf
Antahkarana.pdf
 
Phát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề TâmPhát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề Tâm
 
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa CầuThánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
 
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạoÝ nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
 
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
 
6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn 6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn
 
5.3. Các rối loạn tâm lý
5.3. Các rối loạn tâm lý5.3. Các rối loạn tâm lý
5.3. Các rối loạn tâm lý
 
4. Thanh luyện tứ hạ thể
4. Thanh luyện tứ hạ thể4. Thanh luyện tứ hạ thể
4. Thanh luyện tứ hạ thể
 
3. Năm giới răn
3. Năm giới răn3. Năm giới răn
3. Năm giới răn
 
2. Cấu tạo con người
2. Cấu tạo con người 2. Cấu tạo con người
2. Cấu tạo con người
 
1. Tổng quan Minh Triết Thiêng Liêng
1. Tổng quan Minh Triết Thiêng Liêng1. Tổng quan Minh Triết Thiêng Liêng
1. Tổng quan Minh Triết Thiêng Liêng
 
Những việc cần làm khi căng thẳng
Những việc cần làm khi căng thẳngNhững việc cần làm khi căng thẳng
Những việc cần làm khi căng thẳng
 
Dong what maters in the times of stress
Dong what maters in the times of stressDong what maters in the times of stress
Dong what maters in the times of stress
 
LINH HỒN, Tính chất của sự sống
LINH HỒN, Tính chất của sự sốngLINH HỒN, Tính chất của sự sống
LINH HỒN, Tính chất của sự sống
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Những Cột Mốc trên Đường Đạo

  • 1. Những Cột Mốc trên Đường Đạo
  • 2. Tài liệu tham khảo 2 ▪ Từ Bethlehem đến Calvary, Alice Bailey ▪ Điểm Đạo trong Nhân Loại và Thái Dương Hệ, Alice Bailey ▪ Thầy Michael D. Robbins bình giảng cuốn “Điểm Đạo trong Nhân Loại và Thái Dương Hệ”: https://www.minhtrietmoi.org/WPress/diem-dao-trong-nhan-loai-va-thai-duong-he ▪ Bài giảng “Hành trình của Linh Hồn”, Thầy David Hopper ▪ Tiểu luận Thái Dương Thiên Thần và Hoa Sen Chân Ngã, Thầy Lâm Văn Kiệt ▪ Bài thuyết trình về Ba Thập Giá – Chị Jade Hằng
  • 3. ▪ Điểm Đạo là chủ đề cơ bản và trọng tâm trong Triết Học Nội Môn (Esoteric Philosophy), những Cột Mốc trên con đường đi đến giác ngộ. ▪ Tầm quan trọng của việc hiểu về Đường Đạo như một hành trình tăng tiến tuần tự từng bước. ▪ Giác Ngộ (Enlightenment) mang tính tăng tiến tuần tự (tiệm ngộ), quá trình đồng nhất ngày càng nhiều hơn với ánh sáng của linh hồn. 3 Thánh Đạo - Con Đường đến Giác Ngộ, Giải Thoát
  • 4. ▪ Tuy vậy, công việc vừa tăng tiến từng bước, vừa mang tính đồng thời. Ví dụ: Cuộc điểm đạo 1 nhấn mạnh vào việc làm chủ khía cạnh thể xác của phàm ngã, nhưng đồng thời cũng thanh luyện thể cảm dục và thể trí. ➢ Lý do tại sao mất nhiều kiếp sống để đạt tới điểm đạo 1, trong khi các cuộc điểm đạo kế tiếp sẽ diễn ra nhanh chóng hơn (chỉ vài kiếp sống, hoặc trong một số trường hợp đặc biệt, chỉ trong 1 kiếp sống) nhờ công việc chuyển hóa cần thiết đã được thực hiện phần nào. 4 Thánh Đạo - Con Đường đến Giác Ngộ, Giải Thoát
  • 5. Thánh Đạo - Con Đường đến Giác Ngộ, Giải Thoát ▪ Sự tiến bộ trên Đường Đạo luôn kéo theo sự thanh luyện của thể trí, tình cảm và các ham muốn hồng trần để ánh sáng của linh hồn có thể tỏa chiếu qua phàm ngã ngày càng ít bị cản trở hơn. ▪ (A paradoxical process) Chúng ta phải soi sáng những góc tối của phàm ngã để trải nghiệm ánh sáng của linh hồn rõ ràng hơn. Soi sáng phàm ngã là mời gọi ánh sáng của chân ngã (linh hồn) vào đời sống. ▪ Cấp bậc điểm đạo được đo lường bởi mức độ ánh sáng linh hồn biểu đạt qua phàm ngã. Trong khi linh hồn trên đường đạo luôn biểu lộ qua ba thể của phàm ngã, vận cụ nào nó tập trung chuyển hóa nhiều hơn biểu thị cuộc điểm đạo mà linh hồn đang hướng tới. 5
  • 6. Nguyên Lý Phân Cấp (Principle of Hierarchy) ▪ Quy Luật chi phối sự tiến hóa trong tự nhiên (trong một giới và giữa các giới) và vũ trụ. ▪ Dù đây là nguyên lý phổ quát, nó không phủ nhận Nguyên Lý Bình Đẳng (Principle of Equality). ▪ Vạn vật đều phải được xem xét từ hai góc độ: sự sống (life) và tâm thức (consciousness). ➢ Từ góc độ sự sống, tất cả đều hoàn toàn bình đẳng trong vũ trụ. Tất cả đều là những tế bào trong cơ thể của Sự Sống Duy Nhất (One Life). Mối quan tâm ngày càng tăng của nhân loại về bình đẳng xã hội và bảo vệ môi trường thể hiện sự thật này. ➢ Từ góc độ tâm thức, sẽ và không thể tránh khỏi có sự phân cấp. 6
  • 7. Nguyên Lý Phân Cấp (Principle of Hierarchy) ▪ Tiến hóa tinh thần là tiến hóa tâm thức chứ không phải sự sống. Bởi sự sống vốn luôn hiện hữu trong khi tâm thức phải trở thành (Life is, while consciousness must become). ▪ Ngoài yếu tố về nuôi dưỡng, giáo dục thời thơ ấu và môi trường lớn lên, còn có khác biệt nội tại trong sự phát triển tâm thức của mỗi người: bởi lịch sử các kiếp lâm phàm khác nhau, tốc độ và cách thức khai mở tâm thức khác nhau… ▪ Cho dù ta đứng ở đâu trên chiếc thang tiến hóa, luôn luôn sẽ có những vị tiến hóa hơn ta và những người khác kém phát triển hơn ta. 7
  • 8. Khoáng Vật Mineral Tinh Thần Spiritual Thực Vật Vegetable Động Vật Animal Con Người Human Sự tiến hóa của tâm thức Evolution of Consciousness Tâm thức trì trệ Inert consciousness Tâm thức hữu tình Sentient consciousness Tâm thức bản năng Instinctual consciousness Tự ngã thức Self- consciousness Tâm thức nhóm Group consciousness Đồng nhất với phương diện HÌNH TƯỚNG Identified with FORM aspect Đồng nhất với phương diện SỰ SỐNG Identified with LIFE aspect Biệt lập ngã tính Individualization Điểm đạo Initiation Trận chiến Battlefield Nguồn: Tài liệu môn Spiritual Ecology QU 330, trường nội môn Morya Federation
  • 9. 9 Các giai đoạn trên Đường Đạo
  • 10. Điểm Đạo – Tiến nhập vào cõi giới mới ▪ Điểm đạo biểu thị bước vào một giai đoạn đời sống mới, mở ra những tầm nhìn, tiết lộ rộng lớn hơn và nhận thức mới mẻ, cũng như những thấu hiểu về cuộc sống mà trước đó chưa nhận ra. ▪ Chuỗi 4 cuộc điểm đạo là sự chuyển tiếp từ giới thứ 4 (nhân loại) vào giới thứ 5 – vương quốc linh hồn. [Mỗi linh hồn con người được xem như thành viên dự bị giới thứ 5, và sự gia nhập chính thức khi linh hồn đã hoàn toàn làm chủ phàm ngã] ▪ Một người phải trở thành điểm đạo đồ trước khi được điểm đạo. 10
  • 11. Điểm Đạo ❖Thay đổi điểm trụ của tâm thức (sự phân cực) ❖ Nâng cao sự thấu hiểu tâm linh ▪ Với mỗi cuộc điểm đạo, con mắt thứ 3 được mở ra thêm một chút. “Con mắt của tầm nhìn” giúp phân biện tốt hơn và thấu hiểu được mục đích ẩn sau các hình tướng và sự kiện bên ngoài. Qua đó, cuộc sống sẽ được thấy bớt tính ngẫu nhiên hơn và nhận ra tính chất mặc khải của hoàn cảnh. ❖ Tiến sâu hơn vào Phòng Minh Triết. ▪ Tăng cường khả năng phân biệt giữa cái Thật và Không Thật. ▪ Phòng Minh Triết biểu thị rằng một người đã siêu việt trí tuệ, từ đó chạm vào cội nguồn minh triết thiêng liêng. Minh Triết không xuất hiện qua việc từ chối tri thức, mà dựa trên (và siêu việt) tri thức. 11
  • 12. Điểm Đạo ▪ Mỗi cuộc điểm đạo đánh dấu việc làm chủ một cõi giới và tiến vào cõi giới tiếp theo. →Như được thăng tiến trong công việc, kèm theo nhiều trách nhiệm hơn. ▪ Không phải phàm ngã mà Linh Hồn hay sau này là Tinh Thần nhận điểm đạo trên các cõi nội giới cao thâm (nên các cuộc điểm đạo trước khi Giác Ngộ thường không được nhận biết một cách hữu thức). ▪ Tuy nhiên, điểm đạo cũng thường tương ứng với một sự kiện tâm linh trong đời sống hồng trần. 12
  • 13. Điểm Đạo – Hy sinh và buông bỏ ▪ Mỗi cuộc điểm đạo đều liên quan đến một sự hy sinh nhất định, từ bỏ cái gì đó mà phàm ngã đã quen đồng hóa với nó. Đường đạo phần lớn được chi phối bởi các quá trình chết và phục sinh ▪ Đó là cái chết của những định nghĩa trước đó về bản thân và sự phục sinh vào một phương diện cao cả hơn của bản thể tinh thần, linh hồn. ▪ Vượt ngoài nỗi đau, phàm ngã cảm nhận rằng linh hồn sẽ mang đến cho nó một sự sống mới và ý nghĩa qua quá trình buông bỏ. ▪ Cần có niềm tin. ▪ Hy sinh (cùng Tình Thương Vô Kỷ, tinh thần Phụng Sự) là thiên hướng của Linh Hồn, bản chất của sự chuyển hóa tinh thần và điều kiện tiên quyết của điểm đạo. 13
  • 14. Điểm đạo – Khủng hoảng - Vùng Đất Cháy ▪ Khủng hoảng (thể chất, tình cảm, tâm trí) không thể tránh khỏi khi tiếp cận điểm đạo. ▪ Đôi khi được gọi là vùng đất cháy (the burning ground), khủng hoảng đại diện cho những thử thách để xác nhận sự sẵn sàng (hay chưa) để điểm đạo và xứng đáng với trách nhiệm đi kèm. ▪ Khủng hoảng có thể dữ dội hoặc kéo dài nhiều năm cuộc đời. ▪ Thường do phàm ngã kháng cự sự thống trị của linh hồn. Vì thực ra linh hồn tìm cách hợp tác với phàm ngã chứ không phải hủy diệt nó. 14
  • 15. Điểm đạo – Khủng hoảng - Vùng Đất Cháy ▪ Thường đáng sợ và đau đớn: thể hiện sự thay đổi hoàn toàn, liên quan đến cái chết của lối sống cũ, ra khỏi vùng an toàn cũ và đánh dấu bước nhảy vào cái mới. ▪ Dạng khủng hoảng mà một người phải đối mặt được xác định bởi cuộc điểm đạo cụ thể mà người ấy đang tiến gần. ▪ Khủng hoảng luôn đến trước một cuộc điểm đạo, như tiền sảnh dẫn đến cánh cổng điểm đạo. ➢ Để đến cánh cổng điểm đạo phải đi qua vùng đất cháy. 15
  • 16. Điểm đạo – Khủng hoảng - Vùng Đất Cháy ❖ Khủng hoảng là cơ hội thay đổi và chuyển hóa ▪ Với khủng hoảng nối tiếp khủng hoảng trong đời mình, liệu ta có thực sự học được gì từ chúng? ▪ Ta sẽ được kiểm tra, thử thách để đồng bộ trải nghiệm/tri thức trong tâm thức điều mà ta đã học được. ▪ Kết quả tích cực sẽ là nhiều tỏa chiếu từ Linh Hồn hơn và trải nghiệm học được sẽ được lưu chứa trong Bản Thể (Chân Ngã - Thể Nguyên Nhân và những Nguyên Tử Thường Tồn). 16
  • 17. Điểm Đạo và Bác Ái (Bồ Đề Tâm) ▪ Mặc dù mỗi cuộc điểm đạo đều liên quan đến sự chuyển hóa phàm ngã, tình thương yêu được vun bồi vào đời sống cũng là một yếu tố chủ chốt. ▪ Khi tình thương cho mọi chúng sinh được cảm nhận bên trong, và đôi mắt từ bi hướng đến những nhu cầu của người khác → đáp ứng một trong những yêu cầu để đi qua cánh cổng điểm đạo. ➢ Ngọn lửa bác ái tỏa chiếu từ hiện hữu của một người và hơi ấm của nó giúp nâng cao tinh thần người khác. ▪ Bác ái là năng lượng khiến một người nhận thức được về tính thống nhất nền tảng của vạn vật. 17
  • 18. Điểm Đạo và Bác Ái (Bồ Đề Tâm) ▪ Tình yêu dành cho một người cụ thể, dù vẫn thiêng liêng theo cách riêng của nó, nhưng tình yêu như vậy khá là cá nhân (thuộc phàm ngã) và đa cảm (sentimental). ▪ Còn lòng bác ái của đường đạo vốn vô tư,vô ngã, không dính mắc. Bác ái là dạng tình thương cao cả, rộng lớn và bao gồm hơn, biểu hiện như tình thương với nhân loại, với toàn thể… ▪ Mỗi cung có cách thể hiện bác ái theo sắc thái riêng của chúng. 18
  • 19. Điểm Đạo – Thay đổi trong chất liệu nguyên tử ▪ Mỗi vận cụ của phàm ngã được cấu tạo bởi chất liệu sống động được gọi là các tinh linh (elementals). Các tinh linh này có mật độ khác nhau, liên quan đến trải nghiệm khác nhau trong tâm thức, từ thanh cao đến trần tục. ▪ Sự tiến hóa tinh thần liên quan đến việc thay đổi hóa học của các vận cụ để chất liệu của nó trở nên bớt trọng trược và tinh tế hơn, thông qua việc thanh luyện các thể thấp của phàm ngã để có được một thân thể mạnh khỏe, những cảm xúc tốt đẹp và tư tưởng thanh cao. ▪ Cấp độ chất liệu cao nhất trong mỗi vận cụ được gọi là nguyên tử. ▪ Các bậc điểm đạo biểu thị % chất liệu nguyên tử hiện diện trong mỗi vận cụ. Quá trình này hoàn thành ở cuộc điểm đạo 4, biểu thị thể trí và thể cảm dục giờ đây hoàn toàn cấu tạo bởi chất liệu nguyên tử. 19
  • 20. Điểm Đạo – Thay đổi trong chất liệu nguyên tử ▪ Trước khi một người nhận những bậc điểm đạo cao hơn và đạt được giải thoát, anh ta phải thành tựu ít nhất, những điều kiện sau trong tâm thức: ▪ Đưa các thể hạ trí, thể cảm dục và thể xác vào chỉnh hợp với Linh Hồn – như một toàn thể hợp nhất. ▪ Chất liệu của ba thể thấp được thay thế với những năng lượng tương ứng cao hơn từ Tam Nguyên Tinh Thần (Bồ Đề + Trí Tuệ). Tỉ lệ chất liệu thay thế và sự Hợp Nhất Linh hồn của 3 thể thấp: ➢ Điểm đạo bậc 1 là 25% ➢ Điểm đạo bậc 2 là 50% ➢ Điểm đạo bậc 3 là 75% 20
  • 21. 21 Đường Antahkarana – Cây cầu vồng
  • 22. Điểm Đạo – Đồng Bộ Hóa Rung Động ▪ Mức rung động của linh hồn được xác định bởi minh triết chứa đựng trong thể nguyên nhân và cung năng lượng của nó. ▪ Mức rung động của phàm ngã được xác định bởi cung năng lượng chi phối nó và bản chất ba vận cụ (thể xác, thể tình cảm, thể trí) của nó. ➢ Sự sẵn sàng cho điểm đạo dựa trên mức động cộng hưởng và đồng bộ hóa rung động của phàm ngã và linh hồn. Khi những rung động này được đồng bộ hóa thì cánh cổng điểm đạo mở ra. ➢ Thanh luyện phàm ngã, nâng cao rung động. 22
  • 23. Điểm Đạo – Đồng Bộ Hóa Rung Động ❖ Sức mạnh của âm thanh và lời nói ▪ Âm thanh là lực sáng tạo cơ bản nhất trong vũ trụ. ▪ Âm thanh là chìa khóa khởi xướng hành động sáng tạo cho công việc phụng sự của linh hồn. ▪ Việc chuẩn bị cho điểm đạo: cần chú ý đến lời nói và tác động rung động của nó lên người khác. ➢ Chánh ngữ và ái ngữ, nói lời tử tế và xây dựng. 23
  • 24. Điểm Đạo – Đồng Bộ Hóa Rung Động ❖ Thanh luyện tâm trí bằng thiền định ▪ Trong cõi giới cao của linh hồn, mọi âm thanh, lời nói tạo nên những tác động mạnh mẽ đến các cõi thấp hơn của tư tưởng, tình cảm và đời sống hồng trần. ▪ Do đó người đệ tử phải học cách bằng nội tâm tiến vào sự thinh lặng của các chốn cao thâm để tạo nên những tác động mong muốn trong thế giới bên ngoài. Đó là quá trình tiến vào sự thinh lặng của cõi bồ đề (cõi trực giác thiêng liêng) rồi sắp xếp ngôn từ thể hiện những trực giác đó như một hoạt động phụng sự. 24
  • 25. Điểm Đạo – Đồng Bộ Hóa Rung Động ❖ Thanh luyện tâm trí bằng thiền định ▪ Khả năng đi vào sự tĩnh lặng của các cõi cao được phát triển phần lớn nhờ thiền định. ▪ Thiền định là thực hành không thể thiếu trên Đường Đạo, giúp siêu việt hoạt động của tâm trí và nhờ đó tiến vào trường nhận thức vượt ngoài ảnh hưởng của chitta (chuyển động không kiểm soát của chất trí). ▪ Thiền định dần dần đánh thức chúng ta đến sự thinh lặng của các chốn cao thâm để tiến vào vương quốc của linh hồn. 25
  • 26. Điểm Đạo – Bớt ngã mạn ▪ Sự ngã mạn (ahamkara) dần dần biến mất khi sự phát triển tinh thần tiến triển. ▪ Tuy nhiên, khi người đệ tử tiến bước trên đường Đạo, cái tôi (ahamkara) trở nên càng vi tế. ➢ Người đệ tử cần tăng cường canh chừng, quán sát tâm mình. ▪ Điểm đạo biểu thị mức độ vô ngã nhất định. 26
  • 27. 27 (Hình ảnh: Tài liệu MF Great Quest)
  • 28. 28 (Hình ảnh: Tài liệu MF Great Quest)
  • 29. 29 (Tài liệu MF Great Quest)
  • 30. 30
  • 31. 31 Đọc thêm - Hành trình của linh hồn – Các giai đoạn trên đường đạo tại: https://www.minhtrietmoi.org/WPress/cac-giai-doan-cua-duong-dao/
  • 32. 32 Các cấp độ tâm thức Áp dụng chiêm tinh nội môn
  • 33. ▪ Chủ đề của ba Thập Giá là sự dung hợp và hội nhập. ▪ Thập giá Khả Biến - Sự dung hợp (fusion) của phàm ngã thành một tổng thể hoạt động; ▪ Thập giá Cố Định - Sự dung hợp của linh hồn và phàm ngã một cách hữu thức; ▪ Thập giá Chủ Yếu (Cơ Bản) - Sự dung hợp của thể biểu lộ tam phân của thánh linh – Chân Thần, Chân Ngã (Linh Hồn) và phàm ngã – để cho có một sự xuất hiện của các năng lượng phối hợp, năng lực để bao gồm và sự biểu hiện đầy đủ một cách đồng thời, trong thời gian và không gian của sự sống. ▪ Trong chiêm tinh học nội môn, Ba Thập Giá chỉ ba cấp độ phát triển cơ bản của tâm thức con người, ba giai đoạn của Thánh đạo. 33 Ba thập giá cấp độ tâm thức
  • 34. Ba thập giá cấp độ tâm thức 34 Thập giá Khả biến Thập Giá Đấng Christ Ẩn Tàng ▪ Tâm thức: phàm ngã. ▪ Tập trung: sự sống sắc tướng. ▪ Mục đích: kinh nghiệm (Cung 3). ▪ Chi phối: đám đông, đa số nhân loại. ▪ Con người hoàn toàn bị đồng nhất với phàm ngã và các thế giới của bản ngã thấp hơn. ▪ Ảnh hưởng năng lượng: tạo ra các hoàn cảnh chi phối, thay đổi. ▪ Kết thúc: phàm ngã tích hợp, chí nguyện, bắt đầu đi trên đường đạo. Thập giá Cố định Thập Giá Đấng Christ Khổ Hình ▪ Tâm thức: Linh Hồn. ▪ Tập trung: sự sống của linh hồn. ▪ Mục đích: Tiết lộ bản chất thật sự của linh hồn - Bác ái (Cung 2). ▪ Chi phối: Đệ tử (dự bị, nhập môn, hữu thệ); Điểm đạo 1-2-3. ▪ Con người bị căng ra trên thập giá bằng sự chọn lựa có hướng dẫn và ý định bất biến của linh hồn. ▪ Ảnh hưởng: tạo các cuộc khủng hoảng để tái định hướng tới Linh Hồn. Thập giá Chủ yếu Thập Giá Đấng Christ Phục Sinh ▪ Tâm thức: Tinh Thần. ▪ Tập trung: sự sống của tinh thần. ▪ Mục đích: giải thoát, siêu việt, hợp nhất (Cung 1). ▪ Chi phối: Điểm đạo đồ; Điểm đạo bậc 4-5. ▪ Tinh thần bị khổ hình. Con đường Hy sinh. Trạng thái tâm thức Cao siêu.
  • 35. ❖ Đối với đa số nhân loại: Trên Thập Giá Khả Biến, con người bị khổ hình không nhìn thấy hình ảnh nào. Y đau đớn, thống khổ, ham muốn, cố gắng, là nạn nhân ở bề ngoài của các hoàn cảnh, và được phân biệt bằng tầm nhìn bị che khuất và các khao khát còn phôi thai (inchoate longings). Các điều này dần dần thành hình cho đến khi y đạt tới giai đoạn mặc nhận và ao ước (acquiescence and aspiration). ❖ Đối với điểm đạo đồ: Trên Thập Giá Cơ Bản, mục tiêu và sự hoàn thiện hợp nhất của hai thập giá hình trước kia trở nên hầu như hiện ra, một cách lờ mờ và một cái nhìn của ý định hợp nhất của Ba Ngôi của Tam Vị Nhất Thể ẩn bên dưới xuất hiện một cách rõ ràng. Ba thập giá cấp độ tâm thức 35
  • 36. Ba thập giá cấp độ tâm thức ❖ Đối với người chí nguyện, đệ tử: ▪ Trên Thập Giá Cố Định, y bắt đầu hiểu được toàn thể mục tiêu của kinh nghiệm trên Thập Giá Khả Biến (về phần nhân loại) và hiểu được rằng có một mục tiêu của Thánh Đoàn mà có thể chỉ hiểu được bởi người nào muốn chịu khổ hình trên Thập Giá đó. ▪ Y đạt đến giai đoạn trách nhiệm, ngã thức và định hướng đúng đắn. Ở giai đoạn này, Thiên Cơ của Thượng Đế bắt đầu hình thành trong tâm thức của y. 36
  • 37. Ba thập giá cấp độ tâm thức – Biểu tượng 37 THẬP GIÁ KHẢ BIẾN: thay đổi vật chất và chuyển động không ngừng. Thập Giá Khả biến nắm giữ bí ẩn của hình tướng. THẬP GIÁ CỐ ĐỊNH: con người trở nên giác ngộ và biết được các hiệu quả của chu kỳ được hoàn tất (được chỉ dẫn bằng vòng tròn). Thập Giá Cố Định là bí ẩn của linh hồn hay của thực thể có ý thức tự tri. THẬP GIÁ CHỦ YẾU: tam giác của Chân Thần biểu lộ cộng với ba chu kỳ của bốn năng lượng, được tập trung và phối hợp trong sự hợp nhất Thập Giá Chủ yếu là bí ẩn của chính Sự sống.
  • 38. Ba thập giá cấp độ tâm thức ▪ Thập Giá Khả Biến ‒ đưa đến các tình huống vốn dĩ sẽ tạo ra các chu kỳ thay đổi lớn trong sự sống của hành tinh, của một giới trong thiên nhiên hoặc của một con người. Mercury đóng một vai trò trong việc này. ▪ Thập Giá Cố Định ‒ theo trình tự, mang lại cho các thay đổi bên trong này một vài điểm chuyển biến lớn không thể tránh khỏi và cơ hội rõ rệt hiện tại. Saturn có tác dụng vượt trội trong việc tạo ra sự kiện này. ▪ Thập Giá Chủ Yếu ‒ có trách nhiệm trong việc mang lại một vài điểm tổng hợp lớn, theo trình tự của cả sự thay đổi lẫn sự tổng hợp. Jupiter có trách nhiệm cho việc tập trung các năng lượng ở điểm này. 38
  • 39. Ba thập giá cấp độ tâm thức Thập giá giúp chúng ta nhìn lá số chiêm tinh một cách tổng thể. ▪ Xác định mức độ tiến hóa của chủ lá số: ➢Các chủ tinh ngoại môn chi phối phàm ngã. ➢Các chủ tinh nội môn ảnh hưởng linh hồn. Trong sự tiến bộ của linh hồn, một trong 4 cung của mỗi Thập giá thì có tầm quan trọng nhiều hơn các cung khác. (EA 147) ▪ Thập Giá Khả Biến ........ Song Ngư. ▪ Thập Giá Cố Định ......... Hổ Cáp. ▪ Thập Giá Cơ Bản ........... Ma Kết. 39
  • 40. 40 Chủ tinh của các dấu hiệu hoàng đạo ▪ Chủ tinh ngoại môn (phàm ngã): Vòng tròn màu xám trong cùng. ❖ Chủ tinh nội môn (đệ tử, người chí nguyện): Vòng tròn màu xanh lá. ▪ Chủ tinh huyền giai (điểm đạo đồ): Vòng tròn màu vàng. *Chủ tinh của một dấu hiệu là hành tinh có tác động quan trọng nhất của dấu hiệu đó. Các dấu hiệu hoàng đạo bộc lộ những phẩm chất, đặc điểm tương tự như chủ tinh của chúng.
  • 42. 42 Chiếc đồng hồ cát của tiến hóa Trí tuệ (Intellect) Bản năng (Instinct) Trực giác (Intuition) Thập giá Khả Biến (Mutable Cross) Thập giá Cố Định (Fixed Cross) Thập giá Chủ Yếu (Cardinal Cross) Thời gian
  • 43. Bảy Giới - Seven Kingdoms Nhân Loại Humanity 5th 7th 6th 4th 3rd 1st 2nd Sự Sống Hành Tinh Planetary Lives Giới Linh Hồn Kingdom of Souls Thực Vật Vegetable Khoáng Vật Mineral Sự Sống Thái Dương Solar Lives Động Vật Animal “Con người có các cội nguồn của mình trong cả ba giới; tất cả đã đóng góp vào thiết bị của y. Con người là đại-thiên-địa của tiểu-thiên-địa thấp kém hơn; con người là mắc xích hợp nhất ba giới thấp với ba giới cao”. (Alice Bailey, Tâm lý học nội môn I, trang 231) Sơ đồ từ tài liệu môn Spiritual Ecology QU 330, trường nội môn Morya Federation
  • 44. Hợp nhất các đối cực – nhị nguyên 44
  • 45. Đối cực giữa Phàm Ngã (Mặt Trời) và Linh Hồn (Mọc) 45 …”khi sự tiếp xúc với linh hồn được thiết lập tương xứng – dẫn tới kết quả là một kiếp sống mà trong đó phàm ngã phát triển cao siêu và mạnh mẽ trở thành, trong chính nó, Kẻ Chặn Ngõ (Dweller on the Threshold). Lúc đó Thiên Thần Hiện Diện (Angel of the Presence) và Kẻ Chặn Ngõ đứng đối diện và một điều gì đó lúc bấy giờ phải được thực hiện [cuộc chiến]. Sau rốt, ánh sáng của phàm ngã tàn tạ và suy giảm trong ngọn lửa rực rỡ tỏa ra từ Thiên Thần. Lúc đó cái rực rỡ to tát xóa nhòa cái rực rỡ yếu hơn. Tuy nhiên, việc này chỉ có thể xảy ra khi phàm ngã khát khao tiến nhập vào mối liên hệ này với Thiên Thần, nhận ra chính nó như là Kẻ Chặn Ngõ và – khi trở thành đệ tử ‒ bắt đầu cuộc chiến giữa các cặp đối cực đồng thời nhập vào các thử thách của Hổ Cáp.” (EA 208)
  • 46. Hợp nhất các đối cực Thái dương hệ của chúng ta được nói đến như là thái dương hệ có “bản chất nhị nguyên” (bác ái ‒ minh triết) và chính nhiệm vụ chính của con người là “điều hòa các cặp đối cực”. Do đó, chủ đề của nhị nguyên xuyên suốt toàn bộ lịch sử phát triển của con người. Trên tất cả ba cõi phát triển của con người, sự hòa giải đang diễn ra. ▪ (1) Trên cõi trần, chúng ta thấy có sự hòa nhập của các mãnh lực trọng trược và lực tinh anh. Việc hoà nhập này được hoàn thành trên Con Đường Thanh Luyện. ▪ (2) Trên cõi cảm dục, việc giải quyết các cặp đối cực phải xảy đến. Việc này được hoàn tất trên Con Đường Đệ Tử. ▪ (3) Trên cõi trí, Thiên Thần Hiện Diện và Kẻ Chặn Ngõ được mặt đối mặt. Sự tổng hợp của cả hai xảy ra trên Con Đường Điểm Đạo. (EA 54-55) 46
  • 47. Hợp nhất các đối cực ▪ Trên vòng đảo ngược (người đi trên đường Đạo được xem như là đi trên vòng ngược chiều kim đồng hồ), cuối cùng các dấu hiệu đối cực sẽ được hợp nhất. ▪ Hai cuối cùng phải trở thành Một. 12 dấu hiệu đối cực cần phải trở thành 6 hợp nhất, điều này được mang lại bằng sự dung hợp trong tâm thức của các đối cực (EA 346-348). ▪ Các hành tinh ở mỗi dấu hiệu sẽ kích thích dấu hiệu đối cực như nhau. ➢ Vd: Một người Sư tử duy trì được tính chất riêng của Sư tử cùng đồng thời với tính toàn thể (bao quát mọi mặt) của Bảo Bình. Y có thể hoạt động như một cá nhân tự hòa đồng hoàn hảo, đồng thời sở hữu một ý thức đại đồng hoàn toàn. 47
  • 48. Hợp nhất các đối cực ▪ Sau cùng các đối cực vẫn là theo quan điểm của lý trí con người, còn đối với điểm đạo đồ có trực giác đang hoạt động, chúng [12 dấu hiệu] hợp thành sáu mãnh lực lớn, vì điểm đạo đồ đã đạt được “quyền tự do của cả hai” (EA 348). ▪ Do ảo tưởng về chia rẽ mà chúng ta có khuynh hướng nhìn các đối cực là khác biệt, cần nhớ rằng chúng vốn kết nối nội tại với nhau. Trong chiêm tinh học nội môn, chúng không chỉ kết nối mà còn là chìa khóa quan trọng để mở ra hành trình tinh thần, hành trình chữa lành đi đến toàn thể, hợp nhất. ▪ Hợp nhất các đối cực là một khái niệm quan trọng cơ bản trong chiêm tinh học nội môn. Phát triển các phẩm tính của dấu hiệu đối cực một cách hữu thức đưa ta đến cấp độ tổng hợp và toàn thể (wholeness) cao hơn, nhờ đó tăng tốc hành trình tinh thần. 48
  • 49. Hợp nhất các đối cực ▪ Bằng cách dung hợp năng lượng và đặc tính của đối cực, chúng ta tạo ra về mặt năng lượng một vòng lặp tiến hóa (giống như biểu tượng vô cực) giúp tạo ra bước nhảy lượng tử đến một rung động Linh Hồn cao hơn. ▪ Khi phát triển các phẩm tính của dấu hiệu đối cực, ta tiến tới trung tâm (đi con đường trung đạo), cân bằng và hài hòa. Điều này giúp phá vỡ sự cứng nhắc ở một đầu cực và nâng tâm thức lên một cấp độ mới, giúp ta ý thức về các năng lượng vi tế hơn. 49
  • 50. 50 Sự khai mở của Hoa Sen Chân Ngã ▪ Thể Nguyên Nhân (Linh Hồn thể, Ngôi Đền Solomon, Hoa Sen Chân Ngã) là kho chứa minh triết được tích lũy từ nhiều kiếp sống. ▪ Thể nguyên nhân là nguồn gốc của xung lực tái sinh. Sau khi chết, tâm thức chúng ta dành một quãng thời gian trụ trong thể cảm xúc, sau đó nó tan rã và chết đi, rồi trong thể trí và nó cũng tan rã và chết đi. Và chúng ta quay trở lại thể nguyên nhân – hoa sen chân ngã trên cõi thượng trí để tiêu hoá hoàn toàn tất cả những gì mà lần nhập thế vừa qua thu gặt được và lên kế hoạch cho lần nhập thế sắp tới với sự giúp đỡ của vị thần trông nom của chúng ta, Đấng Thái Dương Thiên Thần.
  • 51. 51 Sự khai mở của Hoa Sen Chân Ngã ▪ Trong sinh mệnh nhỏ bé của con người, thể nguyên nhân còn chưa nhiều chói rạng và kích thước còn nhỏ, cũng như phạm vị còn hẹp. ▪ Người đã tiến hoá cao có một thể nguyên nhân với cánh hoa nở ra chói rạng sẽ tác động đến môi trường sống của anh ta với ánh sáng, tình thương và hy sinh. ▪ Thể nguyên nhân là kho báu của chúng ta, nó chứa đựng những phẩm chất tốt đẹp nhất của chúng ta. ▪ Om Mani Padme Hum
  • 52. 52 Sự khai mở của Hoa Sen Chân Ngã ▪ Hoa Sen Chân Ngã mới được tạo ra ở trên cõi phụ thứ ba của cõi trí. Nhưng khi con người tiến hóa, nó dần dần chuyển đến cõi thứ hai của cõi trí (nơi đó có các thể Chân Ngã của nhân loại tiến hóa, các đệ tử và các điểm đạo đồ). ▪ Mười hai cánh được chia thành 4 lớp, mỗi lớp ba cánh hoa. Lớp cánh trong cùng che giấu Bảo ngọc. ▪ Ở cuống Hoa Sen Chân Ngã là ba điểm ánh sáng mờ nhạt của ba hạt nguyên tử thường tồn.
  • 53. 53 Sự khai mở của Hoa Sen Chân Ngã ▪ Kích cỡ và màu sắc của Hoa Sen Chân Ngã phụ thuộc và giai đoạn tiến hóa của Chân Ngã. Tốc độ khai mở của các cánh hoa không đều, nó chậm chạp ở giai đoạn ban đầu và ngày càng nhanh chóng hơn (777). ▪ Lớp cánh hoa thứ nhất liên hệ với Phòng Vô Minh ▪ Lớp thứ hai với Phòng Học Tập ▪ Lớp thứ ba với Phòng Minh Triết.
  • 54. 54 Sự khai mở của Hoa Sen Chân Ngã ▪ Ở những giai đoạn tiến hóa ban đầu, Hoa Sen Chân Ngã có hình dạng của một búp sen với các cánh hoa xếp lên nhau và khối cầu bên ngoài không màu. Nhưng khi đến đúng thời điểm Hoa Sen Chân Ngã khai mở từng cánh hoa cho đến cuộc điểm đạo lần thứ ba, chín cánh hoa đã hoàn toàn khai mở và khối cầu bên ngoài giờ đây trở thành một khối cầu to lớn phát xạ, lấp lánh với mọi màu sắc cầu vồng. Ba nguyên tử thường tồn giờ đây trở thành ba ngọn lửa nhỏ rực cháy.
  • 55. 55 Tiến trình khai mở của Hoa Sen Chân Ngã ▪ Ba cánh trong cùng tạo thành lớp cánh hoa Tổng hợp ở dạng khép kín, úp vào trong che giấu “Bảo Ngọc Trong Hoa Sen”. Khi các lớp cánh hoa bên ngoài khai mở thì chúng sẽ tác động lên một cánh hoa tương ứng của lớp cánh hoa tổng hợp khiến nó cũng bắt đầu khai mở theo. ▪ Cuối cùng khi lớp cánh hoa Hi sinh khai mở hoàn toàn thì 3 cánh hoa của lớp Tổng hợp cũng khai mở trọn vẹn, tiết lộ Viên Ngọc Quý trong Hoa sen, con người được giải thoát.
  • 56. 56 Tiến trình khai mở của Hoa Sen Chân Ngã ▪ Cánh hoa thứ năm là cánh hoa then chốt trong sự phát triển của Hoa Sen Chân Ngã, sự khai mở hoàn toàn của nó đánh dấu con người nhận cuộc Điểm Đạo lần thứ nhất. ▪ Vào cuộc Điểm Đạo thứ hai, lớp cánh hoa thứ hai được khai mở hoàn toàn. Có sự phối kết và tương tác giữa hai lớp cánh hoa. ▪ Vào cuộc Điểm Đạo thứ ba, 9 cánh hoa hoàn toàn khai mở.
  • 57. 57 Tiến trình khai mở của Hoa Sen Chân Ngã ▪ Vào cuộc Điểm Đạo thứ tư, bảo ngọc (hoàn toàn hiển lộ) qua ánh sáng rực rỡ của nó, nhiệt tỏa ra mãnh liệt của nó, và dòng thần lực lưu xuất mãnh liệt của nó, tạo ra sự tan rã của hình hài chung quanh, sự tan vỡ của thể nguyên nhân, sự hủy diệt Thánh Điện Solomon và sự tan rã của hoa sen. Nhờ Quyền Trượng Điểm Đạo và những Quyền Linh Từ nhất định, Đấng Điểm Đạo mang lại các kết quả có một bản chất phối kết, chuyển hóa và giải thoát. [TCF 833]
  • 58. 58 Các giai đoạn trên Đường Đạo
  • 59. 59 Thức tỉnh – Ta là Ai? Ban đầu, Phàm ngã hoạt động như một thực thể riêng biệt, biểu đạt “cái Tôi” của nó trong tất cả những gì nó làm. Nó chưa được tích hợp hay ảnh hưởng bởi Linh Hồn và vẫn còn đồng nhất mạnh mẽ với các thể thấp, bị điều khiển bởi dục vọng vật chất và phản ứng cảm tính. Thông qua cái gọi là Thôi Thúc của Linh Hồn, Phàm ngã tỉnh thức về tinh thần. Bạn nhận ra rằng bạn sẽ muốn tìm kiếm và hiểu biết những chân lý cao cả về bản thân mình, và bản chất chân thật của riêng mình. Kết quả là, bạn trở thành một “người chí nguyện”. Đây là khởi đầu của Con Đường Giải Thoát! Sau khi tham thiền một thời gian và qua nhận thức mở rộng của chính người chí nguyện, cuối cùng anh ta đặt mình trên con đường hướng đến sự hợp tác trọn vẹn với Thiên Ý và Thiên Cơ Tiến Hóa. Mục tiêu ban đầu trong công việc tinh thần của bạn đó là tạo ra một “phàm ngã được tích hợp với Linh Hồn.”
  • 60. 60 Con Đường Dự Bị - Thanh Luyện và Lập Hạnh ❖ Giai đoạn chuẩn bị cho Thánh Đạo – Người Chí Nguyện ❖ Mantram: Hiểu mình – Tự nhận biết (Know thyself) ▪ Ảnh hưởng Cung 6 và khuynh hướng thần bí (mystic). ▪ Giai đoạn tiểu đệ tử (little chelaship): mơ hồ cảm nhận mục đích linh hồn. ▪ Lập Hạnh – vun bồi nhân cách, phẩm tính tốt đẹp là đặc tính trọng tâm của Con Đường Dự Bị. Kỷ luật tự giác. Nuôi dưỡng tình thương vô kỷ. ▪ Khả năng quán sát nội tâm và dần dần tự nhận biết, tự chủ suy nghĩ, cảm xúc và hành động dọn đường cho những sự mở rộng vĩ đại hơn của tâm thức và công việc phụng sự. ▪ Giai đoạn đệ tử trong ánh sáng (chela in the light, trong ánh sáng của minh triết và tình thương của người đệ tử tiền bối) cuối Con Đường Dự Bị.
  • 61. 61 Con Đường Đệ Tử - Thánh Đạo - Bát Chánh Đạo
  • 62. 62 Thánh Đạo và Tứ Thánh Quả Nguồn: Từ bài thuyết trình của Hội Thông Thiên Học Việt Nam tại Hoa Kỳ
  • 63. 63 Hành Tinh cai quản các cuộc Điểm Đạo Saturn – Thổ Tinh Lord of Karma Chúa Tể Nghiệp Quả. Ảnh hưởng mạnh ở 3 cuộc điểm đạo đầu tiên. Buộc ta làm công việc chuyển hóa khó nhọc để giải thoát khỏi nghiệp quả và rèn luyện phẩm chất, năng lực cho điểm đạo. Uranus – Thiên Vương Tinh Quyền năng, chăm nom ngọn lửa điện (lửa của Tinh Thần thuần khiết). Hành tinh phi cá nhân, liên quan nhiều đến thế hệ. Kích thích điện năng (electrify) cho thể nguyên nhân của người đệ tử ở lễ điểm đạo.
  • 64. 64 Điểm Đạo 1 Giáng Sinh tâm thức Christ trong trái tim
  • 65. 65 Điểm Đạo 1 – Giáng Sinh ▪ Người chí nguyện – Hài nhi Christ ▪ Tâm thức Christ (Linh Hồn) giáng sinh trong tim. Khởi sinh tình thương với nhân loại, chúng sinh. ▪ Sinh ra lần thứ 2, thay đổi hoàn toàn quan điểm sống. Nhập lưu vào dòng Thánh, thực sự bắt đầu Con Đường Đệ Tử ▪ Chịu ảnh hưởng: Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Diêm Vương Tinh, Vulcan (Thợ Rèn của Thượng Đế). ▪ Trọng tâm: làm chủ thể xác. ▪ Khoảng 10% nhân loại (2011).
  • 66. 66 Điểm Đạo 1 – Giáng Sinh ▪ Điểm đạo bậc 1 – Chiến thắng những ham muốn vật chất, thuộc cõi hồng trần, và các chứng nghiện. Khởi sinh Thiên Tính trong Trái Tim – tương ứng với sự Giáng Sinh của Đức Christ. Được Chân Sư và Đạo Viện (Ashram) lưu ý. ▪ Luân xa được khơi hoạt trong cuộc điểm đạo thứ nhất thường là luân xa tim. Khi luân xa tim phát triển thì năng lượng của các luân xa thấp sẽ chuyển dịch vào luân xa tùng thái dương, rồi từ đó đến luân xa tim. Con người bắt đầu có ý thức tập thể, làm việc vì tập thể, phát triển lòng từ ái, yêu thương. Luân xa tim được khơi hoạt chế ngự thể cảm dục hữu hiệu hơn, và phụng sự nhân loại lớn lao hơn.
  • 67. 67 Con Đường Đệ Tử ▪ Trên con đường Đệ Tử, cá nhân cam kết nghiêm túc và làm sâu sắc hơn công việc tinh thần Tích Hợp Linh Hồn. Lưu ý rằng, người đệ tử phải gom hết can đảm để đối diện và chuyển hóa những năng lượng thấp của chính mình. ▪ Phàm ngã của người đệ tử tiến vào một trường nhận thức, các mối quan hệ, các trách nhiệm và tầm ảnh hưởng mới mẻ và rộng lớn hơn. ▪ Cuộc sống được đặc trưng bởi một sự chuyển dịch từ việc phân cực trụ vào cảm xúc trong hạ trí đến một tiêu điểm tỉnh thức chú tâm trí tuệ, kiểm soát đáng kể các khuynh hướng cảm xúc và phản ứng nhờ thực hành thiền.
  • 68. 68 Con Đường Đệ Tử ▪ Thông qua tham thiền, năng lượng Bồ Đề (Buddhi) thay thế các năng lượng phản ứng của thể cảm dục. ▪ Học cách tập trung vào các cấp độ trí tuệ. Khi tập trung vào cõi trí như vậy, đường Antahkarana được xây dựng, tạo thành một chiếc cầu sẽ kết nối Hạ Trí Cụ Thể với Tam Nguyên Tinh Thần. Học cách sáng tạo và biểu đạt các hình tư tưởng với mục đích và ý định (như lý tác ý). ▪ Nghiên cứu sâu sắc hơn về tinh thần để hiểu biết tốt hơn về Bản Thể nội tại. Sự phát triển trực giác, phân biện và phân biệt trong tâm thức vẫn tiếp diễn. ▪ Một mục tiêu tinh thần chính yếu đối với người đệ tử là bậc điểm đạo lần thứ 2, khi người đệ tử học cách làm chủ và kiểm soát được bằng ý chí tất cả những ham muốn và khuynh hướng thấp kém của mình.
  • 69. 69 Con Đường Đệ Tử ▪ Thực hành sâu sắc hơn để là hiện thân của những giá trị Linh Hồn như hợp tác, thiện chí, bác ái – minh triết và tính vô tổn hại. Kết nối trái tim và tâm trí cùng với nhau để phụng sự. ▪ Dựa trên thành công của công việc trong các cõi nội tại và sự thanh luyện bản thân: có thể được các Chân Sư/những Người Hướng Dẫn công nhận là một phần của một nhóm trên các cõi nội tại tinh thần hay Đạo Viện của Chân Sư để thực hiện Thiên Cơ.
  • 70. 70 Điểm Đạo 2 Lễ Rửa Tội trong dòng nước thanh luyện
  • 71. 71 Điểm Đạo 2 – Rửa Tội ▪ Người đệ tử được chấp nhận. ▪ Chịu ảnh hưởng: Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh, Kim Tinh, Mộc Tinh, Cung 6 ▪ Trọng tâm: làm chủ thể cảm dục. ▪ Phát triển trí phân biện. ▪ Điểm đạo bậc 2 – trung hòa những đam mê cảm xúc bằng ý chí. Cuộc điểm đạo thứ nhì đánh dấu sự kiểm soát triệt để thể tình cảm. ▪ Bước trên dòng nước cảm dục.
  • 72. 72 Điểm Đạo 2 – Thanh luyện ▪ Các thói hư, tật xấu, ích kỷ, tham lam … phải được loại bỏ, đồng thời người đạo sinh cũng loại bỏ các ảo cảm (glamours), cũng như trước khi điểm đạo lần 3, y phải loại bỏ tất cả ảo tưởng (illusions). ▪ Tiếp tục nuôi dưỡng những cảm xúc, phẩm tính cao cả. ▪ Trong cuộc điểm đạo thứ nhì, luân xa được phát triển là luân xa cuống họng. ▪ Thiết lập điểm căng thẳng - nhất tâm.
  • 73. 73 Điểm Đạo 3 Cuộc Biến Dung trên núi cao
  • 74. 74 Điểm Đạo 3 – Biến Dung ▪ Điểm đạo đồ chính thức - Người đệ tử trên đường dây ▪ Chịu ảnh hưởng: Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Mặt Trăng, Hỏa Tinh, Cung 5 ▪ Trọng tâm: làm chủ thể trí, tổng hợp, làm chủ hoàn toàn phàm ngã. ▪ Điểm đạo bậc 3 –hạn chế bất cứ những khuynh hướng chia rẽ nào của tâm trí. Chuyển từ việc trụ ở cõi cảm dục đến phân cực ở cõi trí, có một tầm nhìn về Thiên Cơ.
  • 75. 75 Điểm Đạo 3 – Biến Dung ▪ Linh Hồn, như người dẫn dắt chính trước giờ, bước sang một bên, để giờ đây Chân Thần hay Tinh Thần Thuần Khiết là Mãnh Lực dẫn dắt chính yếu. ▪ Sự Biến dung (Transfiguration), toàn thể phàm nhân chìm ngập trong ánh sáng từ trên xuống. Người Đệ Tử – Điểm Đạo Đồ được ánh sáng của Tinh Thần thuần khiết hay Chân Thần (Monad) truyền vào. Chỉ sau cuộc điểm đạo này, Chân thần mới dứt khoát hướng dẫn Chân nhân và ngày càng tuôn đổ sự sống thiêng liêng của Ngài vào trong vận hà đã được chuẩn bị và thanh luyện.
  • 76. 76 Điểm Đạo 3 – Biến Dung ▪ Bậc điểm đạo này đánh dấu lần đầu tiên phàm ngã của người đệ tử có thể kết nối trực tiếp với Chân Thần. Ý chí phàm ngã được hợp nhất với Ý Chí của Chân Thần. ▪ Sau kỳ điểm đạo lần ba các quan năng thần thông như nhãn thông và nhĩ thông cũng phát triển trong vị điểm đạo đồ, và ngài có thể nhận biết các thành viên khác của Thánh đoàn. ▪ Luồng hỏa xà Kundalini được kích hoạt, đi lên luân xa đỉnh đầu và khơi hoạt luân xa đó.
  • 77. 77 Đường Antahkarana – Cây cầu vồng https://www.light-weaver.com/LW-old/vortex/images/align.jpg
  • 78. 78 Điểm Đạo 4 Thập Giá Hình – Đại Từ Bỏ
  • 79. 79 Điểm Đạo 4 – Thập Giá Hình ▪ Khổ nạn Thập Giá Hình - Đêm tối của Linh Hồn ▪ Đệ tử trong trái tim Chân Sư. ▪ Sự giải thoát cuối cùng. Sự hủy diệt của thể nguyên nhân và sống với tâm thức Chân Thần. ▪ Chịu ảnh hưởng: Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Thủy Tinh, Cung 4 ▪ Điểm đạo bậc 4 – Từ Bỏ (Renunciation). Phàm ngã của người điểm đạo đồ giờ đây kết nối trực tiếp hay hợp nhất với các năng lượng của Tam Nguyên Tinh Thần. Các năng lượng này thấm hoàn toàn não bộ, thể trí và phàm ngã tam phân.
  • 80. 80 Điểm Đạo 4 – Thập Giá Hình ▪ Hoàn toàn giải phóng khỏi tất cả những dính mắc với sự sống hình tướng ở bậc điểm đạo thứ 4, phàm ngã của vị điểm đạo đồ không còn điều gì trong tâm thức hay nghiệp quả trói buộc ở các cõi giới thấp của sự tiến hóa con người. Vòng luân hồi tái sinh được hoàn thành và Thể Nguyên Nhân được phá hủy. Vị điểm đạo đồ bậc bốn bắt đầu điều hợp thể Bồ đề của mình và làm chủ năm phân cảnh giới thấp của tam giới. ▪ Tinh Thần Thuần Khiết – Chân Thần giờ đây sẵn sàng để trở thành Chân Sư, làm chủ tất cả bảy cõi giới của Cõi Hồng Trần Vũ Trụ. Ngài có thể lựa chọn tiếp xúc với các cõi giới thấp để phụng sự theo ý muốn.
  • 81. 81 Điểm Đạo 4 – Thập Giá Hình ▪ Cuộc đời của vị điểm đạo đồ lúc này là cuộc đời hy sinh lớn lao của người thực hiện hạnh Đại Từ Bỏ, và ngay cả ở phương diện ngoại môn cũng có vẻ gian lao, khó khăn và đầy đau khổ. ▪ Ngài đã đặt tất cả, ngay đến phàm nhân đã hoàn hảo của mình, trên bàn thờ hy sinh, và không còn gì nữa. Tất cả đều bị từ bỏ, bạn bè, tiền bạc, danh vọng, tiếng tăm, địa vị trong đời, gia đình, và ngay cả chính sự sống.
  • 82. 82 Điểm Đạo 4 – Thập Giá Hình ▪ Đức Sanat Kumara lần đầu tiên thực hiện chủ trì điểm đạo. ▪ Trước đó thì Đức Maitreya là vị chủ trì buổi lễ. ▪ Phàm nhân đã đạt đến một mức rung động rất cao, vật chất trong cả ba hạ thể tương đối thanh khiết, và mức thấu hiểu của phàm nhân về công việc phải làm trong tiểu vũ trụ, cũng như về phần chia sớt công tác của đại vũ trụ đều rất tiến bộ… do đó vị điểm đạo đồ có thể đứng trước đấng Sanat Kumara mà các hạ thể không bị tàn phá vì rung động cao tột của Ngài.
  • 83. 83 Điểm Đạo 5 Phục Sinh và Thăng Thiên
  • 84. 84 ▪ Sau quả vị điểm đạo lần thứ năm, vị điểm đạo đồ có thể nhận 2 cuộc điểm đạo nữa trên hành tinh này. ▪ Điểm đạo đồ bậc 6 là Chohan, đấng Đế Quân. ▪ Điểm đạo đồ bậc 7 là Bồ Tát, Đức MahaChohan hoặc Manu ▪ Đức Phật đã đạt 8 lần điểm đạo. ❖Sau cuộc điểm đạo lần thứ 6, Bảy Thiên Đạo (Đường tiến hóa siêu nhân loại) mở ra.
  • 85. 85 1. Con Đường Phụng Sự trên Địa Cầu (The Path of Earth Service) 2. Con Đường Công Tác Từ Lực (The Path of Magnetic Work) 3. Con Đường Đào Tạo các Hành Tinh Thượng Đế (The Path of Training for Planetary Logoi) 4. Con Đường đến Sirius (The Path to Sirius) 5. Con Đường của Các Cung (The Ray Path) 6. Con Đường chính Đức Thái Dương Thượng Đế đang đi (The Path the Logos Himself Is On) 7. Con Đường Địa Vị Chúa Con Tuyệt Đối (The Path of Absolute Sonship) Bảy Thiên Đạo Walter Pullen, Evolution of the Spirit
  • 86. 86
  • 87. 87