SlideShare a Scribd company logo
1 of 4
Download to read offline
Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng –
Miễn dịch lâm sàng
fb.com/YDAACI slideshare.net/YDAACIdiungmdls
CẬP NHẬT KHUYẾN CÁO ĐIỀU TRỊ LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG EULAR 2023
Khuyến cáo
Mức độ đồng thuận
Trung bình (SD) % điểm ≥8
Nguyên lí điều trị chung
A. SLE yêu cầu quản lý đa ngành, cá nhân hóa với giáo dục bệnh nhân và ra
quyết định chung, có tính đến yếu tố chi phí cho bệnh nhân và xã hội.
9.88 (0.40) 100
B. Mức độ hoạt động của bệnh SLE nên được đánh giá mỗi lần tái khám (tần
suất tùy thuộc vào quyết định của bác sĩ), với đánh giá tổn thương nội tạng (ít
nhất hàng năm), sử dụng các công cụ, bảng điểm đã được công nhận.
9.74 (0.63) 100
C. Các can thiệp không dùng thuốc, bao gồm chống nắng, cai thuốc lá, chế độ
ăn uống cân bằng, lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và các biện pháp tăng
cường sức khỏe của xương là rất quan trọng để cải thiện kết cục lâu dài.
9.90 (0.37) 100
D. Các điều trị bằng thuốc được dựa trên đặc điểm của bệnh nhân, loại tổn
thương cơ quan và mức độ nghiêm trọng, tác dụng phụ liên quan đến điều trị,
bệnh kèm theo, nguy cơ tổn thương cơ quan tiến triển và nguyện vọng của
bệnh nhân.
10 (0) 100
E. Chẩn đoán SLE sớm (bao gồm đánh giá huyết thanh học), sàng lọc thường
xuyên các tổn thương cơ quan (đặc biệt là viêm thận), bắt đầu điều trị kịp thời
nhằm đạt được thuyên giảm bệnh (hoặc hoạt động của bệnh thấp nếu không
thể thuyên giảm hoàn toàn) và tuân thủ nghiêm ngặt điều trị là điều cần thiết
để ngăn ngừa bùng phát và tổn thương nội tạng, cải thiện tiên lượng và nâng
cao chất lượng cuộc sống.
9.81 (0.51) 100
Khuyến cáo
1. Hydroxychloroquine được khuyến cáo cho tất cả bệnh nhân (1b/A), trừ khi
chống chỉ định, với liều đích là 5 mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày (2b/B) nhưng
được cá nhân hóa dựa trên nguy cơ bùng phát đợt cấp (2b/B) và độc tính trên
võng mạc.
9.21 (1.35) 90.4
2. Glucocorticoid được chỉ định nếu cần thiết, liều dựa trên loại và mức độ
nghiêm trọng của tổn thương cơ quan (2b/C), nên được giảm xuống liều duy
trì ≤5 mg/ngày (tương đương prednisone) (2a/B) và dừng lại khi có thể; ở
những bệnh nhân bị bệnh từ trung bình đến nặng, có thể cân nhắc sử dụng liều
bolus methylprednisolone (125–1000 mg/ngày, trong 1–3 ngày) (3b/C).
9.57 (0.77) 97.6
3. Ở những bệnh nhân không đáp ứng với hydroxychloroquine (đơn trị hoặc
kết hợp với glucocorticoid) hoặc bệnh nhân không thể giảm glucocorticoid về
liều chấp nhận được khi sử dụng kéo dài, cần xem xét bổ sung các thuốc điều
hòa miễn dịch/ức chế miễn dịch (ví dụ: methotrexate (1b/B), azathioprine
(2b/C) hoặc mycophenolate (2a/B)) và/hoặc các điều trị sinh học (ví dụ:
belimumab (1a/A) hoặc anifrolumab (1a/A)).
9.32 (0.91) 95.2
4. Ở những bệnh nhân bị tổn thương nội tạng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính
mạng, cần xem xét cyclophosphamide đường tĩnh mạch (2b/C); trong trường
hợp kháng trị có thể xem xét rituximab (2b/C).
9.38 (0.99) 95.2
5. Điều trị tổn thương da hoạt động nên bao gồm các thuốc bôi (glucocorticoid,
thuốc ức chế calcineurin) (2b/B), thuốc chống sốt rét (hydroxychloroquine,
chloroquine) (1a/A) và/hoặc glucocorticoid toàn thân khi cần thiết (4/C); các
liệu pháp hàng 2 bao gồm methotrexate (1b/B), mycophenolate (4/C),
anifrolumab (1a/A) hoặc belimumab (1a/B).
9.35 (1.06) 95.2
Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng –
Miễn dịch lâm sàng
fb.com/YDAACI slideshare.net/YDAACIdiungmdls
6. Trong bệnh tâm thần kinh hoạt động do SLE, cần xem xét glucocorticoid
và thuốc ức chế miễn dịch cho các biểu hiện viêm (1b/A) và thuốc kháng tiểu
cầu/thuốc chống đông đối với các biểu hiện liên quan đến xơ vữa động
mạch/aPL (2b/C).
9.68 (0.81) 97.6
7. Để điều trị giảm tiểu cầu tự miễn cấp tính nặng, cần cân nhắc điều trị
glucocorticoid liều cao (bao gồm cả bolus methylprednisolone tĩnh mạch)
(4/C), có hoặc không có globulin miễn dịch G đường tĩnh mạch (4/C), và/hoặc
rituximab (2b/B), và/hoặc cyclophosphamide tĩnh mạch liều cao (4/C), sau đó
cân nhắc điều trị duy trì bằng rituximab (2b/B), azathioprine (2b/C),
mycophenolate (2b/C) hoặc cyclosporine (4/C).
9.48 (0.86) 97.6
8. Bệnh nhân bị viêm thận lupus tăng sinh hoạt động nên dùng
cyclophosphamide tĩnh mạch liều thấp (chế độ liều EuroLupus) (1a/A) hoặc
mycophenolate (1a/A) và glucocorticoids (bolus methylprednisolone tĩnh
mạch sau đó là liều uống thấp hơn); có thể xem xét điều trị kết hợp với
belimumab (khi dùng cyclophosphamide hoặc mycophenolate (1b/A)) hoặc
thuốc ức chế calcineurin (đặc biệt là voclosporin hoặc tacrolimus, khi dùng
mycophenolate, 1b/A).
9.36 (1.06) 92.8
9. Điều trị duy trì viêm thận lupus nên tiếp tục trong ít nhất 3 năm sau khi đạt
được đáp ứng (2b/B); bệnh nhân ban đầu được điều trị bằng mycophenolate
đơn trị hoặc kết hợp với belimumab hoặc thuốc ức chế calcineurin nên duy trì
bằng các thuốc này (1A/A); trong khi nên chuyển sang dùng azathioprine hoặc
mycophenolate ở những người ban đầu được điều trị bằng cyclophosphamide
đơn trị (1A/A) hoặc kết hợp với belimumab (1A/A) .
9.56 (0.81) 95.2
10. Ở những bệnh nhân có nguy cơ suy thận cao (được định nghĩa là giảm
GFR, mô học có hình ảnh liềm tế bào hoặc hoại tử fibrinoid, hoặc viêm kẽ
nặng), có thể cân nhắc cyclophosphamide tĩnh mạch liều cao (chế độ liều NIH)
(1a/A) kết hợp với bolus methylprednisolone tĩnh mạch.
9.57 (0.86) 95.2
11. Ở những bệnh nhân SLE đạt được thuyên giảm bền vững, cần xem xét
giảm dần điều trị, với việc ngừng glucocorticoid trước (2a/B).
9.89 (0.38) 100
12. Hội chứng kháng phospholipid huyết khối (APS) liên quan đến SLE nên
được điều trị bằng thuốc kháng vitamin K lâu dài sau biến cố huyết khối động
mạch hoặc biến cố huyết khối tĩnh mạch không có yếu tố khởi phát (1b/B);
cần cân nhắc dùng aspirin liều thấp (75-100 mg/ngày) ở bệnh nhân SLE không
có APS nhưng có hồ sơ aPL nguy cơ cao (2a/B).
9.57 (0.83) 97.6
13. Cần thực hiện tiêm phòng (virus herpes zoster, papillomavirus ở người,
cúm, COVID-19 và phế cầu khuẩn), quản lý sức khỏe của xương, bảo vệ thận
và quản lí nguy cơ tim mạch, và sàng lọc ung thư, (5 / D).
9.85 (0.36) 100
Mức độ bằng chứng dựa trên thang phân loại Oxford Evidence-based Medicine.
Viết tắt: aPL, antiphospholipid antibodies; GFR, glomerular filtration rate; NIH, National Institutes of Health;
SLE, systemic lupus erythematosus.
Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng –
Miễn dịch lâm sàng
fb.com/YDAACI slideshare.net/YDAACIdiungmdls
Hình 1. Điều trị tổn thương ngoài thận của lupus ban đỏ hệ thống.
Trình tự từ trên xuống dưới không hàm ý thứ tự ưu tiên (ví dụ MTX, AZA và MMF là những lựa chọn ngang
nhau cho liệu pháp bậc hai ở bệnh nhẹ hoặc điều trị bậc một ở bệnh trung bình).
*Bệnh nhẹ: triệu chứng thể tạng; viêm khớp nhẹ; ban da ≤9% diện tích bề mặt cơ thể; tiểu cầu (PLT) 50–100
G/L; SLEDAI ≤6; Biểu hiện BILAG C hoặc ≤1 biểu hiện BILAG B.
*Bệnh vừa: viêm khớp vừa-nặng (“dạng RA”; ban da 9%–18% BSA; PLT 20–50 G/L; viêm thanh mạc;
SLEDAI 7–12; ≥2 biểu hiện BILAG B).
*Bệnh nặng: bệnh đe dọa các cơ quan chính (viêm não, viêm tủy, viêm phổi, viêm mạch mạc treo); tiểu cầu <20
G/L; bệnh giống TTP hoặc hội chứng thực bào máu cấp tính; ban da >18% BSA; SLEDAI >12; ≥1 biểu hiện
BILAG A.
†Khuyến cáo sử dụng belimumab và anifrolumab như liệu pháp đầu tay trong bệnh nặng đề cập đến các trường
hợp bệnh SLE có tổn thương các cơ quan ngoài thận không nguy hiểm nhưng biểu hiện lan rộng như ở da,
khớp, v.v. Việc sử dụng anifrolumab làm liệu pháp bổ sung trong bệnh nặng chủ yếu đề cập đến tổn thương da
nặng. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh tâm thần kinh nặng, không nên dùng anifrolumab và belimumab.
Viết tắt:
ANI, anifrolumab; aPL, kháng thể kháng phospholipid; APS, hội chứng kháng phospholipid; AZA,
azathioprine; BEL, belimumab; BILAG, Nhóm Đánh giá Lupus Quần đảo Anh; CNI, chất ức chế calcineurin;
CYC, cyclophosphamide; GC, glucocorticoid; HCQ, hydroxychloroquine; IV, đường tĩnh mạch; MMF,
mycophenolate mofetil; MTX, methotrexat; PO, đường uống; RTX, rituximab; SLEDAI, Chỉ số hoạt động của
bệnh SLE; VKA, thuốc đối kháng vitamin K.
Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng –
Miễn dịch lâm sàng
fb.com/YDAACI slideshare.net/YDAACIdiungmdls
Hình 2. Điều trị viêm thận lupus.
Trình tự từ trên xuống dưới không hàm ý thứ tự ưu tiên (tương tự như hình 1).
#Ngoài các biện pháp bảo vệ chung đã được trình bày trong hình 1.
§BEL phải luôn được dùng kết hợp với MMF hoặc liều thấp CYC trong điều trị tấn công, và với MMF hoặc
AZA trong điều trị duy trì.
ˆCNIs nên được dùng kết hợp với MMF.
*Đặc biệt khuyến cáo khi có các yếu tố tiên lượng xấu: giảm eGFR, mô học có hình ảnh liềm tế bào hoặc hoại
tử fibrinoid, hoặc viêm kẽ nghiêm trọng.
¶ Việc mở rộng CYC liều cao sang giai đoạn tiếp theo đề cập đến các trường hợp LN nghiêm trọng, trong đó
các liều bolus CYC hai tháng một lần hoặc hàng quý có thể được chỉ định sau sáu đợt truyền tĩnh mạch hàng
tháng.
† Trong bệnh tái phát/kháng trị, đặc biệt sau khi thất bại với phác đồ dựa trên CYC.
Viết tắt:
ACEi, thuốc ức chế men chuyển angiotensin; APS, hội chứng kháng phospholipid; ARB, thuốc ức chế thụ thể
angiotensin; AZA, azathioprine; BEL, belimumab; CNI, chất ức chế calcineurin; CYC, cyclophosphamide;
eGFR, mức lọc cầu thận ước tính; GC, glucocorticoid; HCQ, hydroxychloroquine; IV, đường tĩnh mạch; MMF,
mycophenolate mofetil; MP, methylprednisolone; PO, đường uống; RTX, rituximab; SGLT2i, chất ức chế kênh
đồng vận natri-glucose 2; TAC, tacrolimus; Upr, protein nước tiểu; VKA, thuốc đối kháng vitamin K; VOC,
voclosporin.

More Related Content

Similar to Khuyến cáo điều trị SLE-EULAR 2023.pdf

ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯSoM
 
Thuoc chong ket tap tieu cau trong dieu tri nhoi mau nao
Thuoc chong ket tap tieu cau trong dieu tri nhoi mau naoThuoc chong ket tap tieu cau trong dieu tri nhoi mau nao
Thuoc chong ket tap tieu cau trong dieu tri nhoi mau naodrquana21bv108
 
Pathos hieu qua giam con kich phat symbicort
Pathos hieu qua giam con kich phat symbicortPathos hieu qua giam con kich phat symbicort
Pathos hieu qua giam con kich phat symbicortSoM
 
Cập nhật về thuốc kháng tiểu cầu từ lý thuyết đến ứng dụng lâm sàng
Cập nhật về thuốc kháng tiểu cầu từ lý thuyết đến ứng dụng lâm sàngCập nhật về thuốc kháng tiểu cầu từ lý thuyết đến ứng dụng lâm sàng
Cập nhật về thuốc kháng tiểu cầu từ lý thuyết đến ứng dụng lâm sàngSỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
Quản lý các phản ứng quá mẫn do thuốc chống viêm không steroid
Quản lý các phản ứng quá mẫn do thuốc chống viêm không steroidQuản lý các phản ứng quá mẫn do thuốc chống viêm không steroid
Quản lý các phản ứng quá mẫn do thuốc chống viêm không steroidQuynhanhNguyen115
 
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyết
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyếtTiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyết
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyếtTBFTTH
 
Thông tin thuốc tháng 8/2014 của Bệnh viên Đa Khóa Đà Nẵng
Thông tin thuốc tháng 8/2014 của Bệnh viên Đa Khóa Đà NẵngThông tin thuốc tháng 8/2014 của Bệnh viên Đa Khóa Đà Nẵng
Thông tin thuốc tháng 8/2014 của Bệnh viên Đa Khóa Đà NẵngHA VO THI
 
Dự phòng đột quỵ
Dự phòng đột quỵDự phòng đột quỵ
Dự phòng đột quỵongnghelittmann
 
Glucocorticod-DHYD TPHCM
Glucocorticod-DHYD TPHCMGlucocorticod-DHYD TPHCM
Glucocorticod-DHYD TPHCMVân Thanh
 
Đề tài: Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thất trái và các thô...
Đề tài: Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thất trái và các thô...Đề tài: Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thất trái và các thô...
Đề tài: Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thất trái và các thô...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Cập nhật Sốc Nhiễm trùng ở trẻ em- BS Nguyễn Minh Tiến - 18.8.2018.ppt
Cập nhật Sốc Nhiễm trùng ở trẻ em- BS Nguyễn Minh Tiến - 18.8.2018.pptCập nhật Sốc Nhiễm trùng ở trẻ em- BS Nguyễn Minh Tiến - 18.8.2018.ppt
Cập nhật Sốc Nhiễm trùng ở trẻ em- BS Nguyễn Minh Tiến - 18.8.2018.pptbuituanan94
 

Similar to Khuyến cáo điều trị SLE-EULAR 2023.pdf (20)

ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
 
Thuoc chong ket tap tieu cau trong dieu tri nhoi mau nao
Thuoc chong ket tap tieu cau trong dieu tri nhoi mau naoThuoc chong ket tap tieu cau trong dieu tri nhoi mau nao
Thuoc chong ket tap tieu cau trong dieu tri nhoi mau nao
 
Cập nhật viêm mạch IgA - viêm mạch Scholein - Henoch
Cập nhật viêm mạch IgA - viêm mạch Scholein - HenochCập nhật viêm mạch IgA - viêm mạch Scholein - Henoch
Cập nhật viêm mạch IgA - viêm mạch Scholein - Henoch
 
Pathos hieu qua giam con kich phat symbicort
Pathos hieu qua giam con kich phat symbicortPathos hieu qua giam con kich phat symbicort
Pathos hieu qua giam con kich phat symbicort
 
Thuốc kháng tiểu cầu
Thuốc kháng tiểu cầuThuốc kháng tiểu cầu
Thuốc kháng tiểu cầu
 
Kháng Tiểu cầu
Kháng Tiểu cầuKháng Tiểu cầu
Kháng Tiểu cầu
 
Cập nhật về thuốc kháng tiểu cầu từ lý thuyết đến ứng dụng lâm sàng
Cập nhật về thuốc kháng tiểu cầu từ lý thuyết đến ứng dụng lâm sàngCập nhật về thuốc kháng tiểu cầu từ lý thuyết đến ứng dụng lâm sàng
Cập nhật về thuốc kháng tiểu cầu từ lý thuyết đến ứng dụng lâm sàng
 
Quản lý các phản ứng quá mẫn do thuốc chống viêm không steroid
Quản lý các phản ứng quá mẫn do thuốc chống viêm không steroidQuản lý các phản ứng quá mẫn do thuốc chống viêm không steroid
Quản lý các phản ứng quá mẫn do thuốc chống viêm không steroid
 
Glucocorticoids
GlucocorticoidsGlucocorticoids
Glucocorticoids
 
2811 chẩn đoán và điều trị DRESS.pdf
2811 chẩn đoán và điều trị DRESS.pdf2811 chẩn đoán và điều trị DRESS.pdf
2811 chẩn đoán và điều trị DRESS.pdf
 
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyết
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyếtTiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyết
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyết
 
Thông tin thuốc tháng 8/2014 của Bệnh viên Đa Khóa Đà Nẵng
Thông tin thuốc tháng 8/2014 của Bệnh viên Đa Khóa Đà NẵngThông tin thuốc tháng 8/2014 của Bệnh viên Đa Khóa Đà Nẵng
Thông tin thuốc tháng 8/2014 của Bệnh viên Đa Khóa Đà Nẵng
 
PRESENTATION.pdf
PRESENTATION.pdfPRESENTATION.pdf
PRESENTATION.pdf
 
Metformin
MetforminMetformin
Metformin
 
Dự phòng đột quỵ
Dự phòng đột quỵDự phòng đột quỵ
Dự phòng đột quỵ
 
Hướng dẫn điều trị viêm mạch anca theo ACR.pdf
Hướng dẫn điều trị viêm mạch anca theo ACR.pdfHướng dẫn điều trị viêm mạch anca theo ACR.pdf
Hướng dẫn điều trị viêm mạch anca theo ACR.pdf
 
Glucocorticod-DHYD TPHCM
Glucocorticod-DHYD TPHCMGlucocorticod-DHYD TPHCM
Glucocorticod-DHYD TPHCM
 
Yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thất trái ở bệnh nhân lọc màng bụng
Yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thất trái ở bệnh nhân lọc màng bụngYếu tố ảnh hưởng đến chức năng thất trái ở bệnh nhân lọc màng bụng
Yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thất trái ở bệnh nhân lọc màng bụng
 
Đề tài: Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thất trái và các thô...
Đề tài: Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thất trái và các thô...Đề tài: Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thất trái và các thô...
Đề tài: Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thất trái và các thô...
 
Cập nhật Sốc Nhiễm trùng ở trẻ em- BS Nguyễn Minh Tiến - 18.8.2018.ppt
Cập nhật Sốc Nhiễm trùng ở trẻ em- BS Nguyễn Minh Tiến - 18.8.2018.pptCập nhật Sốc Nhiễm trùng ở trẻ em- BS Nguyễn Minh Tiến - 18.8.2018.ppt
Cập nhật Sốc Nhiễm trùng ở trẻ em- BS Nguyễn Minh Tiến - 18.8.2018.ppt
 

More from Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI)

More from Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI) (20)

Bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính.pptx
Bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính.pptxBệnh lý cột sống huyết thanh âm tính.pptx
Bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính.pptx
 
Hội chứng kháng synthetase.pptx
Hội chứng kháng synthetase.pptxHội chứng kháng synthetase.pptx
Hội chứng kháng synthetase.pptx
 
Ngứa: Tiếp cận từ căn nguyên và điều trị
Ngứa: Tiếp cận từ căn nguyên và điều trịNgứa: Tiếp cận từ căn nguyên và điều trị
Ngứa: Tiếp cận từ căn nguyên và điều trị
 
Ngứa - Từ cơ chế bệnh sinh tới tiếp cận điều trị.phần1
Ngứa - Từ cơ chế bệnh sinh tới tiếp cận điều trị.phần1Ngứa - Từ cơ chế bệnh sinh tới tiếp cận điều trị.phần1
Ngứa - Từ cơ chế bệnh sinh tới tiếp cận điều trị.phần1
 
Viêm tủy cắt ngang và Lupus ban đỏ hệ thống
Viêm tủy cắt ngang và Lupus ban đỏ hệ thốngViêm tủy cắt ngang và Lupus ban đỏ hệ thống
Viêm tủy cắt ngang và Lupus ban đỏ hệ thống
 
Hội chứng kháng phospholipid huyết thanh âm tính
Hội chứng kháng phospholipid huyết thanh âm tínhHội chứng kháng phospholipid huyết thanh âm tính
Hội chứng kháng phospholipid huyết thanh âm tính
 
Tiêm phòng ở bệnh nhân tự miễn
Tiêm phòng ở bệnh nhân tự miễnTiêm phòng ở bệnh nhân tự miễn
Tiêm phòng ở bệnh nhân tự miễn
 
Tế bào Mast và Receptor MRGPRX2.pdf
Tế bào Mast và Receptor MRGPRX2.pdfTế bào Mast và Receptor MRGPRX2.pdf
Tế bào Mast và Receptor MRGPRX2.pdf
 
Mastocytosis da ở trẻ em.pdf
Mastocytosis da ở trẻ em.pdfMastocytosis da ở trẻ em.pdf
Mastocytosis da ở trẻ em.pdf
 
Phân loại bệnh kết mạc dị ứng
Phân loại bệnh kết mạc dị ứngPhân loại bệnh kết mạc dị ứng
Phân loại bệnh kết mạc dị ứng
 
N.HA. NEONATAL LUPUS.final.17.6.docx
N.HA. NEONATAL LUPUS.final.17.6.docxN.HA. NEONATAL LUPUS.final.17.6.docx
N.HA. NEONATAL LUPUS.final.17.6.docx
 
Cơ chế viêm mạch IgA
Cơ chế viêm mạch IgACơ chế viêm mạch IgA
Cơ chế viêm mạch IgA
 
Doxycycline, điều trị đầu tay pemphigoid bọng nước.pdf
Doxycycline, điều trị đầu tay pemphigoid bọng nước.pdfDoxycycline, điều trị đầu tay pemphigoid bọng nước.pdf
Doxycycline, điều trị đầu tay pemphigoid bọng nước.pdf
 
Hen phế quản và các thuốc điều trị sinh học hen phế quản nặng - P2
Hen phế quản và các thuốc điều trị sinh học hen phế quản nặng - P2Hen phế quản và các thuốc điều trị sinh học hen phế quản nặng - P2
Hen phế quản và các thuốc điều trị sinh học hen phế quản nặng - P2
 
Hen phế quản và các thuốc điều trị sinh học hen phế quản nặng.P1
Hen phế quản và các thuốc điều trị sinh học hen phế quản nặng.P1Hen phế quản và các thuốc điều trị sinh học hen phế quản nặng.P1
Hen phế quản và các thuốc điều trị sinh học hen phế quản nặng.P1
 
Viêm cơ hoại tử qua trung gian miễn dịch-IMNM
Viêm cơ hoại tử qua trung gian miễn dịch-IMNMViêm cơ hoại tử qua trung gian miễn dịch-IMNM
Viêm cơ hoại tử qua trung gian miễn dịch-IMNM
 
Tầm soát tổn thương cơ quan đích trong xơ cứng bì.pdf
Tầm soát tổn thương cơ quan đích trong xơ cứng bì.pdfTầm soát tổn thương cơ quan đích trong xơ cứng bì.pdf
Tầm soát tổn thương cơ quan đích trong xơ cứng bì.pdf
 
Xuống thang điều trị trong mày đay mạn
Xuống thang điều trị trong mày đay mạnXuống thang điều trị trong mày đay mạn
Xuống thang điều trị trong mày đay mạn
 
Tự kháng thể đặc hiệu trong viêm da cơ.pdf
Tự kháng thể đặc hiệu trong viêm da cơ.pdfTự kháng thể đặc hiệu trong viêm da cơ.pdf
Tự kháng thể đặc hiệu trong viêm da cơ.pdf
 
Quá mẫn Progesteron
Quá mẫn ProgesteronQuá mẫn Progesteron
Quá mẫn Progesteron
 

Recently uploaded

SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfHongBiThi1
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạHongBiThi1
 
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻSGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻHongBiThi1
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸTiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸHongBiThi1
 
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất haySGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha broSGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha broHongBiThi1
 
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdfSGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdfHongBiThi1
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnHongBiThi1
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfSGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfHongBiThi1
 
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất haySGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
 
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
 
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻSGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
 
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸTiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
 
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất haySGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
 
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha broSGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
 
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdfSGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
 
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfSGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
 
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất haySGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
 
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
 

Khuyến cáo điều trị SLE-EULAR 2023.pdf

  • 1. Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng fb.com/YDAACI slideshare.net/YDAACIdiungmdls CẬP NHẬT KHUYẾN CÁO ĐIỀU TRỊ LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG EULAR 2023 Khuyến cáo Mức độ đồng thuận Trung bình (SD) % điểm ≥8 Nguyên lí điều trị chung A. SLE yêu cầu quản lý đa ngành, cá nhân hóa với giáo dục bệnh nhân và ra quyết định chung, có tính đến yếu tố chi phí cho bệnh nhân và xã hội. 9.88 (0.40) 100 B. Mức độ hoạt động của bệnh SLE nên được đánh giá mỗi lần tái khám (tần suất tùy thuộc vào quyết định của bác sĩ), với đánh giá tổn thương nội tạng (ít nhất hàng năm), sử dụng các công cụ, bảng điểm đã được công nhận. 9.74 (0.63) 100 C. Các can thiệp không dùng thuốc, bao gồm chống nắng, cai thuốc lá, chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và các biện pháp tăng cường sức khỏe của xương là rất quan trọng để cải thiện kết cục lâu dài. 9.90 (0.37) 100 D. Các điều trị bằng thuốc được dựa trên đặc điểm của bệnh nhân, loại tổn thương cơ quan và mức độ nghiêm trọng, tác dụng phụ liên quan đến điều trị, bệnh kèm theo, nguy cơ tổn thương cơ quan tiến triển và nguyện vọng của bệnh nhân. 10 (0) 100 E. Chẩn đoán SLE sớm (bao gồm đánh giá huyết thanh học), sàng lọc thường xuyên các tổn thương cơ quan (đặc biệt là viêm thận), bắt đầu điều trị kịp thời nhằm đạt được thuyên giảm bệnh (hoặc hoạt động của bệnh thấp nếu không thể thuyên giảm hoàn toàn) và tuân thủ nghiêm ngặt điều trị là điều cần thiết để ngăn ngừa bùng phát và tổn thương nội tạng, cải thiện tiên lượng và nâng cao chất lượng cuộc sống. 9.81 (0.51) 100 Khuyến cáo 1. Hydroxychloroquine được khuyến cáo cho tất cả bệnh nhân (1b/A), trừ khi chống chỉ định, với liều đích là 5 mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày (2b/B) nhưng được cá nhân hóa dựa trên nguy cơ bùng phát đợt cấp (2b/B) và độc tính trên võng mạc. 9.21 (1.35) 90.4 2. Glucocorticoid được chỉ định nếu cần thiết, liều dựa trên loại và mức độ nghiêm trọng của tổn thương cơ quan (2b/C), nên được giảm xuống liều duy trì ≤5 mg/ngày (tương đương prednisone) (2a/B) và dừng lại khi có thể; ở những bệnh nhân bị bệnh từ trung bình đến nặng, có thể cân nhắc sử dụng liều bolus methylprednisolone (125–1000 mg/ngày, trong 1–3 ngày) (3b/C). 9.57 (0.77) 97.6 3. Ở những bệnh nhân không đáp ứng với hydroxychloroquine (đơn trị hoặc kết hợp với glucocorticoid) hoặc bệnh nhân không thể giảm glucocorticoid về liều chấp nhận được khi sử dụng kéo dài, cần xem xét bổ sung các thuốc điều hòa miễn dịch/ức chế miễn dịch (ví dụ: methotrexate (1b/B), azathioprine (2b/C) hoặc mycophenolate (2a/B)) và/hoặc các điều trị sinh học (ví dụ: belimumab (1a/A) hoặc anifrolumab (1a/A)). 9.32 (0.91) 95.2 4. Ở những bệnh nhân bị tổn thương nội tạng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng, cần xem xét cyclophosphamide đường tĩnh mạch (2b/C); trong trường hợp kháng trị có thể xem xét rituximab (2b/C). 9.38 (0.99) 95.2 5. Điều trị tổn thương da hoạt động nên bao gồm các thuốc bôi (glucocorticoid, thuốc ức chế calcineurin) (2b/B), thuốc chống sốt rét (hydroxychloroquine, chloroquine) (1a/A) và/hoặc glucocorticoid toàn thân khi cần thiết (4/C); các liệu pháp hàng 2 bao gồm methotrexate (1b/B), mycophenolate (4/C), anifrolumab (1a/A) hoặc belimumab (1a/B). 9.35 (1.06) 95.2
  • 2. Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng fb.com/YDAACI slideshare.net/YDAACIdiungmdls 6. Trong bệnh tâm thần kinh hoạt động do SLE, cần xem xét glucocorticoid và thuốc ức chế miễn dịch cho các biểu hiện viêm (1b/A) và thuốc kháng tiểu cầu/thuốc chống đông đối với các biểu hiện liên quan đến xơ vữa động mạch/aPL (2b/C). 9.68 (0.81) 97.6 7. Để điều trị giảm tiểu cầu tự miễn cấp tính nặng, cần cân nhắc điều trị glucocorticoid liều cao (bao gồm cả bolus methylprednisolone tĩnh mạch) (4/C), có hoặc không có globulin miễn dịch G đường tĩnh mạch (4/C), và/hoặc rituximab (2b/B), và/hoặc cyclophosphamide tĩnh mạch liều cao (4/C), sau đó cân nhắc điều trị duy trì bằng rituximab (2b/B), azathioprine (2b/C), mycophenolate (2b/C) hoặc cyclosporine (4/C). 9.48 (0.86) 97.6 8. Bệnh nhân bị viêm thận lupus tăng sinh hoạt động nên dùng cyclophosphamide tĩnh mạch liều thấp (chế độ liều EuroLupus) (1a/A) hoặc mycophenolate (1a/A) và glucocorticoids (bolus methylprednisolone tĩnh mạch sau đó là liều uống thấp hơn); có thể xem xét điều trị kết hợp với belimumab (khi dùng cyclophosphamide hoặc mycophenolate (1b/A)) hoặc thuốc ức chế calcineurin (đặc biệt là voclosporin hoặc tacrolimus, khi dùng mycophenolate, 1b/A). 9.36 (1.06) 92.8 9. Điều trị duy trì viêm thận lupus nên tiếp tục trong ít nhất 3 năm sau khi đạt được đáp ứng (2b/B); bệnh nhân ban đầu được điều trị bằng mycophenolate đơn trị hoặc kết hợp với belimumab hoặc thuốc ức chế calcineurin nên duy trì bằng các thuốc này (1A/A); trong khi nên chuyển sang dùng azathioprine hoặc mycophenolate ở những người ban đầu được điều trị bằng cyclophosphamide đơn trị (1A/A) hoặc kết hợp với belimumab (1A/A) . 9.56 (0.81) 95.2 10. Ở những bệnh nhân có nguy cơ suy thận cao (được định nghĩa là giảm GFR, mô học có hình ảnh liềm tế bào hoặc hoại tử fibrinoid, hoặc viêm kẽ nặng), có thể cân nhắc cyclophosphamide tĩnh mạch liều cao (chế độ liều NIH) (1a/A) kết hợp với bolus methylprednisolone tĩnh mạch. 9.57 (0.86) 95.2 11. Ở những bệnh nhân SLE đạt được thuyên giảm bền vững, cần xem xét giảm dần điều trị, với việc ngừng glucocorticoid trước (2a/B). 9.89 (0.38) 100 12. Hội chứng kháng phospholipid huyết khối (APS) liên quan đến SLE nên được điều trị bằng thuốc kháng vitamin K lâu dài sau biến cố huyết khối động mạch hoặc biến cố huyết khối tĩnh mạch không có yếu tố khởi phát (1b/B); cần cân nhắc dùng aspirin liều thấp (75-100 mg/ngày) ở bệnh nhân SLE không có APS nhưng có hồ sơ aPL nguy cơ cao (2a/B). 9.57 (0.83) 97.6 13. Cần thực hiện tiêm phòng (virus herpes zoster, papillomavirus ở người, cúm, COVID-19 và phế cầu khuẩn), quản lý sức khỏe của xương, bảo vệ thận và quản lí nguy cơ tim mạch, và sàng lọc ung thư, (5 / D). 9.85 (0.36) 100 Mức độ bằng chứng dựa trên thang phân loại Oxford Evidence-based Medicine. Viết tắt: aPL, antiphospholipid antibodies; GFR, glomerular filtration rate; NIH, National Institutes of Health; SLE, systemic lupus erythematosus.
  • 3. Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng fb.com/YDAACI slideshare.net/YDAACIdiungmdls Hình 1. Điều trị tổn thương ngoài thận của lupus ban đỏ hệ thống. Trình tự từ trên xuống dưới không hàm ý thứ tự ưu tiên (ví dụ MTX, AZA và MMF là những lựa chọn ngang nhau cho liệu pháp bậc hai ở bệnh nhẹ hoặc điều trị bậc một ở bệnh trung bình). *Bệnh nhẹ: triệu chứng thể tạng; viêm khớp nhẹ; ban da ≤9% diện tích bề mặt cơ thể; tiểu cầu (PLT) 50–100 G/L; SLEDAI ≤6; Biểu hiện BILAG C hoặc ≤1 biểu hiện BILAG B. *Bệnh vừa: viêm khớp vừa-nặng (“dạng RA”; ban da 9%–18% BSA; PLT 20–50 G/L; viêm thanh mạc; SLEDAI 7–12; ≥2 biểu hiện BILAG B). *Bệnh nặng: bệnh đe dọa các cơ quan chính (viêm não, viêm tủy, viêm phổi, viêm mạch mạc treo); tiểu cầu <20 G/L; bệnh giống TTP hoặc hội chứng thực bào máu cấp tính; ban da >18% BSA; SLEDAI >12; ≥1 biểu hiện BILAG A. †Khuyến cáo sử dụng belimumab và anifrolumab như liệu pháp đầu tay trong bệnh nặng đề cập đến các trường hợp bệnh SLE có tổn thương các cơ quan ngoài thận không nguy hiểm nhưng biểu hiện lan rộng như ở da, khớp, v.v. Việc sử dụng anifrolumab làm liệu pháp bổ sung trong bệnh nặng chủ yếu đề cập đến tổn thương da nặng. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh tâm thần kinh nặng, không nên dùng anifrolumab và belimumab. Viết tắt: ANI, anifrolumab; aPL, kháng thể kháng phospholipid; APS, hội chứng kháng phospholipid; AZA, azathioprine; BEL, belimumab; BILAG, Nhóm Đánh giá Lupus Quần đảo Anh; CNI, chất ức chế calcineurin; CYC, cyclophosphamide; GC, glucocorticoid; HCQ, hydroxychloroquine; IV, đường tĩnh mạch; MMF, mycophenolate mofetil; MTX, methotrexat; PO, đường uống; RTX, rituximab; SLEDAI, Chỉ số hoạt động của bệnh SLE; VKA, thuốc đối kháng vitamin K.
  • 4. Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng fb.com/YDAACI slideshare.net/YDAACIdiungmdls Hình 2. Điều trị viêm thận lupus. Trình tự từ trên xuống dưới không hàm ý thứ tự ưu tiên (tương tự như hình 1). #Ngoài các biện pháp bảo vệ chung đã được trình bày trong hình 1. §BEL phải luôn được dùng kết hợp với MMF hoặc liều thấp CYC trong điều trị tấn công, và với MMF hoặc AZA trong điều trị duy trì. ˆCNIs nên được dùng kết hợp với MMF. *Đặc biệt khuyến cáo khi có các yếu tố tiên lượng xấu: giảm eGFR, mô học có hình ảnh liềm tế bào hoặc hoại tử fibrinoid, hoặc viêm kẽ nghiêm trọng. ¶ Việc mở rộng CYC liều cao sang giai đoạn tiếp theo đề cập đến các trường hợp LN nghiêm trọng, trong đó các liều bolus CYC hai tháng một lần hoặc hàng quý có thể được chỉ định sau sáu đợt truyền tĩnh mạch hàng tháng. † Trong bệnh tái phát/kháng trị, đặc biệt sau khi thất bại với phác đồ dựa trên CYC. Viết tắt: ACEi, thuốc ức chế men chuyển angiotensin; APS, hội chứng kháng phospholipid; ARB, thuốc ức chế thụ thể angiotensin; AZA, azathioprine; BEL, belimumab; CNI, chất ức chế calcineurin; CYC, cyclophosphamide; eGFR, mức lọc cầu thận ước tính; GC, glucocorticoid; HCQ, hydroxychloroquine; IV, đường tĩnh mạch; MMF, mycophenolate mofetil; MP, methylprednisolone; PO, đường uống; RTX, rituximab; SGLT2i, chất ức chế kênh đồng vận natri-glucose 2; TAC, tacrolimus; Upr, protein nước tiểu; VKA, thuốc đối kháng vitamin K; VOC, voclosporin.