SlideShare a Scribd company logo
1 of 25
Download to read offline
Tác phẩm: TINH THẦN SỐNG XANH
- SỨC KHỎE, HẠNH PHÚC VÀ NGUỒN NĂNG LƯỢNG SÁNG TẠO ĐẾN TỪ THIÊN NHIÊN
Nguyên tác: THE NATURE FIX
- WHY NATURE MAKES US HAPPIER, HEALTHIER, AND MORE CREATIVE
Tác giả: Florence Williams
Copyright © 2017 by Florence Williams
Published by arrangement with W.W. Norton & Company, Inc.
VIETNAMESE Edition copyright © 2019 Phanbook
All rights reserved.
Xuất bản theo hợp đồng chuyển giao bản quyền với W.W. Norton & Company, Inc.
Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ. Mọi hình thức sử dụng, sao chụp, in ấn dưới dạng sách in hoặc sách
điện tử mà không có sự cho phép bằng văn bản của công ty Phanbook và tác giả đều là vi phạm pháp luật và
vi phạm đến quyền sở hữu tác giả tác phẩm theo Luật Sở hữu trí tuệ và Công ước quốc tế Berne.
Gửi tặng cha tôi, John Skelton Williams,
người đã mang tôi đến với thiên nhiên.
Thiên nhiên qua mắt cha luôn là một điều kỳ diệu.
7
GIỚI THIỆU
Liệu pháp thiên nhiên
Có khi những con đường mòn quanh co, uốn khúc,
đơn độc, nguy hiểm của bạn lại dẫn đến quang cảnh tuyệt vời nhất.
- EDWARD ABBEY
Ứng dụng Mappiness1
trên điện thoại của tôi kêu ping một tiếng
giữa lúc tôi đang đi bộ đường dài trong Công viên Quốc gia Arches.
Có lẽ ai đó sẽ thấy phiền, thế nhưng tôi thì không. Rốt cuộc cũng
đã có lúc tôi được đi ra ngoài, giữa khung cảnh tuyệt vời, và có thể
báo cho ứng dụng này độ hạnh phúc, thoải mái và lanh lợi của
mình. Cao, cao và cao, tôi đánh dấu như vậy trên màn hình điện
thoại. Sau đó, tôi sung sướng chụp hình những vách đá mượt mà
màu cá hồi trước mặt. Có mấy cụm địa y thò mình ra khỏi một kẽ
nứt trên vách đá. Mấy cụm mây trắng tinh lang thang trên bầu trời
xanh thẳm. Còn Đại Ca thì toàn phải cắm đầu vào nghiên cứu trong
1. Kết hợp giữa “Map” - bản đồ và “Happiness” - hạnh phúc. Mappiness là một ứng dụng
trên điện thoại di động do George MacKerron thiết kế dùng để lập biểu đồ hạnh phúc.
8
phòng nghiên cứu kín mít của trường đại học, ăn trưa luôn ở đó. Sau
nhiều tháng trời và 234 lần trả lời bảng khảo sát với ứng dụng này,
tôi gần như toàn bị hỏi vào những lúc đang ở trong nhà hoặc đang
làm việc, chẳng giúp ích gì cho cả dự án Mappiness và công việc của
tôi. (Và cũng bất công nữa, tôi ra ngoài nhiều mà, phải không ha?)
Mappiness đang trong giai đoạn thu thập thông tin suốt nhiều năm
ròng, với hàng vạn tình nguyện viên ghi lại tâm trạng và hoạt động
của mình mỗi ngày hai lần vào những thời điểm ngẫu nhiên. Sau
đó, nó liên hệ câu trả lời với những thông tin về thời tiết, độ sáng
tự nhiên và những dữ liệu môi trường khác của địa điểm ghi nhận
được từ GPS. Mục tiêu của ứng dụng này rất đơn giản: Điều gì khiến
người ta hạnh phúc? Địa điểm có quan trọng không?
Một đàn anh - hoặc đúng hơn là nhà khoa học lớn, nhà kinh tế
trẻ - có sự đồng điệu với tôi, là Goerge MacKerron từ Đại học Sussex.
Theo như những gì anh nói với tôi, đa phần thông tin liên quan đến
hạnh phúc hiện thời chỉ cân nhắc đến các mối quan hệ, hoạt động
kinh tế và sinh hoạt, và đa số đều rất quen thuộc: Con người hạnh
phúc nhất khi được hòa nhập với cộng đồng và bạn bè, thỏa mãn
các nhu cầu cơ bản, và trí tuệ được thách thức, thường là nhằm vào
những mục đích vĩ đại. Thế nhưng MacKerron lại tự hỏi rằng, với
những người đã có sẵn tất cả những thứ này, hoặc thậm chí là với cả
những người không có gì cả, liệu có thể có điều gì khác khiến cho
một ngày của họ trở nên đặc biệt hay không?
Để trả lời câu hỏi này, năm 2010, anh tạo ra ứng dụng Mappiness,
và chỉ trong một năm đã kêu gọi được 20.000 người tham dự và hơn
một triệu kết quả khảo sát (đến lúc tôi tham gia, anh đã thu được
ba triệu kết quả). Và đây là điều anh rút ra được: Con người ít hạnh
phúc nhất khi đi làm hoặc bệnh liệt giường, và hạnh phúc nhất khi
họ ở bên bạn bè hoặc người yêu. Tâm trạng của họ thường thay đổi
theo thời tiết (đa số tình nguyện viên sống ở Anh, thế nên kết quả
này chẳng có gì lạ cả). Thế nhưng một trong những tác nhân lớn
9
nhất, bất ngờ nhất, lại không phải là họ đang đi cùng ai hay đang
làm gì (ít nhất là với đám người dùng iPhone, đa phần trẻ tuổi, có
việc làm và có văn hóa này), mà là họ đang ở đâu. Một bài báo của
MacKerron kết luận rằng: “Trung bình, khi ở ngoài trời, giữa khung
cảnh có cây xanh hoặc những nơi có thiên nhiên, những người tham
gia cảm thấy hạnh phúc hơn hẳn khi họ ở trong môi trường thành
thị”. (Và nếu bạn muốn biết, đây không chỉ là tác động của các kỳ
nghỉ, bởi vì anh ta có tính tới nó rồi).
Sự khác biệt về độ vui sướng mà những người tham gia cảm thấy
giữa khi ở thành thị và khi ngoài thiên nhiên (đặc biệt là ở vùng
biển) còn lớn hơn cả sự khác biệt giữa khi ở một mình và bên bạn
bè, và bằng giữa khi đang làm những việc yêu thích như hát hay chơi
thể thao với khi không làm những việc này. Thế nhưng điều đáng
nói là ứng dụng rất hiếm khi bắt gặp lúc những người này, cũng như
tôi, đang ở ngoài trời. 93% thời điểm, họ đang ở trong nhà hoặc trên
phương tiện giao thông. Thậm chí ứng dụng đã bao gồm cả đứng ở
ngã tư chờ đèn đỏ và đi ra ngoài lấy thư là “ở ngoài trời” rồi. Số liệu
của cá nhân tôi cũng khá đáng nản. Ứng dụng này chỉ bắt gặp tôi
tập thể dục và thư giãn ngoài trời có 17 lần, bằng 7% số lần khảo sát
trong suốt một năm trời. Đa phần trường hợp, tôi đang làm việc, tiếp
theo là trông con, theo nữa là trên đường đi làm, làm việc nhà và ăn
cơm (ít nhất còn có thứ gì đó vui). Trong cả giai đoạn tôi tập tành
ngồi thiền, ứng dụng chỉ bắt gặp tôi thiền đúng hai lần.
Điều mà Mappiness chỉ ra - cơn dịch thiếu ra ngoài của tất cả
chúng ta - tố cáo cả cấu trúc và thói quen của xã hội hiện đại lẫn độ
hiểu biết bản thân của con người chúng ta. Như tác giả Annie Dillard
từng nói, cách ta sống một ngày cũng là cách ta sống cả đời. Vậy tại
sao chúng ta không làm điều khiến ta hạnh phúc nhiều hơn? Là do
ta quá mệt mỏi trước những đòi hỏi của cuộc sống, quá cách biệt với
thiên nhiên xanh, hay là quá bị những thú vui trong nhà quyến rũ,
đặc biệt là những thứ có ổ cắm điện? Đúng một phần, nhưng không
10
phải tất cả. Trong một chuỗi nghiên cứu đầy ý nghĩa của Trường
Đại học Trent ở Ontario, nhà tâm lý học Elizabeth Nisbet đã cử 150
sinh viên đi dạo trên một con đường cạnh kênh đào và qua một hầm
ngầm nối giữa hai tòa nhà trong khuôn viên trường. Trước khi đi, cô
yêu cầu họ dự đoán xem họ sẽ hạnh phúc đến mức nào trong chuyến
hành trình. Sau chuyến đi, họ điền bảng khảo sát độ hạnh phúc.
Những sinh viên này luôn đánh giá quá cao mức độ hạnh phúc của
mình trong hầm ngầm và quá thấp khi ở ngoài trời. Các nhà xã hội
học gọi những dự đoán sai lầm này là “lỗi dự đoán”. Đáng tiếc là lỗi
này đóng vai trò rất lớn trong lựa chọn hoạt động của con người.
Cũng như Nisbet từng tổng kết đầy chán nản: “Người ta có thể tránh
đi ra ngoài chỉ vì việc thường xuyên bị cách ly khỏi tự nhiên khiến
họ đánh giá thấp cảm giác tích cực nó mang lại”.
Thế là ta cứ làm những thứ khiến ta khó chịu, như là kiểm tra
điện thoại 1.500 lần một tuần (Không phải nói quá đâu. Thế nhưng
tôi cũng phải chỉ ra rằng những người dùng iPhone dùng điện thoại
nhiều hơn người dùng Android 26 phút mỗi ngày. Đây có lẽ là một lý
do tốt để cưới một người dùng Android), chứ lại không làm những
điều khiến ta vui sướng. Đúng, chúng ta rất bận. Chúng ta có rất
nhiều trách nhiệm. Thế nhưng ngoài những điều đó ra, chúng ta
cũng đang mắc phải căn bệnh đãng trí của cả thế hệ mà quá trình đô
thị hóa và số hóa mang lại. Trẻ con Mỹ và Anh ngày nay chỉ chơi đùa
ngoài trời bằng nửa thời gian của thời bố mẹ. Thay vào đó, chúng
dành tận bảy tiếng đồng hồ mỗi ngày cắm mặt vào các loại màn
hình, chưa tính thời gian ở trường.
Chúng ta không tiếp xúc với tự nhiên đủ nhiều để nhận ra nó
có thể giúp mình khôi phục nhiều đến mức nào, và cũng không biết
rằng đã có nghiên cứu cho thấy nó khiến ta khỏe mạnh, sáng tạo
hơn, tăng khả năng đồng cảm và sẵn sàng đối mặt với cuộc đời và với
mọi người hơn. Thiên nhiên hóa ra lại rất tốt cho xã hội văn minh.
11
Cuốn sách này tìm hiểu căn cứ khoa học đằng sau điều mà các
nhà thơ và triết gia đã biết hàng ngàn năm nay: Nơi ta sống rất quan
trọng. Aristotle tin rằng đi dạo ngoài trời giúp tâm trí minh mẫn
hơn. Darwin, Tesla và Einstein đi dạo trong vườn và trong rừng
để giúp mình suy nghĩ. Teddy Roosevelt, một trong những vị tổng
thống xuất sắc nhất trong lịch sử, thường trốn về nông thôn suốt
hàng tháng trời. Ở một mức độ nào đó, họ đều phải chống cự lại
khuynh hướng trở thành “kiểu người mỏi mệt, kiệt quệ, văn minh
quá mức” như lời triết gia kiêm người đi bộ đường dài John Muir nói
hồi năm 1901. Walt Whitman từng cảnh báo về “thú vui nhỏ bệnh
hoạn” ở thành thị vì bị cách ly với thiên nhiên. Kiến trúc sư cảnh
quan kiêm nhà y tế cộng đồng Frederick Law Olmsted hiểu rõ điều
này. Ông từng góp phần thay đổi diện mạo quê nhà tôi và cả nhiều
thành phố khác nữa.
Trào lưu Lãng mạn từng tin rằng thiên nhiên có thể cứu rỗi linh
hồn và óc sáng tạo của con người. Các nhà thơ của trào lưu này hoạt
động mạnh nhất trong khoảng thời gian trào lưu Hiện đại hóa vừa
mới bắt đầu đổ tràn vào châu Âu. Wordsworth1
viết về sự hòa quyện
giữa “đại dương tròn và ngọn gió sống / Và trời xanh và tâm trí con
người”2
. Beethoven từng ôm chầm lấy cây đoạn sau nhà. Ông gửi
tặng những bản giao hưởng của mình cho cảnh quan thiên nhiên, và
cũng từng viết: “Rừng rậm, cây cối và đá sỏi cộng hưởng trong con
người”. Cả hai tác gia này đều đang nhắc tới sự hòa hợp giữa nội tại
và ngoại cảnh. Nghe có vẻ mơ hồ, thế nhưng tư tưởng này của họ
cũng chính là điều mà thần kinh học thế kỷ XXI vừa mới phát hiện
được, rằng các tế bào não của con người cần những tín hiệu nhất
định từ môi trường xung quanh. Hệ thần kinh của chúng ta được
1. William Wordsworth (1770-1850) là nhà thơ lãng mạn Anh. Ông cùng với Samuel
Taylor Coleridge khởi xướng trào lưu Lãng mạn trong văn học Anh ngữ.
2. Phỏng dịch trích đoạn từ bài thơ Lines written a few miles above Tintern Abbey của nhà
thơ lãng mạn William Wordsworth.
12
thiết kế để cộng hưởng với những dấu hiệu tự nhiên nhất định. Đến
tận bây giờ, khoa học mới bắt đầu chứng minh được điều mà các tác
gia trào lưu Lãng mạn đã biết từ lâu.
***
SỐNG CẢ TUỔI THƠ giữa những tòa nhà chung cư san sát thời
tiền chiến, tôi luôn yêu thích vẻ xanh rợp của Công viên Trung tâm
New York. Từ hồi cấp hai, gần như ngày nào và cứ mỗi cuối tuần tôi
lại ra đó, đi bộ hoặc chạy chiếc xe đạp Panasonic cũ, trượt băng hoặc
tắm nắng trong khi tai nghe nhạc từ chiếc máy Walkman. Con người
chúng ta cũng là động vật, và như các loài động vật khác, chúng ta
thích đến những nơi có lợi cho mình. Chỉ cần có cơ hội là trẻ con lại
trèo lên nhà cây hoặc xây pháo đài, những nơi có cảm giác an toàn
nhưng cũng gần chỗ chúng có thể chạy nhảy thỏa thích. Chúng ta nỗ
lực xây dựng nhà cửa sân vườn của mình theo những thiết kế nhất
định, và nếu đủ tiền, ta lại sẵn sàng bỏ thêm kha khá để được ở trong
những nhà nghỉ hoặc phòng khách sạn ngay trên bãi biển, hoặc là
nơi có khung cảnh thôn quê, hoặc cũng có thể là trên một con đường
im ắng có cây xanh che phủ. Những bạn trẻ luôn muốn căn nhà đầu
tiên của mình vừa an toàn vừa đầy tiềm lực. Các chuyên gia cho ta
hay rằng những tiêu chuẩn mà ta tìm kiếm này cực kỳ giống nhau
cho dù là ở thời đại hay vùng miền nào đi nữa.
Thế nhưng đến tận gần đây, các nhà tâm lý học và thần kinh học
vẫn chưa coi trọng mối liên hệ này.
- Ý tưởng nghiên cứu tác động của thiên nhiên lên bộ não con
người mới lạ đến mức quái lạ - Richard Louv, tác giả của cuốn sách
nổi tiếng Last Child in the Woods (tạm dịch: Đứa trẻ cuối cùng chơi
trong rừng) xuất bản hồi năm 2008, cho tôi hay. - Đáng lý người ta
phải nghiên cứu chuyện này từ hồi ba mươi đến năm mươi năm
trước rồi.
13
Vậy tại sao bây giờ họ lại đi nghiên cứu? Có lẽ là vì trong giai
đoạn này chúng ta đang mất liên hệ với tự nhiên nghiêm trọng hơn
bao giờ hết. Với sự hội tụ của kỹ thuật hiện đại và bùng nổ dân số,
chúng ta ngày càng quay lưng lại với tự nhiên so với mọi thế hệ đi
trước. Cùng lúc đó, do việc ngồi mãi ở trong nhà, ta ngày càng phải
gánh chịu những căn bệnh mãn tính như cận thị, thiếu vitamin D,
béo phì, trầm cảm, cô đơn và lo âu, giữa nhiều chứng bệnh khác.
Ở một số vùng Đông Á, nơi những căn bệnh kiểu này phát tán
dữ dội nhất, tỷ lệ thiếu niên cận thị là hơn 90%. Trước đây, các nhà
khoa học thường cho rằng cận thị là do đọc sách quá nhiều, thế
nhưng có vẻ như nguyên nhân đúng hơn của nó lại là lối sống như
chuột chũi cách ly khỏi ánh sáng mặt trời. Ánh mặt trời điều chỉnh
lại các tế bào nhận diện dopamine1
trong võng mạc, và những tế bào
này lại tiếp tục ảnh hưởng tới quá trình phát triển của mắt. Giờ ta đã
biết về ảnh hưởng của việc ngồi lì trong nhà đến tế bào võng mạc,
thế còn ảnh hưởng của nó lên tâm trí chúng ta thì sao?
Sự phát triển của Internet mang đến cho ta rất nhiều thứ, thế
nhưng nhiều chuyên gia lại cho rằng nó cũng khiến ta hay cáu kỉnh,
kém hòa đồng, thêm tự kỷ, dễ xao lãng và suy nghĩ thiếu linh động
hơn. Ta không thể đổ lỗi hết tất cả những căn bệnh ta gặp lên việc
cách ly với tự nhiên, thế nhưng những lời phàn nàn của ta vẫn đang
cho thấy khả năng phục hồi tâm lý của ta đã bị ảnh hưởng. Có những
lúc đáng lý ta phải phản ứng chậm hơn một chút, đồng cảm nhiều
hơn một chút, tập trung hơn và bình tĩnh hơn. Đó là những lúc ta
cần một chút gì đó từ thiên nhiên, và có nhiều nhà nghiên cứu trong
cuốn sách này khẳng định họ có thể chứng minh điều này.
Không phải đến tận lúc có ứng dụng Mappiness hay nghe được
lời của John Muir, tôi mới tò mò về mối quan hệ giữa thiên nhiên
và bộ não con người. Với tôi, chuyến hành trình này bắt đầu khi
1. Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh giúp tăng khả năng tập trung và sự hưng phấn.
14
chồng tôi tìm được một công việc mới, cần chúng tôi phải rời khỏi
thành phố nhỏ điền viên trên núi đến nơi thành thị xô bồ của thủ đô
Washington. Buổi tối mùa hè ngày chúng tôi chuyển khỏi ngôi nhà ở
Boulder, Colorado, tiết trời rất ấm áp và trong trẻo. Chúng tôi đứng
bên hiên nhà, nhìn từng hộp từng hộp đồ dùng quen thuộc bị quẳng
lên chiếc xe tải của Atlas Van Lines1
. Mấy chiếc xuồng được chuyển
đi cuối cùng. Vẫn với màu sắc rực rỡ như kẹo của trẻ con cho dù đã
bị đá sỏi trên sông mài mòn suốt mấy năm trời, những chiếc xuồng
này làm sao biết được số phận của mình lại là bị bỏ rơi trong ga-ra
trải xi-măng ở thành phố lớn?
Hàng xóm láng giềng ra tiễn chúng tôi. Bọn nhỏ nhà họ ôm chầm
lấy mấy đứa con tôi. Chỉ chốc lát sau, một lũ nhóc tì từ những con
hẻm cụt gần đó cũng mò đến, tay kéo theo xe trượt và cả chó. Các
con tôi, một đứa mười tuổi một đứa tám tuổi, vẫn là anh cả trong
đám, từng dẫn cả lũ đi đua thả thuyền bằng ly nhựa xuống máng
nước, tìm gấu trúc Mỹ, trèo cây, vẽ tranh trên đá và đủ trò phá hoại
khác giữa những bụi cây hoang dại. Có những ngày, chúng nó chơi ở
ngoài suốt từ sau khi đi học về đến giờ ăn tối mà tôi chẳng biết chúng
đang làm trò gì.
Bầu trời hồng nhạt. Colorado luôn đẹp nhất dưới ánh hoàng hôn
mùa hạ. Tôi nghĩ trước lúc họ đóng cửa xe tải tôi đã bật khóc. Rồi cô
hàng xóm cũng khóc, và hai người chúng tôi cứ đứng đó mà nức nở
trước bụi ngải đắng trang trí ở cửa nhà.
Tôi có rất nhiều điều để tiếc nuối khi phải rời miền Tây nước Mỹ,
nơi chúng tôi đã sống suốt hai mươi năm ròng. Tiếc nhất chính là
phải rời xa bạn bè và đồng nghiệp của tôi, trường học và bạn bè của
mấy đứa con tôi, ngôi nhà gỗ này, và cả rặng núi nữa. Con đường
mòn gần nhà tôi từng mang lại biết bao niềm vui sướng, với đầy
những bất ngờ như con bò cạp bé tẹo chạy ra cứ như để tiễn biệt,
1. Công ty dịch vụ chuyển nhà.
15
những loài hoa dại thay nhau nở theo từng mùa, và những người
bạn thường đi dạo đường núi với tôi trên con đường khúc khuỷu.
Cho dù vậy, cũng như nhiều người khác, tôi vẫn không biết mình
từng có những gì cho tới khi mất đi. Buổi tối chuyển nhà đó, tôi
không nhận ra rằng những ngọn núi ở đây đã là bài thuốc tuyệt vời
thế nào đối với mình. Gần như ngày nào tôi cũng leo núi hoặc đi bộ
hoặc ngắm cảnh trên đó, thường là đi một mình. Tôi đi dạo không
phải để thăng hoa tâm linh hay để cải thiện sức khỏe như nhiều
người khác ở Boulder, tôi chẳng có mục đích cụ thể nào cả. Là một
người New York chính cống, tôi cũng không dùng từ “liều thuốc”
một cách tùy tiện. Tôi chưa bao giờ đeo máy đo nhịp tim hay chạy
bấm giây hay tải nhạc do các huấn luyện viên Olympic đề cử. Tôi chỉ
đi ra ngoài, thường là đi bộ, và nếu có ngày nào không đi được, tôi lại
khó chịu. Trong lúc rảo bước, suy nghĩ của tôi thoải mái bay bổng, và
càng đi xa tôi lại càng thả trôi tâm trí mình hơn. Có những lúc trong
đầu tôi tình cờ nảy ra một câu thơ, hoặc một ý tưởng mới nào đó mà
không cần phải cố gắng.
Tôi không phải là kiểu người thờ phụng thiên nhiên. Tôi thích rất
nhiều thứ ở thành phố, như là taco1
vừa rẻ vừa ngon và quần áo thời
trang. Chỉ là tôi đã nhận ra ảnh hưởng của những môi trường khác
nhau lên tâm trạng, sức sáng tạo, trí tưởng tượng và năng suất làm
việc của mình, và bắt đầu suy nghĩ sâu hơn về điều đó.
***
CHIẾC XE CHUYỂN NHÀ bắt đầu rời xa vùng thôn quê mộng
mơ để tiến tới nơi thủ đô xô bồ, và chúng tôi dù bất đắc dĩ cũng
phải đi theo. Lúc đến nơi, trời nóng 40 độ C khiến tóc tôi xoăn tít
cả lên. Đây đâu phải là bờ Đông nước Mỹ, phải là Brazil mới đúng
chứ. Sáng sớm hôm sau, tôi thử ghé thăm công viên nhỏ gần đó, và
1. Món bánh thịt chiên giòn truyền thống của người Mexico.
16
nhận ra rằng để đến được nơi, tôi phải băng qua một con đường
cao tốc và len qua cột chống chân cầu, để rồi chỉ nhìn thấy một
dòng chữ “Chó Đẻ” ai đó phun bằng sơn lên tường. Nhà chúng tôi
nằm gần một con sông, nhưng cũng gần một sân bay lớn nữa. Cứ
mỗi sáu mươi giây là lại có máy bay bay ngang qua ngay trên đầu.
Rồi thì tiếng ồn, khói bụi, cái nóng, tất cả thuần một màu xám xịt.
(Công bằng mà nói thì ở đây cả thiên nhiên lẫn xã hội hiện đại đều
có thể gây hại cho bạn: lũ muỗi vằn ngoại nhập to bằng móng tay
cái, những con tích hút máu nhỏ hơn vết tàn nhang. Cả hai đều có
thể mang đến những căn bệnh đủ để tàn phá hệ thần kinh và cả
cuộc sống của bạn. Washington còn có tên riêng cho những hiện
tượng thời tiết trước đây tôi chưa từng nghe nói tới hay phải cân
nhắc đối phó: siêu bão Derecho, lốc xoáy vùng cực, bão cấp 4, cảnh
báo sốc nhiệt).
Tôi mong mỏi được trở về miền núi. Và mong mỏi là một điều
bi thảm, bởi nó chỉ theo sau mất mát. Ngày tháng trôi qua, tôi nhận
ra rằng nếu muốn tìm hiểu ích lợi mà thiên nhiên mang lại cho bộ
não con người, tôi cũng phải thừa nhận tác hại do việc thiếu thiên
nhiên mang lại. Tôi cảm thấy lạc lõng, bất lực và trầm cảm. Việc tập
trung chú ý trở nên khó khăn. Tôi không thể suy nghĩ đâu ra đấy
nữa. Tôi gặp rắc rối với các quyết định và thậm chí không muốn
rời khỏi giường. Có lẽ một phần nào đó, tôi đang gặp phải điều mà
nhà báo Louv gọi là hội chứng thiếu thiên nhiên. (Cẩm nang chẩn
đoán và thống kê các chứng rối loạn tâm thần không thừa nhận căn
bệnh này, thế nhưng cho dù có thì họ cũng chỉ khuyên chữa trị bằng
thuốc). Louv định nghĩa căn bệnh này là hậu quả của việc con người,
đặc biệt là trẻ nhỏ, thiếu hoặc hoàn toàn không ra ngoài tiếp xúc
với môi trường tự nhiên, dẫn đến những rối loạn về thể chất và tâm
thần, trong đó có việc hay căng thẳng và dễ bị xao lãng. Ông cũng đề
ra cụm từ “tế bào thần kinh thiên nhiên” để nhấn mạnh mối liên hệ
mật thiết giữa hệ thần kinh và môi trường tự nhiên đã tạo ra nó. Có
17
phải mối liên hệ này đang bắt đầu đứt gãy rồi không? Liệu có căn cứ
khoa học nào chứng minh hội chứng thiếu thiên nhiên thực sự tồn
tại không? Nếu có, vậy ta cần mức độ thiên nhiên nào để khỏi bệnh?
Liệu ta có phải sống trong bọng cây như trong tiểu thuyết của Jean
Craighead George1
không? Hay chỉ cần ngồi ở cửa sổ nhìn ra ngoài
là đủ rồi?
Nếu muốn thực sự sống thay vì chỉ tồn tại vật vờ giữa lòng thành
phố, tôi cần phải tìm hiểu một vài điều. Con người cần những gì từ
thiên nhiên? Làm sao kiếm đủ những thứ ấy để sống thành công và
khỏe mạnh nhất có thể? Trong quá trình đi tìm câu trả lời, tôi bắt
đầu nghiền ngẫm về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên từ
góc độ tế bào thần kinh. Vài tuần sau vụ chuyển nhà, tôi phải đi Nhật
Bản để viết bài về một phong trào có hơi xấu hổ và ít người biết đến
gọi là “tắm rừng”. Ở đó, tôi bắt đầu tìm hiểu căn cứ khoa học đằng
sau trải nghiệm của mình. Các nhà nghiên cứu Nhật không muốn
cứ nhường thiên nhiên cho thơ ca. Họ muốn đo đạc tác dụng của nó,
ghi nhận lại, biến nó thành đồ thị, và trình bày những bằng chứng
này cho các chính khách và cộng đồng y học. Thế nhưng người Nhật
vẫn chưa thực sự hiểu được vì sao thiên nhiên lại có vẻ có ích trong
việc điều trị nhiều loại bệnh tật đến vậy. Và còn nhiều điều nữa họ
cũng chưa biết: Ai được lợi nhiều nhất từ thiên nhiên? Theo cơ chế
nào trong bộ não và cơ thể người? Đến mức nào là đủ? Và trên hết là,
như thế nào mới tính là “thiên nhiên”? Cá nhân tôi đồng ý với định
nghĩa rộng của Oscar Wilde2
: “nơi chim chóc còn sống để mà bay”.
Trên khắp thế giới, rất nhiều nhà khoa học đang truy tìm câu trả
lời. Chuyến hành trình tìm kiếm câu trả lời của tôi sẽ mang tôi đi
dọc một dòng sông ở Idaho cùng với một thuyền đầy nữ cựu binh;
1. Jean Craighead George (1919-2012) là nhà văn người Mỹ chuyên viết về môi trường và
giới tự nhiên.
2. Oscar Wilde (1854-1900) là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng người Ireland.
18
tới Hàn Quốc, nơi những người lính cứu hỏa lớn tồng ngồng dắt tay
nhau trong rừng; tới những phòng nghiên cứu đo đạc quá trình hồi
phục sau áp lực; tới những máy chạy bộ trong phòng tập 3D thực tế
ảo; và cuối cùng là xuống khu thương mại của Edinburgh, Scotland,
nơi tôi phải đi vòng vòng, đầu đội máy đo điện não đồ như một chiếc
vương miện bằng gai kiểu hiện đại. Tôi phải đo đạc nồng độ các-bon
và huyết áp, nhịp tim, nồng độ cortisol1
và cả biểu cảm của mình. Tôi
đến gặp những nhà nghiên cứu khăng khăng rằng năng lực chữa trị
của tự nhiên đến từ cấu trúc hình học fractal2
của nó, hoặc là những
sóng âm nhất định, hoặc nữa là từ các phân tử mùi của cây cối. Đó
là cả một bữa tiệc hoang đường cho các giác quan.
Các nhà khoa học không chỉ đo đạc tác dụng của tự nhiên lên
tâm trạng và sức khỏe của ta, mà còn lên cả khả năng suy nghĩ - trí
nhớ, khả năng lập kế hoạch, sáng tạo, mơ mộng và tập trung - và kỹ
năng xã hội của chúng ta. Có những lúc tôi nghi ngờ họ, và có những
lúc tôi tin tưởng. Tôi tiếp xúc với những người muốn được khỏe
mạnh, những người muốn được thông minh, những người muốn
tìm cách tốt nhất để dạy dỗ con trẻ (lứa tuổi có thiên tính thích thám
hiểm, hiếu động và thích những điều mới lạ, những phẩm chất mà
thiên nhiên hay đề cao), và cả những người, cũng như tôi, chỉ đơn
giản là muốn giữ cho mình khỏi phát điên giữa cái thế giới xô bồ
này. Sau hai năm thu thập thông tin để viết cuốn sách này, tôi cảm
thấy khá hơn rất nhiều, và cũng hiểu rõ hơn về những căn cứ khoa
học đáng ngạc nhiên đằng sau cảm giác đó. Và mặc dù “cảm thấy khá
hơn” nghe có vẻ hơi mơ hồ, những gì nó mang lại lại rất thật. Nghiên
cứu cho thấy nó có thể kéo dài tuổi thọ con người tới tận vài năm.
Tôi chia cuốn sách này thành năm phần cho dễ hiểu và dễ sử
dụng hơn. Phần đầu tiên đưa ra hai giả thuyết được ủng hộ nhất
1. Cortisol là một loại hoóc-môn sản sinh ra trong tuyến thượng thận và được xem là
hoóc-môn chống stress.
2. Một kiểu mẫu hình học có hình dạng gấp khúc trên một tỷ lệ phóng đại.
19
về lý do bộ não chúng ta cần thiên nhiên, và cũng là hai giả thuyết
quyết định hướng đi của cuốn sách này: Phần Một mang chúng ta
đến Nhật, nơi các nhà nghiên cứu đang tìm cách định lượng vai trò
của thiên nhiên trong việc làm giảm áp lực và tăng sức khỏe tâm
thần bằng một khuôn khổ dựa trên lý thuyết kết nối với thiên nhiên,
tư tưởng cho rằng chúng ta cảm thấy thoải mái nhất giữa lòng thiên
nhiên bởi đó là nơi chúng ta tiến hóa và hình thành. Phần Hai, ta
chạy tới Utah, nơi các nhà nghiên cứu người Mỹ quan tâm hơn tới
cách mà thiên nhiên giúp bộ não rối rắm của chúng ta tinh tường
minh mẫn trở lại. Phần tiếp theo của cuốn sách, tôi xếp theo liều
lượng của bài thuốc thiên nhiên. Đầu tiên, tôi tìm hiểu những tác
động tức thời của liều lượng ngắn, hay “thiên nhiên gần nhà”, lên
ba giác quan chính của chúng ta - khứu giác, thính giác và thị giác.
Sau đó, tôi xem xét những gì xảy ra trong bộ não và cơ thể chúng ta
nếu chúng ta ra ngoài nhiều hơn một chút, khoảng bằng liều lượng
mà người Phần Lan khuyên dùng: năm tiếng mỗi tháng. Trong phần
Bốn, tôi lặn lội sâu hơn vào thiên nhiên hoang dã, với những tác
động cực kỳ thú vị lên bộ não chúng ta. Đây là nơi mà, theo lời nhà
thần kinh học David Strayer ở Trường Đại học Utah, “điều quan
trọng xảy ra”. Cuối cùng, ta sẽ tổng kết lại hậu quả trong cách sống
của đa số người thành phố chúng ta.
Xuyên suốt cuốn sách này, tôi sẽ nói cho bạn cách sống như thế
nào để cả cơ thể, tinh thần của bản thân và cộng đồng đều được lợi.
Không cần phải sợ, tôi sẽ không bảo bạn quăng điện thoại di động
xuống sông đâu. Thế giới hiện giờ là thế giới hiện đại. Thế nhưng ta
vẫn rất cần phải thừa nhận cuộc sống của chúng ta giờ đây đang ngày
càng cách biệt với thiên nhiên đến thế nào - và ảnh hưởng của nó lên
hệ thần kinh của ta - để quá trình này được thuận lợi hết mức có thể.
Vụ chuyển nhà từ nông thôn lên thành thị của tôi chỉ là hình ảnh
thu nhỏ của xu hướng nhân khẩu và địa lý học đang diễn ra trên
khắp hành tinh. Loài người chính thức trở thành động vật thành
20
phố kể từ năm 2008. Đó là thời điểm Tổ chức Y tế Thế giới báo rằng
lần đầu tiên trong lịch sử loài người, dân số thành thị vượt qua dân
số nông thôn. Năm 2016 là lần đầu tiên trong suốt một trăm năm tại
Hoa Kỳ, tốc độ phát triển của thành thị vượt qua tốc độ phát triển
của các vùng ngoại ô. Nói cách khác, chúng ta đang đối mặt với cuộc
di dân khổng lồ nhất trong lịch sử hiện đại. Thế nhưng mặc dù con
người ngày càng có thiên hướng thành thị, mức độ quy hoạch, lượng
tài nguyên và cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ nhu cầu tâm lý của chúng
ta lại vẫn thấp đến mức đáng ngạc nhiên.
Mùa xuân năm 2013 ở Istanbul, có tám người chết và hàng ngàn
người bị thương trong các cuộc biểu tình phản đối dự án san bằng
một trong những công viên cuối cùng của thành phố, Công viên
Taksim Gezi. Hơn hai triệu cây cối ở vùng này đã bị đốn hạ để chừa
chỗchomộtsânbayvàmộtcâycầumớivắtngangeobiểnBosphorus.
Công viên này được dự tính sẽ phải nhường chỗ cho một trung tâm
thương mại và mấy khu căn hộ cao cấp mới. Thế nhưng khi xe ủi
đất xuất hiện để đốn hạ khu rừng giữa lòng thành phố này, nó lại bị
người dân nơi đây chặn lại. Họ sẵn sàng hy sinh để cứu những cây
xanh cuối cùng này.
- Chúng tôi sẽ không giải tán chừng nào họ chưa tuyên bố công
viên này thuộc về chúng tôi - một bạn trẻ hai mươi bốn tuổi nói.
(Lúc tôi viết cuốn sách này, cây cối ở đây vẫn chưa bị đốn hạ, thế
nhưng số phận của nó vẫn còn đang rất bấp bênh).
Taksim Gezi đã trở thành biểu tượng không chỉ về tầm quan
trọng của thiên nhiên đối với đời sống thành thị mà còn cả chế độ
dân chủ, đúng như Frederick Law Olmsted đã khẳng định từ lâu:
“Đối với mọi người, mọi thế hệ, cảm giác tự do đều là món quà đảm
bảo nhất và quý giá nhất mà công viên mang lại”.
Thế nhưng chúng ta lại hay xem thiên nhiên như hàng xa xỉ thay
vì nhu yếu phẩm. Chúng ta không nhận ra nó giúp giá trị của chúng
21
ta, cả về mặt cá nhân và chính trị, thăng hoa đến thế nào. Nói cho
cùng, đây chính là mục tiêu của cuốn sách này: truy tìm căn cứ khoa
học chính xác nhất đằng sau những tế bào thần kinh thiên nhiên của
chúng ta và chia sẻ cho hết thảy mọi người. Bởi nếu ta không hiểu
điều này, ta sẽ không bao giờ trân trọng đúng mức mối dây ràng
buộc ăn sâu bám rễ giữa mình và thiên nhiên xung quanh.
Cách nơi tôi chụp ảnh vách đá gửi cho Mappiness không xa là nơi
bắt nguồn của hai dòng sông hùng vĩ: sông Green và sông Colorado.
Nơi này đối với tôi rất đặc biệt do câu chuyện về hai anh em ngớ
ngẩn tôi quen. Hồi học đại học, hai người này từng làm một chiếc
bè từ ống cao su và ván giường, lột quần áo, rồi cứ thế đẩy bè trôi
theo dòng sông Green, hướng về phía ngã ba sông. Họ chỉ mang
theo vài bịch hạt và trái cây khô, hai bình bơ đậu phộng và mấy bình
nước. Nước ở đoạn sông này rất lặng, và bọn họ thoải mái chơi hết
mình. Mỗi tội chỉ vừa bắt đầu chuyến hành trình ba tuần được vài
giờ, họ đã bị kiểm lâm túm lại. May thay, lúc bấy giờ người ta chưa
cần giấy phép phải có bếp lò di động và nhà vệ sinh hóa học để được
đi thuyền. Nhưng thật không may, hai cậu trai cởi trần này thiếu
một cái áo phao. Chết chưa! Kiểm lâm lôi họ lên gặp thẩm phán
của hạt, và họ bị phạt tiền, bắt mua thêm một cái áo phao, và đuổi
đi xuống hạ lưu (vẫn còn tốt hơn là lên lại thượng lưu). Hai người
này là anh em của chồng tôi. Câu chuyện này được vinh dự gia nhập
danh sách chuyện cười trong nội bộ gia đình. Thế nhưng những câu
chuyện như vậy cứ có vẻ như đã là chuyện của một thời xa xưa lắm.
Hai chàng sinh viên đi chơi cùng nhau trong rừng, thoải mái tự do,
không cần phải trở về với xã hội hiện đại suốt mấy tuần liền, nếu
không tính vụ bị lôi lên gặp thẩm phán. Thế mà giờ hai người mới
vừa có vài sợi tóc bạc; đây chỉ là chuyện của thế hệ trước thôi đấy.
Những chuyến hành trình khám phá thiên nhiên trong đời con
em chúng ta và cả của chúng ta xảy ra nhanh đến mức ta gần như
không nhận ra, đừng nói là nhắc tới. Như Nisbet nói, “Chúng ta tiến
22
hóa từ thiên nhiên. Lạ thay, chúng ta lại đang cách ly dần khỏi thiên
nhiên”. Đa số chúng ta không hề nhận ra mình đang mất thứ gì. Có
thể ta nuôi thú nuôi và thỉnh thoảng lại đi biển chơi, như vậy thì có
vấn đề gì? Ừ thì có vấn đề gì? Đó là điều tôi muốn biết. Và nếu thực
sự đã đánh mất điều gì đó, vậy ta nên làm gì để tìm lại được?
Là một nhà báo chuyên viết về môi trường, tôi thường phải viết
về những tổn thương mà môi trường sống mang đến cho chúng ta,
từ chất chống cháy xâm nhập vào tế bào đến ảnh hưởng của ô nhiễm
môi trường lên não bộ của trẻ nhỏ. Ý tưởng rằng môi trường sống
của ta cũng có thể giúp ngăn chặn bệnh tật thể chất và tinh thần,
đúng như định nghĩa sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới: “khỏe
mạnh về cả thể chất, tinh thần và quan hệ xã hội, chứ không phải
chỉ là không có bệnh tật hay ốm yếu”, là một tia nắng ấm đối với tôi.
Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Scotland gọi đây là “cội nguồn sức khỏe” theo
cách gọi của nhà xã hội học Aaron Antonovsky1
hồi giữa thế kỷ XX.
Antonovsky từng đặt câu hỏi: Nếu thế giới này điên loạn đến vậy, thì
điều gì giúp ta cứ tiếp tục vươn lên?
Với mái tóc kiểu thành phố được định hình bằng gel, miệng uống
thuốc bổ sung vitamin D, tôi nhận định đây là câu hỏi đáng tìm được
câu trả lời.
1. Aaron Antonovsky (1923-1994) là một nhà xã hội học người Mỹ gốc Israel nghiên cứu
về mối quan hệ giữa stress, sức khỏe và hạnh phúc.
TRUY TÌM TẾ BÀO
THẦN KINH THIÊN NHIÊN
P H Ầ N M Ộ T
TINH THẦN SỐNG XANH 25
Cứ nghĩ tới shinrin yoku, “tắm rừng”, tôi lại nghĩ đến cảnh công
chúa ngủ trong rừng lúc nàng đang ngủ say giữa những gốc
cây cổ thụ, với tiếng chim ríu rít xung quanh và ánh mặt trời chiếu
xuống thành từng luồng. Tôi biết nàng cảm nhận được tất cả, và rằng
nàng sẽ thức dậy khỏe mạnh và rạng rỡ để chào đón chàng hoàng
tử quyến rũ của mình. Thế nhưng cảnh tượng này thực sự quá sai
lầm. Thứ nhất, nước Nhật không còn bao nhiêu rừng nguyên sinh
nữa, và thứ hai, quá trình này cần bạn phải nỗ lực, mặc dù có chợp
1. HIỆU ỨNG KẾT NỐI
VỚI THIÊN NHIÊN
Tóm lại, bộ não con người phát triển
trong một thế giới đầy vật sống.
- EDWARD O. WILSON
Mọi thứ ta thấy đều là hoa cỏ;
mọi thứ ta tưởng đều là nhật nguyệt.
- BASHO
26 FLORENCE WILLIAMS
mắt một chút thì cũng không thành vấn đề. Ở Công viên Quốc gia
Chichibu-Tama-Kai, cách Tokyo 90 phút tàu điện, người ta bảo tôi
tập trung vào tiếng ve râm ran và dòng suối róc rách cho dù một
chiếc xe tải Mitsubishi đang chạy qua ầm ầm. Từ trên xe, lại có thêm
hàng đoàn người đổ xô vào khu cắm trại gần đó, với mấy đứa trẻ con
chạy giỡn khắp nơi, tay xách cần câu cá và cả mấy cái gối màu đỏ
hồng. Đó mới là thiên nhiên kiểu Nhật.
Những người cùng đi shinrin yoku với tôi không hề tỏ ra bực
mình. Người Nhật rất cuồng phong trào này. Với họ, đây là cách
ngăn ngừa bệnh tật. Shinrin yoku khai mở các giác quan để tiếp nhận
thiên nhiên. Thiên nhiên ở đây không phải là thiên nhiên hoang dã,
mà là cảnh quan lai giữa tự nhiên và xã hội hiện đại mà người Nhật
vẫn ưa chuộng suốt hàng ngàn năm nay. Bạn có thể đi dạo, viết một
bài thơ, bẻ gãy một cành cây khô và ngửi mùi gỗ mới của nó. Tất cả
đều xoay quanh mối dây ràng buộc cổ xưa giữa con người với thiên
nhiên mà ta có thể mở khóa chỉ bằng vài thủ thuật đơn giản.
- Mọi người rời khỏi thành phố và đắm mình vào thiên nhiên
theo đúng nghĩa đen - người hướng dẫn Kunio giải thích. - Như thế
họ dễ thư giãn hơn.
Kunio - một người giữ rừng tình nguyện - bảo chúng tôi đứng
yên trên một sườn đồi, mặt quay về phía dòng suối, hai tay thả bên
hông. Tôi nhìn quanh. Chúng tôi cứ như một đám phàm nhân đứng
ngớ người trước ánh sáng của UFO vậy. Mệt mỏi nhưng vẫn vui vẻ,
Kunio bảo chúng tôi hít vào trong bảy nhịp, ngừng thở năm nhịp,
rồi thở ra.
- Chú ý vào phần bụng ấy. - Anh bảo.
Chúng tôi rất cần chuyến hành trình này. Đa số chúng tôi đều
là nhân viên văn phòng. Chúng tôi trông cứ như một đám giá đậu
vậy, yếu ớt, ẻo lả và tái nhợt. Bên cạnh tôi là Ito Tatsuya, một doanh
nhân bốn mươi mốt tuổi sống tại Tokyo. Cũng như nhiều người đi
TINH THẦN SỐNG XANH 27
dạo đường rừng khác ở đất nước này, anh ta mang theo đủ thứ đồ,
đa phần treo bên thắt lưng: điện thoại di động, máy ảnh, chai nước
và một chùm chìa khóa. Người Nhật hẳn sẽ là những hướng đạo
sinh mẫu mực1
, và đó có lẽ cũng là lý do họ là những nhân viên
văn phòng mẫu mực, tăng ca nhiều hơn bất cứ ai ở những nước
phát triển. Tình trạng này đã tệ đến nỗi họ có hẳn một từ cho nó:
karoshi - chết vì làm việc quá sức. Hiện tượng này được phát hiện
hồi nền kinh tế Nhật bùng nổ vào những năm 1980, khi nhân viên
trẻ tuổi bắt đầu đột tử hàng loạt, và khái niệm này giờ đang quay
lại, vang vọng khắp những nước phát triển: Xã hội hiện đại có thể
giết chết chúng ta. Ito và tôi hít vào mùi hương gỗ thông, rồi cắm
mặt vào hộp cơm đầy bạch tuộc và rau củ chua của mình. Kunio
ghé qua chỗ từng người, cho chúng tôi nhìn một con bọ gậy trông
cực kỳ giống cành cây. Mỗi phút trôi qua, Ito lại có vẻ thả lỏng thêm
một chút.
- Khi ở giữa thiên nhiên thế này, tôi không suy nghĩ gì nữa cả. -
Anh nói trong lúc nhặt từng miếng củ cải lên ăn, trong khi tôi vứt
chỗ củ cải của tôi vào mớ lá rụng.
- “Stress” tiếng Nhật là gì? - Tôi hỏi anh ta.
Anh trả lời:
- Là “stress”.
***
VỚI RẶNG CÂY cổ thụ lớn nhất nước Nhật, công viên này là
địa điểm lý tưởng cho thử nghiệm mới nhất của ngành khoa học y
tế Nhật Bản. Giữa rặng tuyết tùng đỏ mọc thẳng tắp, Kunio lôi một
bình thủy nhỏ từ trong cái ba lô to đùng của mình ra và rót cho mỗi
1. Khẩu hiệu của hướng đạo sinh là “Luôn sẵn sàng”, tức là luôn mang theo đầy đủ những
đồ dùng mình có thể cần.

More Related Content

Similar to Tinh than song xanh

Khoa Học Môi Trường (word)
Khoa Học Môi Trường (word)Khoa Học Môi Trường (word)
Khoa Học Môi Trường (word)Pham Vui
 
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...Nguyễn Bá Quý
 
Bản tin Sống đẹp số 1
Bản tin Sống đẹp số 1Bản tin Sống đẹp số 1
Bản tin Sống đẹp số 1Hoa Sen University
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tạiTiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Bài: Cơ thể chúng ta
Bài: Cơ thể chúng taBài: Cơ thể chúng ta
Bài: Cơ thể chúng tamanggiaoduc
 
Loi tu duy cua tuong lai 11 l - john naisbitt
Loi tu duy cua tuong lai   11 l - john naisbittLoi tu duy cua tuong lai   11 l - john naisbitt
Loi tu duy cua tuong lai 11 l - john naisbittOanh Huỳnh Thúy
 
90 giay thu hut bat ky ai
90 giay thu hut bat ky ai90 giay thu hut bat ky ai
90 giay thu hut bat ky aiSon Pham
 
Dạy con kiểu nhật
Dạy con kiểu nhậtDạy con kiểu nhật
Dạy con kiểu nhậtKiệm Phan
 
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hộiMối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hộiTrần Thế Dinh
 
Dạy trẻ biết đọc sớm - Phương pháp Glenn Doman
Dạy trẻ biết đọc sớm - Phương pháp Glenn DomanDạy trẻ biết đọc sớm - Phương pháp Glenn Doman
Dạy trẻ biết đọc sớm - Phương pháp Glenn DomanLê Sơn
 
90 giay thu hut bat ky ai
90 giay thu hut bat ky ai90 giay thu hut bat ky ai
90 giay thu hut bat ky aiLee Cường
 

Similar to Tinh than song xanh (20)

Huynh van toi
Huynh van toiHuynh van toi
Huynh van toi
 
Khoa Học Môi Trường (word)
Khoa Học Môi Trường (word)Khoa Học Môi Trường (word)
Khoa Học Môi Trường (word)
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
Lực hấp dẫn | lực hút từ những suy nghĩ | Người nam châm | Bí mật của luật hấ...
 
Bản tin Sống đẹp số 1
Bản tin Sống đẹp số 1Bản tin Sống đẹp số 1
Bản tin Sống đẹp số 1
 
Ftu2
Ftu2Ftu2
Ftu2
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tạiTiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
 
Bài: Cơ thể chúng ta
Bài: Cơ thể chúng taBài: Cơ thể chúng ta
Bài: Cơ thể chúng ta
 
Loi tu duy cua tuong lai 11 l - john naisbitt
Loi tu duy cua tuong lai   11 l - john naisbittLoi tu duy cua tuong lai   11 l - john naisbitt
Loi tu duy cua tuong lai 11 l - john naisbitt
 
90 giay thu hut bat ky ai
90 giay thu hut bat ky ai90 giay thu hut bat ky ai
90 giay thu hut bat ky ai
 
Dạy con kiểu nhật
Dạy con kiểu nhậtDạy con kiểu nhật
Dạy con kiểu nhật
 
Dạy con kiểu nhật
Dạy con kiểu nhậtDạy con kiểu nhật
Dạy con kiểu nhật
 
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hộiMối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
 
Số 3
Số 3Số 3
Số 3
 
Dạy trẻ biết đọc sớm
Dạy trẻ biết đọc sớm Dạy trẻ biết đọc sớm
Dạy trẻ biết đọc sớm
 
Dạy trẻ biết đọc sớm - Phương pháp Glenn Doman
Dạy trẻ biết đọc sớm - Phương pháp Glenn DomanDạy trẻ biết đọc sớm - Phương pháp Glenn Doman
Dạy trẻ biết đọc sớm - Phương pháp Glenn Doman
 
Đề tài: Tổng hợp vật liệu nano từ tính Y1-xCaxFeO3, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng hợp vật liệu nano từ tính Y1-xCaxFeO3, HAY, 9đĐề tài: Tổng hợp vật liệu nano từ tính Y1-xCaxFeO3, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng hợp vật liệu nano từ tính Y1-xCaxFeO3, HAY, 9đ
 
Day con kieu Nhat
Day con kieu NhatDay con kieu Nhat
Day con kieu Nhat
 
90 giay thu hut bat ky ai
90 giay thu hut bat ky ai90 giay thu hut bat ky ai
90 giay thu hut bat ky ai
 
90 giay thu hut bat ky ai
90 giay thu hut bat ky ai90 giay thu hut bat ky ai
90 giay thu hut bat ky ai
 

More from Phan Book

CHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdf
CHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdfCHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdf
CHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdfPhan Book
 
TUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdf
TUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdfTUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdf
TUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdfPhan Book
 
MOT LUOC SU VAN VAT.pdf
MOT LUOC SU VAN VAT.pdfMOT LUOC SU VAN VAT.pdf
MOT LUOC SU VAN VAT.pdfPhan Book
 
VAM MINH CAM DUA.pdf
VAM MINH CAM DUA.pdfVAM MINH CAM DUA.pdf
VAM MINH CAM DUA.pdfPhan Book
 
BO SUU TAP CAT (DOC THU).pdf
BO SUU TAP CAT (DOC THU).pdfBO SUU TAP CAT (DOC THU).pdf
BO SUU TAP CAT (DOC THU).pdfPhan Book
 
DA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdf
DA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdfDA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdf
DA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdfPhan Book
 
GIO NOI LEN (DOC THU).pdf
GIO NOI LEN (DOC THU).pdfGIO NOI LEN (DOC THU).pdf
GIO NOI LEN (DOC THU).pdfPhan Book
 
TRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdf
TRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdfTRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdf
TRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdfPhan Book
 
AO XUA DU NHAU DOC THU.pdf
AO XUA DU NHAU DOC THU.pdfAO XUA DU NHAU DOC THU.pdf
AO XUA DU NHAU DOC THU.pdfPhan Book
 
TAI SAO TA YEU DOC THU.pdf
TAI SAO TA YEU DOC THU.pdfTAI SAO TA YEU DOC THU.pdf
TAI SAO TA YEU DOC THU.pdfPhan Book
 
Hoi ky ve gia dinh Nguyen Tuong
Hoi ky ve gia dinh Nguyen TuongHoi ky ve gia dinh Nguyen Tuong
Hoi ky ve gia dinh Nguyen TuongPhan Book
 
Chon suc khoe chon organic
Chon suc khoe chon organicChon suc khoe chon organic
Chon suc khoe chon organicPhan Book
 
Nhung tuy but cuoi cung cua du tu le
Nhung tuy but cuoi cung cua du tu leNhung tuy but cuoi cung cua du tu le
Nhung tuy but cuoi cung cua du tu lePhan Book
 
Bui giang tuyen tap luan de
Bui giang tuyen tap luan deBui giang tuyen tap luan de
Bui giang tuyen tap luan dePhan Book
 
Bien su nuoc
Bien su nuocBien su nuoc
Bien su nuocPhan Book
 
Song lam viec lam viec chet
Song lam viec lam viec chetSong lam viec lam viec chet
Song lam viec lam viec chetPhan Book
 
Thuong nho hoang lan
Thuong nho hoang lanThuong nho hoang lan
Thuong nho hoang lanPhan Book
 

More from Phan Book (20)

CHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdf
CHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdfCHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdf
CHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdf
 
TUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdf
TUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdfTUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdf
TUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdf
 
MOT LUOC SU VAN VAT.pdf
MOT LUOC SU VAN VAT.pdfMOT LUOC SU VAN VAT.pdf
MOT LUOC SU VAN VAT.pdf
 
VAM MINH CAM DUA.pdf
VAM MINH CAM DUA.pdfVAM MINH CAM DUA.pdf
VAM MINH CAM DUA.pdf
 
BO SUU TAP CAT (DOC THU).pdf
BO SUU TAP CAT (DOC THU).pdfBO SUU TAP CAT (DOC THU).pdf
BO SUU TAP CAT (DOC THU).pdf
 
DA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdf
DA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdfDA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdf
DA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdf
 
GIO NOI LEN (DOC THU).pdf
GIO NOI LEN (DOC THU).pdfGIO NOI LEN (DOC THU).pdf
GIO NOI LEN (DOC THU).pdf
 
TRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdf
TRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdfTRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdf
TRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdf
 
AO XUA DU NHAU DOC THU.pdf
AO XUA DU NHAU DOC THU.pdfAO XUA DU NHAU DOC THU.pdf
AO XUA DU NHAU DOC THU.pdf
 
TAI SAO TA YEU DOC THU.pdf
TAI SAO TA YEU DOC THU.pdfTAI SAO TA YEU DOC THU.pdf
TAI SAO TA YEU DOC THU.pdf
 
Xom cau moi
Xom cau moiXom cau moi
Xom cau moi
 
Hoi ky ve gia dinh Nguyen Tuong
Hoi ky ve gia dinh Nguyen TuongHoi ky ve gia dinh Nguyen Tuong
Hoi ky ve gia dinh Nguyen Tuong
 
Chon suc khoe chon organic
Chon suc khoe chon organicChon suc khoe chon organic
Chon suc khoe chon organic
 
Nhung tuy but cuoi cung cua du tu le
Nhung tuy but cuoi cung cua du tu leNhung tuy but cuoi cung cua du tu le
Nhung tuy but cuoi cung cua du tu le
 
Bui giang tuyen tap luan de
Bui giang tuyen tap luan deBui giang tuyen tap luan de
Bui giang tuyen tap luan de
 
Bien su nuoc
Bien su nuocBien su nuoc
Bien su nuoc
 
Song lam viec lam viec chet
Song lam viec lam viec chetSong lam viec lam viec chet
Song lam viec lam viec chet
 
Thuong nho hoang lan
Thuong nho hoang lanThuong nho hoang lan
Thuong nho hoang lan
 
Lua
LuaLua
Lua
 
Nha dien
Nha dienNha dien
Nha dien
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Tinh than song xanh

  • 1.
  • 2.
  • 3. Tác phẩm: TINH THẦN SỐNG XANH - SỨC KHỎE, HẠNH PHÚC VÀ NGUỒN NĂNG LƯỢNG SÁNG TẠO ĐẾN TỪ THIÊN NHIÊN Nguyên tác: THE NATURE FIX - WHY NATURE MAKES US HAPPIER, HEALTHIER, AND MORE CREATIVE Tác giả: Florence Williams Copyright © 2017 by Florence Williams Published by arrangement with W.W. Norton & Company, Inc. VIETNAMESE Edition copyright © 2019 Phanbook All rights reserved. Xuất bản theo hợp đồng chuyển giao bản quyền với W.W. Norton & Company, Inc. Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ. Mọi hình thức sử dụng, sao chụp, in ấn dưới dạng sách in hoặc sách điện tử mà không có sự cho phép bằng văn bản của công ty Phanbook và tác giả đều là vi phạm pháp luật và vi phạm đến quyền sở hữu tác giả tác phẩm theo Luật Sở hữu trí tuệ và Công ước quốc tế Berne.
  • 4. Gửi tặng cha tôi, John Skelton Williams, người đã mang tôi đến với thiên nhiên. Thiên nhiên qua mắt cha luôn là một điều kỳ diệu.
  • 5. 7 GIỚI THIỆU Liệu pháp thiên nhiên Có khi những con đường mòn quanh co, uốn khúc, đơn độc, nguy hiểm của bạn lại dẫn đến quang cảnh tuyệt vời nhất. - EDWARD ABBEY Ứng dụng Mappiness1 trên điện thoại của tôi kêu ping một tiếng giữa lúc tôi đang đi bộ đường dài trong Công viên Quốc gia Arches. Có lẽ ai đó sẽ thấy phiền, thế nhưng tôi thì không. Rốt cuộc cũng đã có lúc tôi được đi ra ngoài, giữa khung cảnh tuyệt vời, và có thể báo cho ứng dụng này độ hạnh phúc, thoải mái và lanh lợi của mình. Cao, cao và cao, tôi đánh dấu như vậy trên màn hình điện thoại. Sau đó, tôi sung sướng chụp hình những vách đá mượt mà màu cá hồi trước mặt. Có mấy cụm địa y thò mình ra khỏi một kẽ nứt trên vách đá. Mấy cụm mây trắng tinh lang thang trên bầu trời xanh thẳm. Còn Đại Ca thì toàn phải cắm đầu vào nghiên cứu trong 1. Kết hợp giữa “Map” - bản đồ và “Happiness” - hạnh phúc. Mappiness là một ứng dụng trên điện thoại di động do George MacKerron thiết kế dùng để lập biểu đồ hạnh phúc.
  • 6. 8 phòng nghiên cứu kín mít của trường đại học, ăn trưa luôn ở đó. Sau nhiều tháng trời và 234 lần trả lời bảng khảo sát với ứng dụng này, tôi gần như toàn bị hỏi vào những lúc đang ở trong nhà hoặc đang làm việc, chẳng giúp ích gì cho cả dự án Mappiness và công việc của tôi. (Và cũng bất công nữa, tôi ra ngoài nhiều mà, phải không ha?) Mappiness đang trong giai đoạn thu thập thông tin suốt nhiều năm ròng, với hàng vạn tình nguyện viên ghi lại tâm trạng và hoạt động của mình mỗi ngày hai lần vào những thời điểm ngẫu nhiên. Sau đó, nó liên hệ câu trả lời với những thông tin về thời tiết, độ sáng tự nhiên và những dữ liệu môi trường khác của địa điểm ghi nhận được từ GPS. Mục tiêu của ứng dụng này rất đơn giản: Điều gì khiến người ta hạnh phúc? Địa điểm có quan trọng không? Một đàn anh - hoặc đúng hơn là nhà khoa học lớn, nhà kinh tế trẻ - có sự đồng điệu với tôi, là Goerge MacKerron từ Đại học Sussex. Theo như những gì anh nói với tôi, đa phần thông tin liên quan đến hạnh phúc hiện thời chỉ cân nhắc đến các mối quan hệ, hoạt động kinh tế và sinh hoạt, và đa số đều rất quen thuộc: Con người hạnh phúc nhất khi được hòa nhập với cộng đồng và bạn bè, thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, và trí tuệ được thách thức, thường là nhằm vào những mục đích vĩ đại. Thế nhưng MacKerron lại tự hỏi rằng, với những người đã có sẵn tất cả những thứ này, hoặc thậm chí là với cả những người không có gì cả, liệu có thể có điều gì khác khiến cho một ngày của họ trở nên đặc biệt hay không? Để trả lời câu hỏi này, năm 2010, anh tạo ra ứng dụng Mappiness, và chỉ trong một năm đã kêu gọi được 20.000 người tham dự và hơn một triệu kết quả khảo sát (đến lúc tôi tham gia, anh đã thu được ba triệu kết quả). Và đây là điều anh rút ra được: Con người ít hạnh phúc nhất khi đi làm hoặc bệnh liệt giường, và hạnh phúc nhất khi họ ở bên bạn bè hoặc người yêu. Tâm trạng của họ thường thay đổi theo thời tiết (đa số tình nguyện viên sống ở Anh, thế nên kết quả này chẳng có gì lạ cả). Thế nhưng một trong những tác nhân lớn
  • 7. 9 nhất, bất ngờ nhất, lại không phải là họ đang đi cùng ai hay đang làm gì (ít nhất là với đám người dùng iPhone, đa phần trẻ tuổi, có việc làm và có văn hóa này), mà là họ đang ở đâu. Một bài báo của MacKerron kết luận rằng: “Trung bình, khi ở ngoài trời, giữa khung cảnh có cây xanh hoặc những nơi có thiên nhiên, những người tham gia cảm thấy hạnh phúc hơn hẳn khi họ ở trong môi trường thành thị”. (Và nếu bạn muốn biết, đây không chỉ là tác động của các kỳ nghỉ, bởi vì anh ta có tính tới nó rồi). Sự khác biệt về độ vui sướng mà những người tham gia cảm thấy giữa khi ở thành thị và khi ngoài thiên nhiên (đặc biệt là ở vùng biển) còn lớn hơn cả sự khác biệt giữa khi ở một mình và bên bạn bè, và bằng giữa khi đang làm những việc yêu thích như hát hay chơi thể thao với khi không làm những việc này. Thế nhưng điều đáng nói là ứng dụng rất hiếm khi bắt gặp lúc những người này, cũng như tôi, đang ở ngoài trời. 93% thời điểm, họ đang ở trong nhà hoặc trên phương tiện giao thông. Thậm chí ứng dụng đã bao gồm cả đứng ở ngã tư chờ đèn đỏ và đi ra ngoài lấy thư là “ở ngoài trời” rồi. Số liệu của cá nhân tôi cũng khá đáng nản. Ứng dụng này chỉ bắt gặp tôi tập thể dục và thư giãn ngoài trời có 17 lần, bằng 7% số lần khảo sát trong suốt một năm trời. Đa phần trường hợp, tôi đang làm việc, tiếp theo là trông con, theo nữa là trên đường đi làm, làm việc nhà và ăn cơm (ít nhất còn có thứ gì đó vui). Trong cả giai đoạn tôi tập tành ngồi thiền, ứng dụng chỉ bắt gặp tôi thiền đúng hai lần. Điều mà Mappiness chỉ ra - cơn dịch thiếu ra ngoài của tất cả chúng ta - tố cáo cả cấu trúc và thói quen của xã hội hiện đại lẫn độ hiểu biết bản thân của con người chúng ta. Như tác giả Annie Dillard từng nói, cách ta sống một ngày cũng là cách ta sống cả đời. Vậy tại sao chúng ta không làm điều khiến ta hạnh phúc nhiều hơn? Là do ta quá mệt mỏi trước những đòi hỏi của cuộc sống, quá cách biệt với thiên nhiên xanh, hay là quá bị những thú vui trong nhà quyến rũ, đặc biệt là những thứ có ổ cắm điện? Đúng một phần, nhưng không
  • 8. 10 phải tất cả. Trong một chuỗi nghiên cứu đầy ý nghĩa của Trường Đại học Trent ở Ontario, nhà tâm lý học Elizabeth Nisbet đã cử 150 sinh viên đi dạo trên một con đường cạnh kênh đào và qua một hầm ngầm nối giữa hai tòa nhà trong khuôn viên trường. Trước khi đi, cô yêu cầu họ dự đoán xem họ sẽ hạnh phúc đến mức nào trong chuyến hành trình. Sau chuyến đi, họ điền bảng khảo sát độ hạnh phúc. Những sinh viên này luôn đánh giá quá cao mức độ hạnh phúc của mình trong hầm ngầm và quá thấp khi ở ngoài trời. Các nhà xã hội học gọi những dự đoán sai lầm này là “lỗi dự đoán”. Đáng tiếc là lỗi này đóng vai trò rất lớn trong lựa chọn hoạt động của con người. Cũng như Nisbet từng tổng kết đầy chán nản: “Người ta có thể tránh đi ra ngoài chỉ vì việc thường xuyên bị cách ly khỏi tự nhiên khiến họ đánh giá thấp cảm giác tích cực nó mang lại”. Thế là ta cứ làm những thứ khiến ta khó chịu, như là kiểm tra điện thoại 1.500 lần một tuần (Không phải nói quá đâu. Thế nhưng tôi cũng phải chỉ ra rằng những người dùng iPhone dùng điện thoại nhiều hơn người dùng Android 26 phút mỗi ngày. Đây có lẽ là một lý do tốt để cưới một người dùng Android), chứ lại không làm những điều khiến ta vui sướng. Đúng, chúng ta rất bận. Chúng ta có rất nhiều trách nhiệm. Thế nhưng ngoài những điều đó ra, chúng ta cũng đang mắc phải căn bệnh đãng trí của cả thế hệ mà quá trình đô thị hóa và số hóa mang lại. Trẻ con Mỹ và Anh ngày nay chỉ chơi đùa ngoài trời bằng nửa thời gian của thời bố mẹ. Thay vào đó, chúng dành tận bảy tiếng đồng hồ mỗi ngày cắm mặt vào các loại màn hình, chưa tính thời gian ở trường. Chúng ta không tiếp xúc với tự nhiên đủ nhiều để nhận ra nó có thể giúp mình khôi phục nhiều đến mức nào, và cũng không biết rằng đã có nghiên cứu cho thấy nó khiến ta khỏe mạnh, sáng tạo hơn, tăng khả năng đồng cảm và sẵn sàng đối mặt với cuộc đời và với mọi người hơn. Thiên nhiên hóa ra lại rất tốt cho xã hội văn minh.
  • 9. 11 Cuốn sách này tìm hiểu căn cứ khoa học đằng sau điều mà các nhà thơ và triết gia đã biết hàng ngàn năm nay: Nơi ta sống rất quan trọng. Aristotle tin rằng đi dạo ngoài trời giúp tâm trí minh mẫn hơn. Darwin, Tesla và Einstein đi dạo trong vườn và trong rừng để giúp mình suy nghĩ. Teddy Roosevelt, một trong những vị tổng thống xuất sắc nhất trong lịch sử, thường trốn về nông thôn suốt hàng tháng trời. Ở một mức độ nào đó, họ đều phải chống cự lại khuynh hướng trở thành “kiểu người mỏi mệt, kiệt quệ, văn minh quá mức” như lời triết gia kiêm người đi bộ đường dài John Muir nói hồi năm 1901. Walt Whitman từng cảnh báo về “thú vui nhỏ bệnh hoạn” ở thành thị vì bị cách ly với thiên nhiên. Kiến trúc sư cảnh quan kiêm nhà y tế cộng đồng Frederick Law Olmsted hiểu rõ điều này. Ông từng góp phần thay đổi diện mạo quê nhà tôi và cả nhiều thành phố khác nữa. Trào lưu Lãng mạn từng tin rằng thiên nhiên có thể cứu rỗi linh hồn và óc sáng tạo của con người. Các nhà thơ của trào lưu này hoạt động mạnh nhất trong khoảng thời gian trào lưu Hiện đại hóa vừa mới bắt đầu đổ tràn vào châu Âu. Wordsworth1 viết về sự hòa quyện giữa “đại dương tròn và ngọn gió sống / Và trời xanh và tâm trí con người”2 . Beethoven từng ôm chầm lấy cây đoạn sau nhà. Ông gửi tặng những bản giao hưởng của mình cho cảnh quan thiên nhiên, và cũng từng viết: “Rừng rậm, cây cối và đá sỏi cộng hưởng trong con người”. Cả hai tác gia này đều đang nhắc tới sự hòa hợp giữa nội tại và ngoại cảnh. Nghe có vẻ mơ hồ, thế nhưng tư tưởng này của họ cũng chính là điều mà thần kinh học thế kỷ XXI vừa mới phát hiện được, rằng các tế bào não của con người cần những tín hiệu nhất định từ môi trường xung quanh. Hệ thần kinh của chúng ta được 1. William Wordsworth (1770-1850) là nhà thơ lãng mạn Anh. Ông cùng với Samuel Taylor Coleridge khởi xướng trào lưu Lãng mạn trong văn học Anh ngữ. 2. Phỏng dịch trích đoạn từ bài thơ Lines written a few miles above Tintern Abbey của nhà thơ lãng mạn William Wordsworth.
  • 10. 12 thiết kế để cộng hưởng với những dấu hiệu tự nhiên nhất định. Đến tận bây giờ, khoa học mới bắt đầu chứng minh được điều mà các tác gia trào lưu Lãng mạn đã biết từ lâu. *** SỐNG CẢ TUỔI THƠ giữa những tòa nhà chung cư san sát thời tiền chiến, tôi luôn yêu thích vẻ xanh rợp của Công viên Trung tâm New York. Từ hồi cấp hai, gần như ngày nào và cứ mỗi cuối tuần tôi lại ra đó, đi bộ hoặc chạy chiếc xe đạp Panasonic cũ, trượt băng hoặc tắm nắng trong khi tai nghe nhạc từ chiếc máy Walkman. Con người chúng ta cũng là động vật, và như các loài động vật khác, chúng ta thích đến những nơi có lợi cho mình. Chỉ cần có cơ hội là trẻ con lại trèo lên nhà cây hoặc xây pháo đài, những nơi có cảm giác an toàn nhưng cũng gần chỗ chúng có thể chạy nhảy thỏa thích. Chúng ta nỗ lực xây dựng nhà cửa sân vườn của mình theo những thiết kế nhất định, và nếu đủ tiền, ta lại sẵn sàng bỏ thêm kha khá để được ở trong những nhà nghỉ hoặc phòng khách sạn ngay trên bãi biển, hoặc là nơi có khung cảnh thôn quê, hoặc cũng có thể là trên một con đường im ắng có cây xanh che phủ. Những bạn trẻ luôn muốn căn nhà đầu tiên của mình vừa an toàn vừa đầy tiềm lực. Các chuyên gia cho ta hay rằng những tiêu chuẩn mà ta tìm kiếm này cực kỳ giống nhau cho dù là ở thời đại hay vùng miền nào đi nữa. Thế nhưng đến tận gần đây, các nhà tâm lý học và thần kinh học vẫn chưa coi trọng mối liên hệ này. - Ý tưởng nghiên cứu tác động của thiên nhiên lên bộ não con người mới lạ đến mức quái lạ - Richard Louv, tác giả của cuốn sách nổi tiếng Last Child in the Woods (tạm dịch: Đứa trẻ cuối cùng chơi trong rừng) xuất bản hồi năm 2008, cho tôi hay. - Đáng lý người ta phải nghiên cứu chuyện này từ hồi ba mươi đến năm mươi năm trước rồi.
  • 11. 13 Vậy tại sao bây giờ họ lại đi nghiên cứu? Có lẽ là vì trong giai đoạn này chúng ta đang mất liên hệ với tự nhiên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Với sự hội tụ của kỹ thuật hiện đại và bùng nổ dân số, chúng ta ngày càng quay lưng lại với tự nhiên so với mọi thế hệ đi trước. Cùng lúc đó, do việc ngồi mãi ở trong nhà, ta ngày càng phải gánh chịu những căn bệnh mãn tính như cận thị, thiếu vitamin D, béo phì, trầm cảm, cô đơn và lo âu, giữa nhiều chứng bệnh khác. Ở một số vùng Đông Á, nơi những căn bệnh kiểu này phát tán dữ dội nhất, tỷ lệ thiếu niên cận thị là hơn 90%. Trước đây, các nhà khoa học thường cho rằng cận thị là do đọc sách quá nhiều, thế nhưng có vẻ như nguyên nhân đúng hơn của nó lại là lối sống như chuột chũi cách ly khỏi ánh sáng mặt trời. Ánh mặt trời điều chỉnh lại các tế bào nhận diện dopamine1 trong võng mạc, và những tế bào này lại tiếp tục ảnh hưởng tới quá trình phát triển của mắt. Giờ ta đã biết về ảnh hưởng của việc ngồi lì trong nhà đến tế bào võng mạc, thế còn ảnh hưởng của nó lên tâm trí chúng ta thì sao? Sự phát triển của Internet mang đến cho ta rất nhiều thứ, thế nhưng nhiều chuyên gia lại cho rằng nó cũng khiến ta hay cáu kỉnh, kém hòa đồng, thêm tự kỷ, dễ xao lãng và suy nghĩ thiếu linh động hơn. Ta không thể đổ lỗi hết tất cả những căn bệnh ta gặp lên việc cách ly với tự nhiên, thế nhưng những lời phàn nàn của ta vẫn đang cho thấy khả năng phục hồi tâm lý của ta đã bị ảnh hưởng. Có những lúc đáng lý ta phải phản ứng chậm hơn một chút, đồng cảm nhiều hơn một chút, tập trung hơn và bình tĩnh hơn. Đó là những lúc ta cần một chút gì đó từ thiên nhiên, và có nhiều nhà nghiên cứu trong cuốn sách này khẳng định họ có thể chứng minh điều này. Không phải đến tận lúc có ứng dụng Mappiness hay nghe được lời của John Muir, tôi mới tò mò về mối quan hệ giữa thiên nhiên và bộ não con người. Với tôi, chuyến hành trình này bắt đầu khi 1. Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh giúp tăng khả năng tập trung và sự hưng phấn.
  • 12. 14 chồng tôi tìm được một công việc mới, cần chúng tôi phải rời khỏi thành phố nhỏ điền viên trên núi đến nơi thành thị xô bồ của thủ đô Washington. Buổi tối mùa hè ngày chúng tôi chuyển khỏi ngôi nhà ở Boulder, Colorado, tiết trời rất ấm áp và trong trẻo. Chúng tôi đứng bên hiên nhà, nhìn từng hộp từng hộp đồ dùng quen thuộc bị quẳng lên chiếc xe tải của Atlas Van Lines1 . Mấy chiếc xuồng được chuyển đi cuối cùng. Vẫn với màu sắc rực rỡ như kẹo của trẻ con cho dù đã bị đá sỏi trên sông mài mòn suốt mấy năm trời, những chiếc xuồng này làm sao biết được số phận của mình lại là bị bỏ rơi trong ga-ra trải xi-măng ở thành phố lớn? Hàng xóm láng giềng ra tiễn chúng tôi. Bọn nhỏ nhà họ ôm chầm lấy mấy đứa con tôi. Chỉ chốc lát sau, một lũ nhóc tì từ những con hẻm cụt gần đó cũng mò đến, tay kéo theo xe trượt và cả chó. Các con tôi, một đứa mười tuổi một đứa tám tuổi, vẫn là anh cả trong đám, từng dẫn cả lũ đi đua thả thuyền bằng ly nhựa xuống máng nước, tìm gấu trúc Mỹ, trèo cây, vẽ tranh trên đá và đủ trò phá hoại khác giữa những bụi cây hoang dại. Có những ngày, chúng nó chơi ở ngoài suốt từ sau khi đi học về đến giờ ăn tối mà tôi chẳng biết chúng đang làm trò gì. Bầu trời hồng nhạt. Colorado luôn đẹp nhất dưới ánh hoàng hôn mùa hạ. Tôi nghĩ trước lúc họ đóng cửa xe tải tôi đã bật khóc. Rồi cô hàng xóm cũng khóc, và hai người chúng tôi cứ đứng đó mà nức nở trước bụi ngải đắng trang trí ở cửa nhà. Tôi có rất nhiều điều để tiếc nuối khi phải rời miền Tây nước Mỹ, nơi chúng tôi đã sống suốt hai mươi năm ròng. Tiếc nhất chính là phải rời xa bạn bè và đồng nghiệp của tôi, trường học và bạn bè của mấy đứa con tôi, ngôi nhà gỗ này, và cả rặng núi nữa. Con đường mòn gần nhà tôi từng mang lại biết bao niềm vui sướng, với đầy những bất ngờ như con bò cạp bé tẹo chạy ra cứ như để tiễn biệt, 1. Công ty dịch vụ chuyển nhà.
  • 13. 15 những loài hoa dại thay nhau nở theo từng mùa, và những người bạn thường đi dạo đường núi với tôi trên con đường khúc khuỷu. Cho dù vậy, cũng như nhiều người khác, tôi vẫn không biết mình từng có những gì cho tới khi mất đi. Buổi tối chuyển nhà đó, tôi không nhận ra rằng những ngọn núi ở đây đã là bài thuốc tuyệt vời thế nào đối với mình. Gần như ngày nào tôi cũng leo núi hoặc đi bộ hoặc ngắm cảnh trên đó, thường là đi một mình. Tôi đi dạo không phải để thăng hoa tâm linh hay để cải thiện sức khỏe như nhiều người khác ở Boulder, tôi chẳng có mục đích cụ thể nào cả. Là một người New York chính cống, tôi cũng không dùng từ “liều thuốc” một cách tùy tiện. Tôi chưa bao giờ đeo máy đo nhịp tim hay chạy bấm giây hay tải nhạc do các huấn luyện viên Olympic đề cử. Tôi chỉ đi ra ngoài, thường là đi bộ, và nếu có ngày nào không đi được, tôi lại khó chịu. Trong lúc rảo bước, suy nghĩ của tôi thoải mái bay bổng, và càng đi xa tôi lại càng thả trôi tâm trí mình hơn. Có những lúc trong đầu tôi tình cờ nảy ra một câu thơ, hoặc một ý tưởng mới nào đó mà không cần phải cố gắng. Tôi không phải là kiểu người thờ phụng thiên nhiên. Tôi thích rất nhiều thứ ở thành phố, như là taco1 vừa rẻ vừa ngon và quần áo thời trang. Chỉ là tôi đã nhận ra ảnh hưởng của những môi trường khác nhau lên tâm trạng, sức sáng tạo, trí tưởng tượng và năng suất làm việc của mình, và bắt đầu suy nghĩ sâu hơn về điều đó. *** CHIẾC XE CHUYỂN NHÀ bắt đầu rời xa vùng thôn quê mộng mơ để tiến tới nơi thủ đô xô bồ, và chúng tôi dù bất đắc dĩ cũng phải đi theo. Lúc đến nơi, trời nóng 40 độ C khiến tóc tôi xoăn tít cả lên. Đây đâu phải là bờ Đông nước Mỹ, phải là Brazil mới đúng chứ. Sáng sớm hôm sau, tôi thử ghé thăm công viên nhỏ gần đó, và 1. Món bánh thịt chiên giòn truyền thống của người Mexico.
  • 14. 16 nhận ra rằng để đến được nơi, tôi phải băng qua một con đường cao tốc và len qua cột chống chân cầu, để rồi chỉ nhìn thấy một dòng chữ “Chó Đẻ” ai đó phun bằng sơn lên tường. Nhà chúng tôi nằm gần một con sông, nhưng cũng gần một sân bay lớn nữa. Cứ mỗi sáu mươi giây là lại có máy bay bay ngang qua ngay trên đầu. Rồi thì tiếng ồn, khói bụi, cái nóng, tất cả thuần một màu xám xịt. (Công bằng mà nói thì ở đây cả thiên nhiên lẫn xã hội hiện đại đều có thể gây hại cho bạn: lũ muỗi vằn ngoại nhập to bằng móng tay cái, những con tích hút máu nhỏ hơn vết tàn nhang. Cả hai đều có thể mang đến những căn bệnh đủ để tàn phá hệ thần kinh và cả cuộc sống của bạn. Washington còn có tên riêng cho những hiện tượng thời tiết trước đây tôi chưa từng nghe nói tới hay phải cân nhắc đối phó: siêu bão Derecho, lốc xoáy vùng cực, bão cấp 4, cảnh báo sốc nhiệt). Tôi mong mỏi được trở về miền núi. Và mong mỏi là một điều bi thảm, bởi nó chỉ theo sau mất mát. Ngày tháng trôi qua, tôi nhận ra rằng nếu muốn tìm hiểu ích lợi mà thiên nhiên mang lại cho bộ não con người, tôi cũng phải thừa nhận tác hại do việc thiếu thiên nhiên mang lại. Tôi cảm thấy lạc lõng, bất lực và trầm cảm. Việc tập trung chú ý trở nên khó khăn. Tôi không thể suy nghĩ đâu ra đấy nữa. Tôi gặp rắc rối với các quyết định và thậm chí không muốn rời khỏi giường. Có lẽ một phần nào đó, tôi đang gặp phải điều mà nhà báo Louv gọi là hội chứng thiếu thiên nhiên. (Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các chứng rối loạn tâm thần không thừa nhận căn bệnh này, thế nhưng cho dù có thì họ cũng chỉ khuyên chữa trị bằng thuốc). Louv định nghĩa căn bệnh này là hậu quả của việc con người, đặc biệt là trẻ nhỏ, thiếu hoặc hoàn toàn không ra ngoài tiếp xúc với môi trường tự nhiên, dẫn đến những rối loạn về thể chất và tâm thần, trong đó có việc hay căng thẳng và dễ bị xao lãng. Ông cũng đề ra cụm từ “tế bào thần kinh thiên nhiên” để nhấn mạnh mối liên hệ mật thiết giữa hệ thần kinh và môi trường tự nhiên đã tạo ra nó. Có
  • 15. 17 phải mối liên hệ này đang bắt đầu đứt gãy rồi không? Liệu có căn cứ khoa học nào chứng minh hội chứng thiếu thiên nhiên thực sự tồn tại không? Nếu có, vậy ta cần mức độ thiên nhiên nào để khỏi bệnh? Liệu ta có phải sống trong bọng cây như trong tiểu thuyết của Jean Craighead George1 không? Hay chỉ cần ngồi ở cửa sổ nhìn ra ngoài là đủ rồi? Nếu muốn thực sự sống thay vì chỉ tồn tại vật vờ giữa lòng thành phố, tôi cần phải tìm hiểu một vài điều. Con người cần những gì từ thiên nhiên? Làm sao kiếm đủ những thứ ấy để sống thành công và khỏe mạnh nhất có thể? Trong quá trình đi tìm câu trả lời, tôi bắt đầu nghiền ngẫm về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên từ góc độ tế bào thần kinh. Vài tuần sau vụ chuyển nhà, tôi phải đi Nhật Bản để viết bài về một phong trào có hơi xấu hổ và ít người biết đến gọi là “tắm rừng”. Ở đó, tôi bắt đầu tìm hiểu căn cứ khoa học đằng sau trải nghiệm của mình. Các nhà nghiên cứu Nhật không muốn cứ nhường thiên nhiên cho thơ ca. Họ muốn đo đạc tác dụng của nó, ghi nhận lại, biến nó thành đồ thị, và trình bày những bằng chứng này cho các chính khách và cộng đồng y học. Thế nhưng người Nhật vẫn chưa thực sự hiểu được vì sao thiên nhiên lại có vẻ có ích trong việc điều trị nhiều loại bệnh tật đến vậy. Và còn nhiều điều nữa họ cũng chưa biết: Ai được lợi nhiều nhất từ thiên nhiên? Theo cơ chế nào trong bộ não và cơ thể người? Đến mức nào là đủ? Và trên hết là, như thế nào mới tính là “thiên nhiên”? Cá nhân tôi đồng ý với định nghĩa rộng của Oscar Wilde2 : “nơi chim chóc còn sống để mà bay”. Trên khắp thế giới, rất nhiều nhà khoa học đang truy tìm câu trả lời. Chuyến hành trình tìm kiếm câu trả lời của tôi sẽ mang tôi đi dọc một dòng sông ở Idaho cùng với một thuyền đầy nữ cựu binh; 1. Jean Craighead George (1919-2012) là nhà văn người Mỹ chuyên viết về môi trường và giới tự nhiên. 2. Oscar Wilde (1854-1900) là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng người Ireland.
  • 16. 18 tới Hàn Quốc, nơi những người lính cứu hỏa lớn tồng ngồng dắt tay nhau trong rừng; tới những phòng nghiên cứu đo đạc quá trình hồi phục sau áp lực; tới những máy chạy bộ trong phòng tập 3D thực tế ảo; và cuối cùng là xuống khu thương mại của Edinburgh, Scotland, nơi tôi phải đi vòng vòng, đầu đội máy đo điện não đồ như một chiếc vương miện bằng gai kiểu hiện đại. Tôi phải đo đạc nồng độ các-bon và huyết áp, nhịp tim, nồng độ cortisol1 và cả biểu cảm của mình. Tôi đến gặp những nhà nghiên cứu khăng khăng rằng năng lực chữa trị của tự nhiên đến từ cấu trúc hình học fractal2 của nó, hoặc là những sóng âm nhất định, hoặc nữa là từ các phân tử mùi của cây cối. Đó là cả một bữa tiệc hoang đường cho các giác quan. Các nhà khoa học không chỉ đo đạc tác dụng của tự nhiên lên tâm trạng và sức khỏe của ta, mà còn lên cả khả năng suy nghĩ - trí nhớ, khả năng lập kế hoạch, sáng tạo, mơ mộng và tập trung - và kỹ năng xã hội của chúng ta. Có những lúc tôi nghi ngờ họ, và có những lúc tôi tin tưởng. Tôi tiếp xúc với những người muốn được khỏe mạnh, những người muốn được thông minh, những người muốn tìm cách tốt nhất để dạy dỗ con trẻ (lứa tuổi có thiên tính thích thám hiểm, hiếu động và thích những điều mới lạ, những phẩm chất mà thiên nhiên hay đề cao), và cả những người, cũng như tôi, chỉ đơn giản là muốn giữ cho mình khỏi phát điên giữa cái thế giới xô bồ này. Sau hai năm thu thập thông tin để viết cuốn sách này, tôi cảm thấy khá hơn rất nhiều, và cũng hiểu rõ hơn về những căn cứ khoa học đáng ngạc nhiên đằng sau cảm giác đó. Và mặc dù “cảm thấy khá hơn” nghe có vẻ hơi mơ hồ, những gì nó mang lại lại rất thật. Nghiên cứu cho thấy nó có thể kéo dài tuổi thọ con người tới tận vài năm. Tôi chia cuốn sách này thành năm phần cho dễ hiểu và dễ sử dụng hơn. Phần đầu tiên đưa ra hai giả thuyết được ủng hộ nhất 1. Cortisol là một loại hoóc-môn sản sinh ra trong tuyến thượng thận và được xem là hoóc-môn chống stress. 2. Một kiểu mẫu hình học có hình dạng gấp khúc trên một tỷ lệ phóng đại.
  • 17. 19 về lý do bộ não chúng ta cần thiên nhiên, và cũng là hai giả thuyết quyết định hướng đi của cuốn sách này: Phần Một mang chúng ta đến Nhật, nơi các nhà nghiên cứu đang tìm cách định lượng vai trò của thiên nhiên trong việc làm giảm áp lực và tăng sức khỏe tâm thần bằng một khuôn khổ dựa trên lý thuyết kết nối với thiên nhiên, tư tưởng cho rằng chúng ta cảm thấy thoải mái nhất giữa lòng thiên nhiên bởi đó là nơi chúng ta tiến hóa và hình thành. Phần Hai, ta chạy tới Utah, nơi các nhà nghiên cứu người Mỹ quan tâm hơn tới cách mà thiên nhiên giúp bộ não rối rắm của chúng ta tinh tường minh mẫn trở lại. Phần tiếp theo của cuốn sách, tôi xếp theo liều lượng của bài thuốc thiên nhiên. Đầu tiên, tôi tìm hiểu những tác động tức thời của liều lượng ngắn, hay “thiên nhiên gần nhà”, lên ba giác quan chính của chúng ta - khứu giác, thính giác và thị giác. Sau đó, tôi xem xét những gì xảy ra trong bộ não và cơ thể chúng ta nếu chúng ta ra ngoài nhiều hơn một chút, khoảng bằng liều lượng mà người Phần Lan khuyên dùng: năm tiếng mỗi tháng. Trong phần Bốn, tôi lặn lội sâu hơn vào thiên nhiên hoang dã, với những tác động cực kỳ thú vị lên bộ não chúng ta. Đây là nơi mà, theo lời nhà thần kinh học David Strayer ở Trường Đại học Utah, “điều quan trọng xảy ra”. Cuối cùng, ta sẽ tổng kết lại hậu quả trong cách sống của đa số người thành phố chúng ta. Xuyên suốt cuốn sách này, tôi sẽ nói cho bạn cách sống như thế nào để cả cơ thể, tinh thần của bản thân và cộng đồng đều được lợi. Không cần phải sợ, tôi sẽ không bảo bạn quăng điện thoại di động xuống sông đâu. Thế giới hiện giờ là thế giới hiện đại. Thế nhưng ta vẫn rất cần phải thừa nhận cuộc sống của chúng ta giờ đây đang ngày càng cách biệt với thiên nhiên đến thế nào - và ảnh hưởng của nó lên hệ thần kinh của ta - để quá trình này được thuận lợi hết mức có thể. Vụ chuyển nhà từ nông thôn lên thành thị của tôi chỉ là hình ảnh thu nhỏ của xu hướng nhân khẩu và địa lý học đang diễn ra trên khắp hành tinh. Loài người chính thức trở thành động vật thành
  • 18. 20 phố kể từ năm 2008. Đó là thời điểm Tổ chức Y tế Thế giới báo rằng lần đầu tiên trong lịch sử loài người, dân số thành thị vượt qua dân số nông thôn. Năm 2016 là lần đầu tiên trong suốt một trăm năm tại Hoa Kỳ, tốc độ phát triển của thành thị vượt qua tốc độ phát triển của các vùng ngoại ô. Nói cách khác, chúng ta đang đối mặt với cuộc di dân khổng lồ nhất trong lịch sử hiện đại. Thế nhưng mặc dù con người ngày càng có thiên hướng thành thị, mức độ quy hoạch, lượng tài nguyên và cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ nhu cầu tâm lý của chúng ta lại vẫn thấp đến mức đáng ngạc nhiên. Mùa xuân năm 2013 ở Istanbul, có tám người chết và hàng ngàn người bị thương trong các cuộc biểu tình phản đối dự án san bằng một trong những công viên cuối cùng của thành phố, Công viên Taksim Gezi. Hơn hai triệu cây cối ở vùng này đã bị đốn hạ để chừa chỗchomộtsânbayvàmộtcâycầumớivắtngangeobiểnBosphorus. Công viên này được dự tính sẽ phải nhường chỗ cho một trung tâm thương mại và mấy khu căn hộ cao cấp mới. Thế nhưng khi xe ủi đất xuất hiện để đốn hạ khu rừng giữa lòng thành phố này, nó lại bị người dân nơi đây chặn lại. Họ sẵn sàng hy sinh để cứu những cây xanh cuối cùng này. - Chúng tôi sẽ không giải tán chừng nào họ chưa tuyên bố công viên này thuộc về chúng tôi - một bạn trẻ hai mươi bốn tuổi nói. (Lúc tôi viết cuốn sách này, cây cối ở đây vẫn chưa bị đốn hạ, thế nhưng số phận của nó vẫn còn đang rất bấp bênh). Taksim Gezi đã trở thành biểu tượng không chỉ về tầm quan trọng của thiên nhiên đối với đời sống thành thị mà còn cả chế độ dân chủ, đúng như Frederick Law Olmsted đã khẳng định từ lâu: “Đối với mọi người, mọi thế hệ, cảm giác tự do đều là món quà đảm bảo nhất và quý giá nhất mà công viên mang lại”. Thế nhưng chúng ta lại hay xem thiên nhiên như hàng xa xỉ thay vì nhu yếu phẩm. Chúng ta không nhận ra nó giúp giá trị của chúng
  • 19. 21 ta, cả về mặt cá nhân và chính trị, thăng hoa đến thế nào. Nói cho cùng, đây chính là mục tiêu của cuốn sách này: truy tìm căn cứ khoa học chính xác nhất đằng sau những tế bào thần kinh thiên nhiên của chúng ta và chia sẻ cho hết thảy mọi người. Bởi nếu ta không hiểu điều này, ta sẽ không bao giờ trân trọng đúng mức mối dây ràng buộc ăn sâu bám rễ giữa mình và thiên nhiên xung quanh. Cách nơi tôi chụp ảnh vách đá gửi cho Mappiness không xa là nơi bắt nguồn của hai dòng sông hùng vĩ: sông Green và sông Colorado. Nơi này đối với tôi rất đặc biệt do câu chuyện về hai anh em ngớ ngẩn tôi quen. Hồi học đại học, hai người này từng làm một chiếc bè từ ống cao su và ván giường, lột quần áo, rồi cứ thế đẩy bè trôi theo dòng sông Green, hướng về phía ngã ba sông. Họ chỉ mang theo vài bịch hạt và trái cây khô, hai bình bơ đậu phộng và mấy bình nước. Nước ở đoạn sông này rất lặng, và bọn họ thoải mái chơi hết mình. Mỗi tội chỉ vừa bắt đầu chuyến hành trình ba tuần được vài giờ, họ đã bị kiểm lâm túm lại. May thay, lúc bấy giờ người ta chưa cần giấy phép phải có bếp lò di động và nhà vệ sinh hóa học để được đi thuyền. Nhưng thật không may, hai cậu trai cởi trần này thiếu một cái áo phao. Chết chưa! Kiểm lâm lôi họ lên gặp thẩm phán của hạt, và họ bị phạt tiền, bắt mua thêm một cái áo phao, và đuổi đi xuống hạ lưu (vẫn còn tốt hơn là lên lại thượng lưu). Hai người này là anh em của chồng tôi. Câu chuyện này được vinh dự gia nhập danh sách chuyện cười trong nội bộ gia đình. Thế nhưng những câu chuyện như vậy cứ có vẻ như đã là chuyện của một thời xa xưa lắm. Hai chàng sinh viên đi chơi cùng nhau trong rừng, thoải mái tự do, không cần phải trở về với xã hội hiện đại suốt mấy tuần liền, nếu không tính vụ bị lôi lên gặp thẩm phán. Thế mà giờ hai người mới vừa có vài sợi tóc bạc; đây chỉ là chuyện của thế hệ trước thôi đấy. Những chuyến hành trình khám phá thiên nhiên trong đời con em chúng ta và cả của chúng ta xảy ra nhanh đến mức ta gần như không nhận ra, đừng nói là nhắc tới. Như Nisbet nói, “Chúng ta tiến
  • 20. 22 hóa từ thiên nhiên. Lạ thay, chúng ta lại đang cách ly dần khỏi thiên nhiên”. Đa số chúng ta không hề nhận ra mình đang mất thứ gì. Có thể ta nuôi thú nuôi và thỉnh thoảng lại đi biển chơi, như vậy thì có vấn đề gì? Ừ thì có vấn đề gì? Đó là điều tôi muốn biết. Và nếu thực sự đã đánh mất điều gì đó, vậy ta nên làm gì để tìm lại được? Là một nhà báo chuyên viết về môi trường, tôi thường phải viết về những tổn thương mà môi trường sống mang đến cho chúng ta, từ chất chống cháy xâm nhập vào tế bào đến ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường lên não bộ của trẻ nhỏ. Ý tưởng rằng môi trường sống của ta cũng có thể giúp ngăn chặn bệnh tật thể chất và tinh thần, đúng như định nghĩa sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới: “khỏe mạnh về cả thể chất, tinh thần và quan hệ xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay ốm yếu”, là một tia nắng ấm đối với tôi. Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Scotland gọi đây là “cội nguồn sức khỏe” theo cách gọi của nhà xã hội học Aaron Antonovsky1 hồi giữa thế kỷ XX. Antonovsky từng đặt câu hỏi: Nếu thế giới này điên loạn đến vậy, thì điều gì giúp ta cứ tiếp tục vươn lên? Với mái tóc kiểu thành phố được định hình bằng gel, miệng uống thuốc bổ sung vitamin D, tôi nhận định đây là câu hỏi đáng tìm được câu trả lời. 1. Aaron Antonovsky (1923-1994) là một nhà xã hội học người Mỹ gốc Israel nghiên cứu về mối quan hệ giữa stress, sức khỏe và hạnh phúc.
  • 21. TRUY TÌM TẾ BÀO THẦN KINH THIÊN NHIÊN P H Ầ N M Ộ T
  • 22.
  • 23. TINH THẦN SỐNG XANH 25 Cứ nghĩ tới shinrin yoku, “tắm rừng”, tôi lại nghĩ đến cảnh công chúa ngủ trong rừng lúc nàng đang ngủ say giữa những gốc cây cổ thụ, với tiếng chim ríu rít xung quanh và ánh mặt trời chiếu xuống thành từng luồng. Tôi biết nàng cảm nhận được tất cả, và rằng nàng sẽ thức dậy khỏe mạnh và rạng rỡ để chào đón chàng hoàng tử quyến rũ của mình. Thế nhưng cảnh tượng này thực sự quá sai lầm. Thứ nhất, nước Nhật không còn bao nhiêu rừng nguyên sinh nữa, và thứ hai, quá trình này cần bạn phải nỗ lực, mặc dù có chợp 1. HIỆU ỨNG KẾT NỐI VỚI THIÊN NHIÊN Tóm lại, bộ não con người phát triển trong một thế giới đầy vật sống. - EDWARD O. WILSON Mọi thứ ta thấy đều là hoa cỏ; mọi thứ ta tưởng đều là nhật nguyệt. - BASHO
  • 24. 26 FLORENCE WILLIAMS mắt một chút thì cũng không thành vấn đề. Ở Công viên Quốc gia Chichibu-Tama-Kai, cách Tokyo 90 phút tàu điện, người ta bảo tôi tập trung vào tiếng ve râm ran và dòng suối róc rách cho dù một chiếc xe tải Mitsubishi đang chạy qua ầm ầm. Từ trên xe, lại có thêm hàng đoàn người đổ xô vào khu cắm trại gần đó, với mấy đứa trẻ con chạy giỡn khắp nơi, tay xách cần câu cá và cả mấy cái gối màu đỏ hồng. Đó mới là thiên nhiên kiểu Nhật. Những người cùng đi shinrin yoku với tôi không hề tỏ ra bực mình. Người Nhật rất cuồng phong trào này. Với họ, đây là cách ngăn ngừa bệnh tật. Shinrin yoku khai mở các giác quan để tiếp nhận thiên nhiên. Thiên nhiên ở đây không phải là thiên nhiên hoang dã, mà là cảnh quan lai giữa tự nhiên và xã hội hiện đại mà người Nhật vẫn ưa chuộng suốt hàng ngàn năm nay. Bạn có thể đi dạo, viết một bài thơ, bẻ gãy một cành cây khô và ngửi mùi gỗ mới của nó. Tất cả đều xoay quanh mối dây ràng buộc cổ xưa giữa con người với thiên nhiên mà ta có thể mở khóa chỉ bằng vài thủ thuật đơn giản. - Mọi người rời khỏi thành phố và đắm mình vào thiên nhiên theo đúng nghĩa đen - người hướng dẫn Kunio giải thích. - Như thế họ dễ thư giãn hơn. Kunio - một người giữ rừng tình nguyện - bảo chúng tôi đứng yên trên một sườn đồi, mặt quay về phía dòng suối, hai tay thả bên hông. Tôi nhìn quanh. Chúng tôi cứ như một đám phàm nhân đứng ngớ người trước ánh sáng của UFO vậy. Mệt mỏi nhưng vẫn vui vẻ, Kunio bảo chúng tôi hít vào trong bảy nhịp, ngừng thở năm nhịp, rồi thở ra. - Chú ý vào phần bụng ấy. - Anh bảo. Chúng tôi rất cần chuyến hành trình này. Đa số chúng tôi đều là nhân viên văn phòng. Chúng tôi trông cứ như một đám giá đậu vậy, yếu ớt, ẻo lả và tái nhợt. Bên cạnh tôi là Ito Tatsuya, một doanh nhân bốn mươi mốt tuổi sống tại Tokyo. Cũng như nhiều người đi
  • 25. TINH THẦN SỐNG XANH 27 dạo đường rừng khác ở đất nước này, anh ta mang theo đủ thứ đồ, đa phần treo bên thắt lưng: điện thoại di động, máy ảnh, chai nước và một chùm chìa khóa. Người Nhật hẳn sẽ là những hướng đạo sinh mẫu mực1 , và đó có lẽ cũng là lý do họ là những nhân viên văn phòng mẫu mực, tăng ca nhiều hơn bất cứ ai ở những nước phát triển. Tình trạng này đã tệ đến nỗi họ có hẳn một từ cho nó: karoshi - chết vì làm việc quá sức. Hiện tượng này được phát hiện hồi nền kinh tế Nhật bùng nổ vào những năm 1980, khi nhân viên trẻ tuổi bắt đầu đột tử hàng loạt, và khái niệm này giờ đang quay lại, vang vọng khắp những nước phát triển: Xã hội hiện đại có thể giết chết chúng ta. Ito và tôi hít vào mùi hương gỗ thông, rồi cắm mặt vào hộp cơm đầy bạch tuộc và rau củ chua của mình. Kunio ghé qua chỗ từng người, cho chúng tôi nhìn một con bọ gậy trông cực kỳ giống cành cây. Mỗi phút trôi qua, Ito lại có vẻ thả lỏng thêm một chút. - Khi ở giữa thiên nhiên thế này, tôi không suy nghĩ gì nữa cả. - Anh nói trong lúc nhặt từng miếng củ cải lên ăn, trong khi tôi vứt chỗ củ cải của tôi vào mớ lá rụng. - “Stress” tiếng Nhật là gì? - Tôi hỏi anh ta. Anh trả lời: - Là “stress”. *** VỚI RẶNG CÂY cổ thụ lớn nhất nước Nhật, công viên này là địa điểm lý tưởng cho thử nghiệm mới nhất của ngành khoa học y tế Nhật Bản. Giữa rặng tuyết tùng đỏ mọc thẳng tắp, Kunio lôi một bình thủy nhỏ từ trong cái ba lô to đùng của mình ra và rót cho mỗi 1. Khẩu hiệu của hướng đạo sinh là “Luôn sẵn sàng”, tức là luôn mang theo đầy đủ những đồ dùng mình có thể cần.