SlideShare a Scribd company logo
1 of 37
Download to read offline
“Tráng lệ. Một lịch sử đầy chất phiêu lưu…”
_Sunday Times
“Choáng ngợp và đáng đọc say mê.”
_ Daily Telegraph
“Một tác phẩm cho thời đại kết nối của chúng ta.”
_The National AE
Chúng tôi dừng lại ở vùng đất của một bộ tộc người Turk…
chúng tôi thấy một nhóm thờ rắn, một nhóm thờ cá và một nhóm
thờ những con sếu.
• Hành trình đến Volga Bulghars của Ibn Faḍlān
Ta, Prester John, là chúa tể của các chúa tể. Ta hơn mọi vị
vua trên toàn thế giới về của cải, đức hạnh và quyền lực… Sữa
và mật ong chảy bất tận trong những vùng đất của chúng ta; độc
dược chẳng thể làm hại ta và cả đám ếch ộp oạp ồn ào cũng thế.
Không có bò cạp, không có rắn bò trong cỏ.
• Thư được cho là của Prester John
gửi cho Rome và Constantinople, thế kỷ 12
Ông ấy có một cung điện rất lớn, mái lợp toàn bộ bằng vàng.
• Ghi chú trong nghiên cứu của Christopher Columbus
về Đại Hãn phương Đông, cuối thế kỷ 15
Nếu chúng ta không thực hiện những hy sinh tương đối nhỏ
và thay đổi chính sách của chúng ta ở Ba Tư ngay lúc này, chúng
ta sẽ vừa gây nguy hiểm cho tình hữu nghị của chúng ta với Nga,
vừa rơi vào một tình huống mà chính sự hiện hữu của đế chế
chúng ta sẽ bị đe dọa trong một tương lai tương đối gần.
• Sir George Clerk gửi Sir Edward Grey,
Bộ trưởng Ngoại giao Anh, ngày 21-7-1914
Tổng thống sẽ đắc cử ngay cả khi chúng tôi cứ ngồi đây
và chẳng làm gì.
• Chánh văn phòng của Nursultan Nazarbayev,
Tổng thống Kazakhstan, không lâu trước cuộc bầu cử năm 2005
GHI CHÚ VỀ VIỆC
CHUYỂN NGỮ CỦA TÁC GIẢ
Các sử gia có xu hướng lo lắng trước vấn đề chuyển ngữ. Trong
một cuốn sách dựa vào rất nhiều nguồn tư liệu ban đầu được viết bằng
những ngôn ngữ khác nhau như cuốn này, không thể có một quy luật
nhất quán cho tên riêng. Những cái tên như João và Ivan được để ở dạng
nguyên bản, trong khi Fernando và Nikolai thì không giữ nguyên mà đổi
thành Ferdinand và Nicholas. Vì sở thích cá nhân, tôi sử dụng Genghis
Khan, Trotsky, Gaddafi và Teheran mặc dù những cách thể hiện khác
có thể chính xác hơn; mặt khác, tôi tránh những cách dùng thay thế
khác của phương Tây cho các địa danh Beijing và Guangzhou1
. Những
nơi chốn mà địa danh đã được thay đổi càng đặc biệt khó khăn. Tôi gọi
thành phố vĩ đại bên eo biển Bosporus là Constantinople cho tới cuối
Thế chiến thứ Nhất, từ đó trở đi tôi chuyển thành Istanbul; tôi gọi là Ba
Tư cho tới khi đất nước đó chính thức đổi tên thành Iran vào năm 1935.
Xin các độc giả đòi hỏi sự nhất quán lượng thứ.
1. Điều tương tự càng đúng hơn với một bản dịch. Chỉ riêng ở đây, để tác giả giải thích
rõ việc chuyển ngữ tên riêng của ông, nên chúng tôi giữ nguyên các nhân danh, địa
danh… này theo nguyên tác. Từ đây về sau, chúng tôi sẽ sử dụng những cái tên gần
gũi với người Việt Nam hơn: “Genghis Khan” sẽ được dịch là “Thành Cát Tư Hãn”,
“Beijing” - “Bắc Kinh”, “Guangzhou” - “Quảng Châu”,… - ND.
LỜI NÓI ĐẦU
Khi tôi còn nhỏ, một trong những tài sản quý giá nhất của tôi là một
tấm bản đồ thế giới. Nó được ghim lên tường cạnh giường, và tôi nhìn
lên nó mỗi tối trước khi đi ngủ. Chẳng bao lâu sau, tôi đã thuộc tên và vị
trí của tất cả các quốc gia, vị trí các thủ đô, cũng như các đại dương, biển
và các dòng sông chảy ra đó; tên của những rặng núi lớn và những sa
mạc được viết bằng chữ in nghiêng gấp gáp, đầy phấn khích với những
cuộc phiêu lưu và những nỗi hiểm nguy.
Tới tuổi thiếu niên, tôi trở nên khó chịu vì các lớp học ở trường tập
trung quá hạn hẹp về địa lý, chỉ chú mục vào Tây Âu và Mỹ mà bỏ qua
hầu như toàn bộ phần còn lại của thế giới. Chúng tôi được dạy về những
người La Mã ở Anh; cuộc chinh phục của người Norman năm 1066; Vua
Henry VIII và triều đại Tudors; Chiến tranh Độc lập của Mỹ; công nghiệp
hóa thời Victoria; trận Somme; sự nổi lên và suy tàn của Đức Quốc xã.
Tôi tìm trên tấm bản đồ của mình và thấy những vùng đất mênh mông
của thế giới bị bỏ qua trong im lặng.
Vào sinh nhật 14 tuổi, tôi được cha mẹ tặng cho một cuốn sách của
nhà nhân học Eric Wolf, cuốn sách đã thắp lên ngọn lửa trong tôi. Ông
Wolf viết, lịch sử được chấp nhận và lười nhác về Văn minh là một lịch
sử mà “Hy Lạp cổ đại sinh ra La Mã, La Mã sinh ra châu Âu Thiên Chúa
giáo, châu Âu Thiên Chúa giáo sinh ra thời Phục hưng, thời Phục hưng
14
sinh ra thời Khai sáng, thời Khai sáng sinh ra sự dân chủ về chính trị và
cuộc Cách mạng Công nghiệp. Nền công nghiệp kết hợp với nền dân
chủ tới lượt nó tạo ra nước Mỹ, hiện thân của những quyền sống, quyền
tự do và mưu cầu hạnh phúc”1
. Ngay lập tức, tôi nhận ra rằng đây chính
là câu chuyện mà tôi đã được kể cho nghe: Câu thần chú về chiến thắng
chính trị, văn hóa và đạo đức của phương Tây. Nhưng câu chuyện đó
thật sai lạc; có những cách khác để nhìn lịch sử - những cách không
liên quan tới việc nhìn quá khứ từ góc nhìn của những người mới chiến
thắng gần đây.
Tôi hoàn toàn mê đắm. Bỗng nhiên tôi thấy rõ là những vùng mà
chúng tôi không được dạy đã lạc mất, đã bị bóp nghẹt bởi câu chuyện
cứng nhắc về sự nổi lên của châu Âu. Tôi xin cha tôi đưa tới xem tấm bản
đồ thế giới thời Trung cổ Hereford Mappa Mundi, trong đó Jerusalem
được coi là tâm điểm và trung tâm của thế giới, còn nước Anh và các
nước phương Tây khác bị gạt sang một bên, chỉ là kẻ bên lề. Tôi thẫn
thờ khi đọc những tác phẩm của các nhà địa lý Ả Rập đi kèm với những
bản đồ có vẻ bị lật ngược và đặt biển Caspi ở trung tâm - cũng như khi
tôi phát hiện ra một tấm bản đồ quan trọng của người Thổ Nhĩ Kỳ ở
Istanbul thời Trung cổ, tấm bản đồ mà ở trung tâm của nó là một thành
phố có tên gọi Balāsāghūn, cái tên tôi chưa bao giờ nghe nói tới, không
xuất hiện trên bất kỳ tấm bản đồ nào khác, và vị trí chính xác của nó mãi
gần đây vẫn còn không chắc chắn, vậy mà nó từng được coi là trung tâm
của thế giới2
.
1. E. Wolf, Europe and the People without History (Châu Âu và những người không có
lịch sử), Berkeley, 1982, trang 5.
2. A. Herrman, “Die älteste türkische Weltkarte (1076 n. Chr)”, Imago Mundi 1.1, 1935,
21-28, và Maḥmud al-Kashghari, Dīwān lughāt al-turk: Compendium of the Turkic
Dialects (Dīwān lughāt al-turk: Tóm tắt các phương ngữ tiếng Turk), R. Dankhoff và J.
Kellydịchvàbiêntập,3tập(Cambridge,MA,1982-5),1,trang82-83.Đểbiếtvịtríthành
phố này, xin xem V. Goryacheva, Srednevekoviye gorodskie tsentry i arkhitekturnye
ansambli Kirgizii, Frunze, 1983, nhất là các trang 54-61.
15
Tôi muốn biết thêm về Nga và Trung Á, về Ba Tư và Lưỡng Hà.
Tôi muốn hiểu những nguồn gốc của Thiên Chúa giáo khi được nhìn
nhận từ châu Á; và việc những người lính thập tự chinh nhìn nhận như
thế nào về những con người sống ở các thành phố lớn thời Trung cổ -
Constantinople, Jerusalem, Baghdad và Cairo chẳng hạn; tôi muốn học
hỏi về những đế chế vĩ đại của phương Đông, về người Mông Cổ và các
cuộc chinh phục của họ, và muốn hiểu hai cuộc chiến tranh thế giới
ra sao khi không nhìn từ vùng Flanders hay mặt trận phía đông, mà từ
Afghanistan và Ấn Độ.
Vì thế, thật hết sức may mắn khi tôi được học tiếng Nga ở trường
do thầy Dick Haddon dạy, thầy là một người xuất sắc từng phục vụ cho
Tình báo Hải quân và tin rằng cách để hiểu được ngôn ngữ và dusha,
hay tâm hồn Nga, là qua văn chương sinh động và âm nhạc dân gian của
đất nước đó. Tôi thậm chí còn may mắn hơn nữa khi ông đề nghị dạy
tiếng Ả Rập cho những ai quan tâm, giới thiệu cho sáu đứa chúng tôi văn
hóa và lịch sử Hồi giáo, giúp chúng tôi được đắm mình trong cái đẹp của
tiếng Ả Rập cổ. Những ngôn ngữ đó giúp mở khóa một thế giới đang chờ
được khám phá, hay như tôi sớm nhận ra, được những người phương
Tây chúng ta khám phá lại.
***
Ngày nay, người ta dành nhiều sự chú ý cho việc đánh giá ảnh hưởng
khả dĩ của sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở Trung Quốc, nơi nhu
cầu hàng hóa xa xỉ được tiên đoán sẽ tăng gấp bốn lần trong thập niên
tới, hay xem xét sự thay đổi xã hội ở Ấn Độ, nơi có nhiều người được tiếp
cận điện thoại di động hơn là nhà vệ sinh có bồn xả1
. Nhưng cả hai điều
đó đều không phải điểm tham chiếu tốt nhất để nhìn nhận quá khứ của
1. Về nhu cầu hàng hóa xa xỉ gia tăng của Trung Quốc, có thể xem chẳng hạn Credit
Lyonnais Securities Asia, Dipped in Gold: Luxury Lifestyles in China (Ngập trong vàng:
Những phong cách sống xa xỉ ở Trung Quốc), 2011; về Ấn Độ, xin xem Bộ Nội vụ, Dữ
liệu rao bán nhà và khảo sát nhà ở, New Delhi, 2012.
16
thế giới và hiện tại của nó. Thật vậy, trong hàng thiên niên kỷ, chính
vùng đất nằm giữa phương Đông và phương Tây, kết nối châu Âu với
Thái Bình Dương, mới là cái trục mà địa cầu xoay quanh.
Trung điểm giữa Đông và Tây, trải rộng từ những bờ biển phía đông
Địa Trung Hải và Hắc Hải tới dãy Himalaya, có vẻ là một vị trí không
hứa hẹn lắm để nhìn nhận thế giới. Đây là một khu vực có những quốc
gia gợi lên cảm giác xa lạ và không quan trọng như Kazakhstan và
Uzbekistan, Kyrgyzstan và Turkmenistan, Tajikistan và các nước vùng
Caucasus1
; đó cũng là vùng đất gắn với những chế độ bất ổn, bạo lực và
là mối đe dọa với an ninh quốc tế như Afghanistan, Iran, Iraq và Syria,
hay kém cỏi trong việc thực hành dân chủ như Nga và Azerbaijan.
Xét tổng thể, đó có vẻ là vùng đất của hàng loạt nhà nước đã thất bại
hay đang thất bại, được lãnh đạo bởi các nhà độc tài, những người
giành được số phiếu nhiều không tin nổi trong các cuộc tổng tuyển cử,
những người mà gia đình và bạn bè của họ kiểm soát các lợi ích kinh
doanh rộng khắp, những khối tài sản khổng lồ và quyền lực chính trị
to lớn. Đó là những nơi có thành tích nhân quyền yếu kém, nơi quyền
tự do tín ngưỡng, lương tâm và tình dục bị hạn chế, và nơi mà sự kiểm
soát truyền thông quyết định chuyện gì được và không được xuất hiện
trên báo chí2
.
Mặc dù những quốc gia như thế có vẻ hoang dại với chúng ta, nhưng
đó không phải là những vùng đất lạc hậu, không phải những nơi hoang
vu mờ mịt. Thật ra cây cầu nối giữa Đông và Tây chính là những ngã
ba của nền văn minh. Những quốc gia này không đứng bên lề các vấn
đề toàn cầu, mà nằm ở vị trí trung tâm của thế giới - như chúng vẫn
vậy kể từ khởi thủy lịch sử. Chính ở nơi đây Văn minh ra đời, đây cũng
1. Caucasus là một khu vực địa lý nằm ở biên giới giữa châu Âu và châu Á.
2. Xin xem chẳng hạn, Transparency International, Corruption Perception Index 2013
(Chỉ số cảm nhận tham nhũng 2013) (www.transparency.org); Reporters without
Borders, World Press Freedom Index 2013-2014 (Chỉ số tự do báo chí 2013-2014) (www.
rsf.org); Human Rights Watch, World Report 2014(Báo cáo thế giới 2014) (www.hrw.org).
17
là nơi nhiều người tin rằng Nhân loại đã thành hình - trong Vườn Địa
đàng, “do Chúa Trời tạo ra”, “mọc lên các thứ cây đẹp mắt, và trái thì
ăn ngon”, vùng đất mà nhiều người tin là nằm ở những cánh đồng phì
nhiêu giữa hai con sông Tigris và Euphrates1
.
Chính trên cây cầu giữa Đông và Tây này, những đô thị vĩ đại đã
được lập nên gần 5.000 năm trước, nơi mà các thành phố Harappa và
Mohenjo-daro ở thung lũng sông Ấn là những kỳ quan của thế giới cổ
đại, với dân số lên tới hàng chục nghìn người và những con đường nối
vào một hệ thống dẫn nước thải phức tạp mà châu Âu cả nghìn năm
sau mới sánh nổi2
. Những trung tâm lớn khác của nền văn minh như
Babylon, Nineveh, Uruk và Akkad ở vùng Lưỡng Hà, nổi tiếng bởi những
sáng tạo kiến trúc kỳ vĩ. Một nhà địa lý người Trung Hoa, từ hơn hai
thiên niên kỷ trước, đã ghi lại rằng những cư dân của Bactria, tập trung
bên sông Oxus và giờ thuộc miền Bắc Afghanistan, là những tay thương
gia và nhà buôn huyền thoại; thủ đô của nó có một khu chợ khổng lồ với
những sản phẩm vô cùng đa dạng được mua bán và mang đi khắp các
miền xa xôi3
.
Vùng đất này cũng là nơi các tôn giáo lớn của thế giới ra đời, nơi Do
Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Phật giáo và Ấn giáo chen chúc với
nhau. Đó là một nồi lẩu thập cẩm, nơi các nhóm ngôn ngữ cạnh tranh
nhau, nơi các thứ tiếng Ấn-Âu, Semitic và Hán-Tạng vang lên ầm ĩ bên
cạnh những người nói tiếng Altai, Turk và Caucasus. Đấy là nơi các đế
chế vĩ đại nổi lên và suy tàn, nơi mà những dư chấn của sự va chạm giữa
các nền văn hóa và các đối thủ có thể cảm nhận được ở cách đó hàng
nghìn dặm. Xác lập vị thế ở nơi này mở ra những cách thức mới để nhìn
1. Sách Sáng Thế 2: 8-9. Để xem những tìm hiểu về vị trí của Vườn Địa đàng, xin đọc
J. Dulumeau, History of Paradise: The Garden of Eden in Myth and Tradition (Lịch sử
Thiên Đàng: Vườn Địa đàng trong huyền thoại và truyền thống), New York, 1995.
2. Về Mohenjo-daro và những thành phố khác, xin xem J. Kenoyer, Ancient Cities of
the Indus Valley (Những thành phố cổ đại ở thung lũng sông Ấn), Oxford, 1998.
3. Những ghi chép trong cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên, nhà Hán, B. Watson dịch, 2 tập
(bản hiệu đính, New York, 1971), 123, 2, trang 234-235.
18
nhận quá khứ và cho thấy một thế giới được liên kết sâu sắc, nơi mà
những gì xảy ra ở một châu lục tác động lên một châu lục khác, nơi mà
dư chấn của những thứ xảy ra trên các thảo nguyên Trung Á có thể cảm
nhận được ở Bắc Phi, nơi mà những biến cố ở Baghdad tạo ra dư chấn
ở Scandinavia, nơi mà những phát hiện ở châu Mỹ làm thay đổi giá cả
hàng hóa ở Trung Quốc và dẫn tới sự gia tăng mức cầu trong thị trường
ngựa ở Bắc Ấn Độ.
Những xung động này được truyền đi dọc theo một mạng lưới trải
rộng theo mọi hướng, những con đường mà theo đó khách hành hương
và các chiến binh, dân du mục và các thương gia đã đi qua, hàng hóa
và sản phẩm được mua và bán, và các ý tưởng được trao đổi, áp dụng
và điều chỉnh. Chúng đã mang theo không chỉ sự phồn thịnh, mà cả
chết chóc và bạo lực, bệnh tật và tai ương. Vào cuối thế kỷ 19, mạng
lưới các kết nối rộng khắp này được một nhà địa chất học nổi tiếng
người Đức, Ferdinand von Richthofen1
(chú của phi công chiến đấu
“Nam tước Đỏ”, con át chủ bài trong Thế chiến thứ Nhất), đặt một cái
tên còn lưu truyền đến ngày nay: Seidenstraßen - Những Con đường
Tơ lụa2
.
Những con đường này có vai trò là hệ thần kinh trung ương của
thế giới, kết nối những dân tộc và địa điểm với nhau, nhưng nằm dưới
lớp da, mắt thường không nhìn thấy được. Giống như môn giải phẫu
học giải thích cơ thể vận hành ra sao, hiểu được những kết nối này cho
phép chúng ta hiểu được thế giới vận hành ra sao. Dẫu vậy, bất chấp
tầm quan trọng của khu vực này của thế giới, nó đã bị lãng quên trong
lịch sử chủ lưu. Một phần nguyên do là điều vẫn được gọi là “Đông
phương luận” - một quan điểm trịch thượng và hết sức tiêu cực về
1. Ferdinand von Richthofen (1833-1905), nhà du hành và địa lý người Đức. Ông là
chú ruột của Manfred Albrecht Freiherr von Richthofen (1892-1918), biệt danh “Nam
tước Đỏ”, một phi công chiến đấu lừng lẫy trong Thế chiến thứ Nhất - ND.
2. F.vonRichthofen,“ÜberdiezentralasiatischenSeidenstrassenbiszum2.Jahrhundert.
n. Chr”, Verhandlungen der Gesellschaft fur Erdkunde zu Berlin 4 (1877), 96-122.
19
phương Đông, coi đó như một vùng kém phát triển và thấp kém hơn
so với phương Tây, và bởi thế không đáng để nghiên cứu nghiêm túc1
.
Nhưng nó cũng có nguyên do từ thực tế là câu chuyện quá khứ đã bị
ngự trị và được xác lập vững chắc tới mức không còn chỗ cho một vùng
đất từ lâu đã bị coi là bên lề câu chuyện về sự vươn lên của châu Âu và
xã hội phương Tây.
Ngày nay, Jalalabad và Herat ở Afghanistan, Fallujah và Mosul ở Iraq
hay Homs và Aleppo ở Syria có vẻ như đồng nghĩa với chủ nghĩa cực
đoan tôn giáo và bạo lực giữa các phe phái. Hiện tại đã cuốn phăng quá
khứ: đã qua rồi những ngày mà cái tên Kabul gợi lên hình ảnh những
khu vườn được trồng tỉa và chăm sóc bởi bàn tay của Bābur vĩ đại, người
sáng lập Đế quốc Mughal ở Ấn Độ. Vườn Bagh-i-Wafa (nghĩa là “Khu
vườn Chính trực”) bao gồm một hồ nước với những cây cam và thạch
lựu vây quanh và một đồng cỏ ba lá - mà Bābur hết sức tự hào: “Đây là
nơi hay nhất của khu vườn, cảnh tượng đẹp đẽ nhất khi những quả cam
đổi màu. Khu vườn đó thực sự đáng ngưỡng mộ!”2
.
Tương tự như thế, ấn tượng hiện đại về Iran đã làm phai mờ hào
quang lịch sử xa xưa của vùng đất, khi mà cái tên Ba Tư tiền thân của
nó đồng nghĩa với khiếu thẩm mỹ cao về gần như mọi thứ, từ hoa quả
được phục vụ trong bữa tối, tới những bức chân dung tiểu họa đáng
kinh ngạc do các họa sĩ huyền thoại vẽ ra, tới thứ giấy mà các học giả
viết trên đó. Một tác phẩm tuyệt đẹp của Simi Nīshāpūrī, một thủ thư
người Mashad ở Đông Iran vào khoảng năm 1400, ghi lại chi tiết cẩn
thận lời khuyên của một người yêu sách muốn chia sẻ đam mê của
1. E. Said, Orientalism (Đông phương luận), New York, 1978. Cũng đáng lưu ý phản
ứng tích cực thái quá và lãng mạn hóa cao độ của những nhà nhà tư tưởng Pháp như
Foucault, Sartre và Godard với phương Đông và đặc biệt là với Trung Quốc, R. Wolin,
French Intellectuals, the Cultural Revolution and the Legacy of the 1960s: The Wind
from the East (Trí thức Pháp, cuộc Cách mạng Văn hóa và di sản của những năm 1960:
Gió Đông), Princeton, 2010.
2. Bābur-Nāma, W. Thackston dịch, Memoirs of Babur, Prince and Emperor (Những ký
ức của Babur, vị hoàng thân và hoàng đế), London, 2006, trang 173-174.
20
ông. Ông khuyên nhủ một cách trang nghiêm rằng bất kỳ ai nghĩ tới
việc viết lách, đều phải biết rằng thứ giấy tốt nhất để viết thư pháp
được sản xuất ở Damascus, Baghdad hay Samarkand. Giấy ở những
nơi khác “nhìn chung là thô ráp, lốm đốm và nhanh hỏng”. Ông cảnh
báo là phải luôn nhớ nhuộm một chút màu cho giấy trước khi viết lên
đó, “vì màu trắng làm lóa mắt và những tác phẩm thư pháp bậc thầy
đều được viết trên giấy nhuộm”1
.
Những địa điểm mà danh tiếng bị lãng quên từ lâu đã một thời từng
thống trị, chẳng hạn như Merv, được một nhà địa lý thế kỷ 10 mô tả là
“thành phố vui tươi, đẹp đẽ, tinh tế, xuất sắc, cởi mở và đáng hài lòng”,
và “mẹ của thế giới”; hay Rayy, cách không xa Teheran hiện đại, mà một
tác giả khác cùng thời mô tả là đầy hào quang đến mức đáng được coi là
“chú rể của Trái đất” và “tạo vật đẹp đẽ nhất” của thế giới2
. Rải rác dọc
theo xương sống của châu Á, những thành phố này như một chuỗi ngọc
trai kết nối Thái Bình Dương với Địa Trung Hải.
Những trung tâm đô thị thúc đẩy nhau phát triển, với sự tranh đua
giữa những người cai trị và tầng lớp tinh hoa dựng lên các công trình
kiến trúc ngày càng tham vọng và các đền đài ngày càng kỳ vĩ. Những
thư viện, những nơi thờ tự, những nhà thờ và đài thiên văn với quy mô và
ảnh hưởng văn hóa to lớn ở khắp nơi trong vùng, kết nối Constantinople
với Damascus, Isfahan, Samarkand, Kabul và Kashgar. Những thành
phố như thế trở thành nơi trú ngụ của các học giả tài ba, mở rộng các
1. W. Thackston, “Chuyên luận về nghệ thuật thư pháp: Một tường thuật chi tiết về
giấy, màu sắc, mực và bút của Simi xứ Nishapur”, trong M. Mazzaoui và V. Moreen
(biêntập),IntellectualStudiesonIslam:EssaysWritteninHonorofMartinB.Dickinson
(Nghiên cứu tri thức Hồi giáo: Các luận văn viết vinh danh Martin B. Dickinson, Salt
Lake City, 1990), trang 219.
2. Al-Muqaddasī, Aḥsanu-t-taqāsīm fī maʿrifati-l-aqālīm, B. Collins dịch, Best Division
of Knowledge (Sự phân chia tri thức tốt nhất), Reading, 2001, trang 252; Ibn al-Faqīh,
Kitāb al-buldān, P. Lunde và C. Stone dịch, “Book of Countries”, in Ibn Fadlan and
the Land of Darkness: Arab Travellers in the Far North (“Cuốn sách về các quốc gia”,
ở Ibn Fadlan và vùng đất của bóng tối: Những nhà du hành Ả Rập ở miền Viễn Bắc),
London, 2011, trang 113.
21
biên giới cho những đề tài của họ. Chỉ còn lại vài cái tên quen thuộc với
ngày nay - những người như Ibn Sīnā, và những cái tên nổi tiếng hơn
như Avicenna, al-Bīrūnī và al-Khwārizmi - những người khổng lồ trong
các lĩnh vực thiên văn học và y học; nhưng còn rất nhiều người khác
nữa. Trong nhiều thế kỷ trước thời hiện đại, những trung tâm học thuật
xuất sắc của thế giới, những Oxford và Cambridge, những Harvard và
Yale, không phải ở châu Âu hay phương Tây, mà ở Baghdad và Balkh,
Bukhara và Samarkand.
Việc những nền văn hóa, thành phố và dân tộc sống dọc theo Những
Con đường Tơ lụa phát triển và tiến bộ có lý của nó: Khi họ buôn bán và
trao đổi các ý tưởng, họ học hỏi và vay mượn của nhau, kích thích những
tiến bộ hơn nữa trong triết học, khoa học, ngôn ngữ và tôn giáo. Tinh
thần cấp tiến là rất quan trọng, như một người cai trị nước Triệu ở Đông
Bắc Trung Quốc, một điểm xa nhất của châu Á hơn 2.000 năm trước đã
hiểu rất rõ: “Những kẻ bắt người ta theo lệ cũ”, Triệu Vũ Linh Vương1
tuyên bố vào năm 307 trước Công nguyên, “làm sao theo được những
thay đổi của ngày nay”2
. Những nhà lãnh đạo trong quá khứ đã hiểu tầm
quan trọng của việc theo kịp thời đại.
Tuy nhiên, trọng trách về sự tiến bộ thay đổi vào giai đoạn đầu thời
hiện đại lại được trao cho hai cuộc hải hành vĩ đại diễn ra vào cuối thế
kỷ 15. Chỉ trong vòng sáu năm của thập niên 1490, những nền tảng
đã được thiết lập cho một cuộc xáo trộn lớn trong nhịp điệu của các
hệ thống trao đổi vốn đã được thiết lập lâu đời. Đầu tiên, Christopher
Columbus vượt Đại Tây Dương, mở đường cho hai khối lục địa lớn mà
1. Nguyên văn câu nói này của Triệu Vũ Linh Vương: “Dĩ cổ chế kim giả, bất đạt ư sự
chi biến”. Triệu Vũ Linh Vương (340 TCN-295 TCN), là vua nước Triệu từ 325 TCN đến
299 TCN. Ông nổi tiếng với các cải cách xã hội ở nước Triệu (thuộc Trung Quốc ngày
nay) trong thời gian mình trị vì, bao gồm việc cải theo trang phục của người Hồ, làm
cho nước Triệu cường thịnh một thời - ND.
2. Dẫn lại theo N. di Cosmo, Ancient China and its Enemies: The Rise of Nomadic Power
in East Asian History (Trung Quốc cổ đại và những kẻ thù: Sự vươn lên của quyền lực
du mục trong lịch sử Đông Á), Cambridge, 2002, trang 137.
22
cho tới lúc đó còn chưa được biết tới, kết nối với châu Âu và xa hơn
nữa; rồi chỉ vài năm sau đó, Vasco da Gama đi đường biển qua cực
nam châu Phi, tới Ấn Độ, mở ra những tuyến đường biển mới trên
hành trình đó. Những phát kiến này đã thay đổi các mô thức tương tác
và thương mại, và tạo ra tác động làm thay đổi mạnh mẽ ở trung tâm
chính trị và kinh tế của thế giới. Bỗng nhiên, Tây Âu chuyển hóa từ vị
thế vùng lạc hậu thành điểm tựa cho một hệ thống thông tin liên lạc,
giao thông và thương mại rộng khắp: Trong phút chốc, nó trở thành
tâm điểm mới giữa Đông và Tây.
Sự vươn lên của châu Âu làm bùng phát một cuộc chiến dữ dội tranh
giành quyền lực - tranh giành cả việc kiểm soát quá khứ. Khi các đối thủ
kình địch nhau, lịch sử được viết lại để nhấn mạnh vào các biến cố, chủ
đề và ý tưởng có thể được sử dụng trong những cuộc đụng độ về ý thức
hệ diễn ra quyết liệt bên cạnh cuộc chiến giành nguồn tài nguyên và làm
chủ các tuyến đường biển. Những bức tượng bán thân của các nhà lãnh
đạo chính trị và các viên tướng được khoác áo choàng toga sao cho nhìn
giống những người hùng La Mã trong quá khứ; những tòa nhà mới lộng
lẫy được xây theo phong cách cổ điển kỳ vĩ cho phù hợp với những hào
quang của thế giới cổ đại như thể đó là tổ tiên trực hệ của chính họ. Lịch
sử bị bóp méo và thao túng để tạo ra một câu chuyện nhất quán, trong
đó sự vươn lên của phương Tây không chỉ là tự nhiên và tất yếu, mà còn
là sự tiếp nối của những gì đã diễn ra trước đó.
***
Nhiều câu chuyện đã khiến tôi bắt đầu cuộc hành trình nhìn vào
quá khứ thế giới theo một cách khác. Nhưng một câu chuyện đặc biệt
nổi bật. Thần thoại Hy Lạp kể rằng Zeus, cha của các vị thần, đã thả ra
hai con đại bàng, mỗi con ở một đầu Trái đất, và ra lệnh cho chúng bay
về phía nhau. Một hòn đá thiêng, omphalos - cái rốn của thế giới - được
đặt ở nơi chúng gặp nhau, để chúng có thể giao tiếp với các vị thần. Sau
23
này tôi được biết rằng ý tưởng về hòn đá này trong một thời gian dài đã
là một nguồn hấp dẫn các triết gia và những nhà phân tâm học1
.
Tôi còn nhớ mình đã nhìn chằm chằm vào tấm bản đồ của tôi khi lần
đầu nghe câu chuyện này, tự hỏi những con đại bàng đã gặp nhau ở đâu.
Tôi tưởng tượng chúng cất cánh từ hai bờ biển, phía tây Đại Tây Dương
và Thái Bình Dương phía Trung Quốc và bay vào nội địa. Vị trí chính xác
thay đổi phụ thuộc vào việc tôi chỉ ngón tay ở đâu để đo những khoảng
cách bằng nhau từ hướng đông và hướng tây. Nhưng tôi luôn dừng lại ở
đâu đó giữa Hắc Hải và dãy Himalaya. Tôi đã thức cả đêm, nghiền ngẫm
tấm bản đồ trên tường phòng ngủ, những con đại bàng của Zeus và lịch
sử một vùng đất chưa bao giờ được đề cập trong những cuốn sách mà tôi
đã đọc - mà không có lấy một cái tên.
Cách đây chưa lâu, những người châu Âu đã chia châu Á thành ba
vùng rộng lớn - Cận, Trung và Viễn Đông. Nhưng bất cứ khi nào tôi nghe
hay đọc được về những vấn đề đương đại trong quá trình trưởng thành,
có vẻ như vùng thứ hai, Trung Đông, đã thay đổi về ý nghĩa và thậm chí là
về vị trí, được sử dụng để chỉ Israel, Palestine và khu vực xung quanh, đôi
khi là cả vùng vịnh Ba Tư. Và tôi không thể hiểu tại sao người ta cứ nói mãi
với tôi về tầm quan trọng của Địa Trung Hải như là cái nôi của văn minh,
trong khi sự thật rất rõ ràng đó không phải là nơi nền văn minh thực sự
hình thành. Cái lò thực sự tôi luyện nên nền văn minh, từ “Địa Trung”
nghĩa đen là “trung tâm của thế giới”, không phải là một vùng biển chia
cách châu Âu và Bắc Phi, mà nằm ở ngay trung tâm của châu Á.
Hy vọng của tôi là có thể khiến những người khác mạnh dạn hơn
trong việc nghiên cứu những dân tộc và vùng đất đã bị các học giả phớt
lờ trong nhiều thế hệ nhờ việc gợi ra những câu hỏi mới và những lĩnh
vực nghiên cứu mới. Tôi hy vọng sẽ khơi gợi được những câu hỏi mới
1. Ví dụ, S. Freud, The Interpretation of Dreams (Diễn giải những giấc mơ), J. Strachey
biên tập, New York, 1965, trang 564; J. Derrida, Resistances de la psychanalyse, Paris,
1996, trang 8-14.
24
cần đặt ra về quá khứ, và để những chân lý tưởng là đương nhiên sẽ bị
thách thức và xem xét kỹ lưỡng. Hơn hết, tôi hy vọng những ai đọc cuốn
sách này sẽ nhìn lịch sử theo một cách khác.
Đại học Worcester, Oxford
Tháng Tư năm 2015
Từ khởi thủy của thời gian, vùng trung tâm châu Á đã là nơi tạo
lập các đế quốc. Những vùng trũng bồi phù sa của Lưỡng Hà, được bồi
đắp bởi sông Tigris và Euphrates, tạo nền tảng cho nền văn minh - bởi
chính ở vùng này, những thị trấn và thành phố đầu tiên thành hình.
Nông nghiệp có hệ thống phát triển ở vùng Lưỡng Hà và khắp “Lưỡi
liềm Phì nhiêu”, một dải đất năng suất cao rất gần nguồn nước ngọt
dồi dào, trải từ vịnh Ba Tư tới bờ Địa Trung Hải. Chính ở đây một số bộ
luật thành văn đầu tiên đã được truyền bá gần 4.000 năm trước, dưới
thời Vua Hammurabi của Babylon, trong bộ luật này ông đã nêu chi
tiết nghĩa vụ dành cho các thần dân của ông và đề ra những hình phạt
nghiêm khắc cho tội lỗi của họ1
.
1. C. Renfrew, Inception of Agriculture and Rearing in the Middle East (Sự khởi đầu
của công nghiệp và chăn nuôi ở Trung Đông), C.R. Palevol 5, 2006, 395-404; G.
Algaze, Ancient Mesopotamia at the Dawn of Civilization: The Evolution of an Urban
Landscape (Lưỡng Hà thời cổ đại ở buổi đầu của nền văn minh: Sự tiến hóa của một
bối cảnh đô thị), Chicago, 2008.
1
Sự ra đời
Của con đường tơ lụa
Con đường Tơ lụa thời cổ. Ảnh: Tư liệu.
28 PETER FRANKOPAN
Dù đã có nhiều vương quốc và đế quốc mọc lên từ lò luyện này,
nhưng đế quốc vĩ đại nhất vẫn là của người Ba Tư. Mở rộng nhanh chóng
vào thế kỷ 6 trước Công nguyên từ một vùng đất ban đầu mà ngày nay
nằm ở phía nam Iran, người Ba Tư đã áp chế các láng giềng, vươn ra
đến bờ biển Aegea, chinh phục Ai Cập và mở rộng về phía đông tới tận
dãy Himalaya. Theo đánh giá của sử gia Hy Lạp Herodotus, thành công
của họ phần lớn là nhờ sự cởi mở. “Người Ba Tư có xu hướng áp dụng
các phong tục nước ngoài rất mạnh mẽ”, ông viết: người Ba Tư sẵn sàng
từ bỏ phong cách ăn mặc của riêng họ khi kết luận rằng thời trang của
kẻ thù bị họ đánh bại là ưu việt hơn, vì thế họ đã mượn phong cách từ
người Mede1
, cũng như người Ai Cập2
.
Việc sẵn sàng áp dụng những ý tưởng và cách làm mới là một yếu tố
quan trọng tạo điều kiện để người Ba Tư xây dựng một hệ thống hành
chính cho phép họ điều hành suôn sẻ một đế quốc bao gồm rất nhiều
dân tộc khác nhau. Một đội ngũ quan lại có học thức cai quản hiệu quả
công việc hành chính trong đời sống hằng ngày của đế quốc, ghi chép
mọi thứ từ những khoản chi trả cho người hầu của hoàng gia, tới phẩm
chất và số lượng hàng hóa mua bán ở các khu chợ; họ cũng nhận trách
nhiệm bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống đường sá dọc ngang đế quốc,
một điều đáng ghen tị trong thế giới cổ đại3
.
Một mạng lưới đường sá kết nối bờ biển Tiểu Á với Babylon, Susa với
Persepolis, giúp người ta có thể đi được quãng đường hơn 1.600 dặm4
chỉ trong một tuần lễ, một thành tựu được Herodotus coi là kỳ diệu; ông
cũng ghi nhận rằng cả mưa, tuyết, cái nóng lẫn bóng đêm đều không
1. Một dân tộc Iran cổ đại.
2. Herodotus, Historiai, 1.135, trong Herodotus: The Histories (Herodotus: Những bài
sử), A. Godley biên tập và dịch, 4 tập, Cambridge, MA, 1982, 1, trang 174-176.
3. Xem phần tổng quát ở J. Curtis và St J. Simpson (biên tập), The World of Achaemenid
Persia: History, Art and Society in Iran and the Ancient Near East (Thế giới của Ba Tư
thời Achaemenid: Lịch sử, nghệ thuật và xã hội ở Iran và vùng Cận Đông thời cổ đại),
London, 2010.
4. Hơn 2.500km.
NHỮNG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA 29
thể làm chậm tốc độ truyền tin1
. Đầu tư vào nông nghiệp và phát triển
các kỹ thuật thủy lợi tiên phong để cải thiện năng suất mùa màng giúp
nuôi dưỡng sự tăng trưởng ở các thành phố, cho phép nuôi sống những
khối dân số ngày càng lớn bằng những cánh đồng xung quanh - không
chỉ ở những vùng đất nông nghiệp màu mỡ hai bên bờ sông Tigris và
Euphrates, mà cả ở các thung lũng do những con sông mạnh mẽ Oxus
và Iaxartes tạo ra (giờ được gọi là Amy Darya và Syr Darya), cũng như ở
đồng bằng sông Nile, sau khi quân đội Ba Tư chiếm được vùng này vào
năm 525 trước Công nguyên. Đế chế Ba Tư là một vùng đất phồn thịnh
kết nối Địa Trung Hải với quả tim châu Á.
Ba Tư tự coi mình là ngọn hải đăng của sự ổn định và công bằng, như
văn bia bằng ba thứ tiếng khắc trên vách đá ở núi Behistun đã cho thấy.
Văn bia được viết bằng tiếng Ba Tư, tiếng Elamite và tiếng Akkadian, ghi
lại việc Darius Đại đế, một trong những nhà cai trị nổi tiếng nhất của Ba
Tư, đã dẹp yên các cuộc nổi dậy và bạo loạn, đẩy lùi các cuộc xâm lăng
từ nước ngoài và làm vừa lòng cả người nghèo lẫn người có thế lực như
thế nào. Văn bia ra lệnh, hãy giữ cho đất nước được vững chãi và hãy
chăm sóc cho người dân một cách công chính, vì công lý là nền tảng
của vương quốc2
. Sự khoan dung với những nhóm thiểu số đã trở thành
huyền thoại, một nhà cai trị Ba Tư được gọi là “Đấng Cứu thế”, và người
được “Thiên Chúa” ban phước, bởi những chính sách của ông đã giúp
giải thoát người Do Thái khỏi cảnh lưu đày ở Babylon3
.
Thương mại phát đạt ở Ba Tư cổ đại mang tới nguồn thu nhập cho
phép các nhà cai trị chi trả cho các chiến dịch quân sự nhắm vào những
1. Herodotus, Historiai, 8.98, 4, trang 96; D. Graf, The Persian Royal Road System (Hệ
thống đường sá của hoàng gia Ba Tư), trong H. Sancisi-Weerdenburg, A. Kuhrt và M.
Root (biên tập), Continuity and Change (Tiếp nối và thay đổi), Leiden, 1994, trang
167-189.
2. H. Rawlinson, The Persian Cuneiform Inscription at Behistun, Decyphered and
Translated (Văn tự hình nêm tiếng Ba Tư khắc vào đá ở Behistun, giải mã và phiên
dịch), Journal of the Royal Asiatic Society 11, 1849, 1-192.
3. Sách Ezra, 1:2. Cũng xem thêm Sách Isaiah, 44:24, 45:3.
30 PETER FRANKOPAN
nơi mang lại thêm nhiều nguồn tài nguyên cho đế quốc. Nó cũng cho
phép họ chiều chuộng những sở thích xa hoa khét tiếng. Những công
trình ngoạn mục được dựng lên ở các thành phố lớn như Babylon,
Persepolis, Pasargadae và Susa, nơi Vua Darius xây dựng một cung điện
huy hoàng, sử dụng thứ gỗ mun chất lượng cao nhất và bạc từ Ai Cập, gỗ
tuyết tùng từ Lebanon, vàng ròng từ Bactria, đá xanh và đá màu son từ
Sogdiana, lam ngọc từ Khwarezm và ngà voi từ Ấn Độ1
. Người Ba Tư nổi
tiếng vì yêu thích những điều hoan lạc, và theo Herodotus, họ mà nghe
thấy có thứ gì xa xỉ mới mẻ thì phải tìm cách hưởng cho bằng được2
.
Làm cơ sở cho sự thịnh vượng chung về thương mại là một quân đội
thiện chiến giúp mở mang các đường biên giới, nhưng đồng thời cũng
cần để bảo vệ những đường biên giới đó. Ba Tư đối mặt với nhiều vấn đề
dai dẳng từ phương Bắc, một thế giới do dân du mục thống trị, những
kẻ sống với bầy gia súc trên những bình nguyên bán hoang mạc, tức các
thảo nguyên, trải dài từ Hắc Hải qua Trung Á tới tận Mông Cổ. Những kẻ
du mục đó nổi tiếng dữ tợn - người ta nói họ uống máu kẻ thù, may quần
áo từ da đầu kẻ thù và đôi khi ăn thịt cả cha mẹ. Tuy nhiên, tương tác với
dân du mục là một vấn đề phức tạp, vì cho dù nhiều người mô tả rằng
họ lộn xộn và khó đoán, nhưng họ vẫn là những đối tác quan trọng cung
ứng các loại động vật, nhất là những con ngựa tốt. Nhưng dân du mục
có thể là nguyên do gây ra thảm họa, chẳng hạn Cyrus Đại đế, kiến trúc
sư tạo lập Đế quốc Ba Tư vào thế kỷ 6 trước Công nguyên, đã bỏ mạng
khi đang tìm cách đàn áp người Scythia; một tác giả kể rằng thủ cấp của
ông sau đó bị mang đi khắp nơi trong một mảnh da đẫm máu, để dập tắt
cơn khát quyền lực đã khiến ông gây chuyện3
.
Dẫu vậy, bước thụt lùi hiếm hoi đó không thể ngăn được sự mở rộng
của Ba Tư. Những viên tư lệnh Hy Lạp nhìn về phương Đông vừa sợ hãi
1. R. Kent, Old Persian Grammar, Texts, Lexicon (Ngữ pháp, văn bản, từ vựng tiếng Ba
Tư cổ), New Haven, 1953, trang 142-144.
2. Herodotus, Historiai, 1.135, 1, trang 174-176.
3. Sách đã dẫn, 1.214, 1, trang 268.
NHỮNG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA 31
vừa kính nể, tìm cách học hỏi những chiến thuật của người Ba Tư trên
chiến trường và áp dụng công nghệ của họ. Trong các vở kịch và áng văn
mang chất sử thi tưởng niệm cuộc kháng chiến anh hùng trước những
nỗ lực xâm lăng Hy Lạp, những tác giả như Aeschylus coi chiến thắng
trước người Ba Tư là điều tôn vinh tài năng quân sự và minh chứng cho
ân huệ của các vị thần1
.
“Ta đã tới Hy Lạp”, Dionysus nói trong những lời mở đầu vở Bacchae
(Nhữngnữtucủathầnrượuvang),từ“phươngĐônggiàucóphithường”,
nơi mà những đồng bằng của Ba Tư tắm trong ánh nắng Mặt trời, nơi mà
các thị trấn của Bactria được những bức tường bảo vệ, và nơi những tòa
tháp tuyệt đẹp nhìn xuống bờ biển. Châu Á và phương Đông là những
vùng đất mà Dionysus “khiêu vũ” với những điều huyền bí thiêng liêng
rất lâu trước khi những điều đó xuất hiện ở Hy Lạp2
.
***
Không ai háo hức học hỏi những công trình đó như Alexander xứ
Macedon. Khi ông lên ngôi vào năm 336 trước Công nguyên sau khi phụ
hoàng của ông, Vua Philip khôn ngoan, bị ám sát, vị thống lĩnh trẻ tuổi
biết chắc ông sẽ hướng tới đâu để tìm kiếm vinh quang. Ông không phút
nào để mắt tới châu Âu, nơi chẳng có gì cả: không thành phố, không văn
hóa, không uy tín, không phần thưởng. Với Alexander, cũng như với mọi
người Hy Lạp cổ đại, văn hóa, các ý tưởng và cơ hội - cũng như những
mối đe dọa - tới từ phương Đông. Không có gì ngạc nhiên khi ánh mắt
ông hướng tới cường quốc lớn nhất thời cổ đại: Ba Tư.
1. Aeschylus, The Persians (Người Ba Tư). Cũng phải ghi nhận các thái độ nước đôi hơn,
P. Briant, History and Ideology: The Greeks and “Persian Decadence” (Lịch sử và ý thức
hệ: Người Hy Lạp và “sự suy đồi kiểu Ba Tư”), trong T. Harrison (biên tập), Greeks and
Barbarians (Người Hy Lạp và những người dã man), New York, 2002, trang 193-210.
2. Euripides, Bakhai, trong Euripides: Bacchae, Iphigenia at Aulis, Rhesus (Euripides:
Những nữ tu của thần rượu vang, Iphigenia ở Aulis, Rhesus), D. Kovacs biên tập và
dịch, Cambridge, MA, 2003, trang 13.
32 PETER FRANKOPAN
Sau khi đuổi các tổng đốc Ba Tư ra khỏi Ai Cập trong một cuộc tấn
công chớp nhoáng vào năm 331 trước Công nguyên, Alexander bắt đầu
một cuộc tấn công tổng lực vào trung tâm của đế chế này. Cuộc đối
đầu quyết định diễn ra sau đó trong cùng năm trên những bình nguyên
mù bụi vùng Gaugamela, gần thành phố Erbil tại Kurdistan thuộc Iraq
ngày nay, nơi ông đã chiến thắng ngoạn mục trước đội quân Ba Tư hùng
mạnh hơn nhiều dưới sự chỉ huy của Darius III - có lẽ đó là nhờ ông tràn
đầy sinh lực sau một đêm ngon giấc: Theo Plutarch, Alexander khăng
khăng phải nghỉ ngơi trước khi đối mặt kẻ thù, ông ngủ say tới mức
những viên sĩ quan thuộc cấp đầy lo lắng phải lay ông dậy. Mặc bộ áo
giáp ưa thích nhất, đội chiếc mũ bảo hộ thật đẹp, được đánh bóng tới
mức “sáng như thứ bạc tinh khiết nhất”, tay phải chộp lấy thanh gươm
tin cẩn, Alexander dẫn dắt đạo quân của ông tới một chiến thắng vang
dội mở ra những cánh cửa dẫn vào một đế quốc1
.
Là học trò của Aristotle, Alexander lớn lên với những kỳ vọng cao
xa gánh trên vai. Ông đã không làm mọi người thất vọng. Sau khi các
đạo quân Ba Tư bị đánh tan tác ở Gaugamela, Alexander tiến về phía
đông. Hết thành phố này tới thành phố khác đầu hàng khi ông chiếm
lấy những vùng lãnh thổ do đối thủ của ông kiểm soát trước đó. Những
vùng đất to lớn, giàu có và tươi đẹp trong huyền thoại gục ngã trước
người anh hùng trẻ tuổi. Babylon đầu hàng, những cư dân ở đó tung hoa
phủ kín con đường dẫn tới thành phố vĩ đại, những án thờ bằng bạc chất
đầy nhũ hương và nước hoa đặt bên vệ đường. Những chiếc lồng nhốt sư
tử và báo được mang tới làm quà tặng2
. Không lâu sau đó, tất cả những
1. Plutarch, Bioi Paralleloi: Alexandros, 32-33, trong Plutarch’s Lives (Tiểu sử song đôi
của Plutarch), B. Perrin biên tập và dịch, 11 tập, Cambridge, MA, 1914-1926, 7, trang
318-326. Ông mặc bộ đồ may mắn để xét xử trong một bức tranh khảm nổi tiếng trang
trí cho căn nhà lớn nhất ở Pompeii, A. Cohen, Alexander Mosaic: Stories of Victory and
Defeat (Tranh khảm về Alexander: Những câu chuyện về chiến thắng và thất bại),
Cambridge, 1996.
2. Quintus Curtius Rufus, Historiae Alexandri Magni Macedonis, 5.1, trong Quintus
Curtius Rufus: History of Alexander (Quintus Curtius Rufus: Lịch sử về Alexander), J.
Rolfe biên tập và dịch, 2 tập, Cambridge, MA, 1946, 1, trang 332-334.
NHỮNG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA 33
điểm dọc theo con đường hoàng gia kết nối những thành phố lớn của Ba
Tư và mạng lưới thông tin liên lạc liên kết bờ biển của Tiểu Á với Trung
Á đã thuộc về Alexander và người của ông.
Dù một số học giả hiện đại khinh thường, coi ông là “một gã thanh
niên rượu chè be bét chuyên đi cướp bóc”, nhưng Alexander có vẻ tinh
tế một cách đáng kinh ngạc khi giao tiếp với những vùng lãnh thổ và
những dân tộc ông mới chinh phục1
. Ông thường mềm mỏng khi xử lý
các đức tin và tập tục tôn giáo bản địa, khoan dung và tôn trọng: Lấy
ví dụ, người ta kể rằng ông đã nổi giận khi lăng mộ của Cyrus Đại đế bị
mạo phạm, và ông không chỉ phục hồi nguyên trạng lăng mộ mà còn
trừng phạt những kẻ đã làm nhơ bẩn thánh địa2
. Alexander sắp xếp để
Darius III có một tang lễ xứng đáng với địa vị và được chôn cất cạnh
những nhà cai trị người Ba Tư sau khi thi thể vị vua này được tìm thấy
trong một chiếc xe, bị sát hại bởi chính một bầy tôi của ông3
.
Alexander có thể mở rộng lãnh thổ vì ông sẵn sàng dựa vào giới tinh
hoa bản địa. Ông được cho là đã nói rằng: “Nếu chúng ta muốn không
chỉ đi ngang qua châu Á mà giữ được châu Á, chúng ta phải cho người
châu Á thấy sự nhân từ; chính sự trung thành của họ sẽ làm cho đế chế
được ổn định và lâu bền”4
. Những chức sắc và giới bô lão bản địa được
tại vị để cai quản những thị trấn và những vùng lãnh thổ chinh phục
được. Bản thân Alexander còn nhận các tước hiệu truyền thống và mặc
y phục Ba Tư để nhấn mạnh sự chấp thuận của ông với phong tục địa
phương. Ông háo hức thể hiện mình không phải là một kẻ chinh phục
xâm lăng, mà là người thừa kế mới nhất của một đế chế cổ đại - bất chấp
1. M. Beard, “Phải chăng Alexander Đại đế là một người Slav?”, Times Literary
Supplement, 3-7-2009.
2. Arrian, Anabasis, 6.29, trong Arrian: History of Alexander and Indica (Arrian: Lịch sử
về Alexander và Indica), P. Brunt biên tập và dịch, 2 tập (Cambridge, MA, 1976-1983),
2, trang 192-194; Plutarch cũng nói tới tầm quan trọng của cách tiếp cận hòa hoãn và
độ lượng của Alexander, Alexandros, 59, 1, trang 392.
3. Arrian, Anabasis, 3.22, 1, trang 300.
4. Quintus Curtius Rufus, Historiae, 8.8, 2, trang 298.
34 PETER FRANKOPAN
những lời chế nhạo mà những kẻ sẽ nói với bất kỳ ai muốn nghe rằng
ông đã mang tới nỗi khốn khổ và nhấn chìm vùng đất trong máu1
.
Điều quan trọng là hãy nhớ rằng phần lớn dữ liệu chúng ta có về
những chiến dịch, thành công và chính sách của Alexander là từ các sử
gia sau này, mà ghi chép của họ thường được lý tưởng hóa cao độ và đầy
hồi hộp với sự nhiệt tình khi mô tả những kỳ công của vị thủ lĩnh trẻ2
.
Dẫu vậy, ngay cả khi chúng ta cần thận trọng với cách những nguồn tư
liệu này nói về sự sụp đổ của Ba Tư, thì tốc độ Alexander mở rộng các
đường biên giới liên tục về phía đông đã tự kể lên câu chuyện của riêng
nó. Ông là người sáng lập đầy nhiệt huyết của những thành phố mới -
những thành phố thường đặt theo tên ông, và giờ đây đã có những tên
khác, như Herat (Alexandria ở Aria), Kandahar (Alexandria ở Arachosia)
và Bagram (Alexandria ở Caucasum). Việc xây dựng những tiền đồn này
- và sự tăng cường cho các tiền đồn khác xa hơn về phía nam, kéo dài tới
thung lũng Fergana - đã tạo ra những cứ điểm mới dọc theo xương sống
của châu Á.
Những thành phố mới với khả năng phòng ngự mạnh mẽ, cũng như
những thành lũy và pháo đài đơn độc, chủ yếu được xây lên để đề phòng
mối đe dọa từ các bộ lạc thảo nguyên vốn rất giỏi tổ chức những cuộc
tấn công tàn phá các cộng đồng nông nghiệp. Alexander thiết kế chương
trình pháo đài hóa này để bảo vệ những vùng đất mới vừa chinh phục
được. Cũng chính trong thời gian này, những mối lo lắng tương tự đã
dẫn tới những phản ứng giống hệt nhưng xa hơn về phía đông. Người
Trung Quốc đã phát triển khái niệm Hoa Hạ, chỉ thế giới văn minh,
chống lại thách thức từ những dân tộc vùng thảo nguyên. Một chương
trình xây dựng quyết liệt đã mở rộng mạng lưới các pháo đài Vạn Lý
1. A. Shahbazi, “Người Iran và Alexander”, American Journal of Ancient History 2.1
(2003), 5-38. Cũng xem thêm M. Olbryct, Aleksander Wielki i swiat iranski (Gdansk,
2004); M. Brosius, “Alexander và người Ba Tư”, trong J. Roitman (biên tập), Alexander
the Great (Alexander Đại đế), Leiden, 2003, trang 169-193.
2. Xem đặc biệt là P. Briant, Darius dans l’ombre d’Alexandre, Paris, 2003.
NHỮNG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA 35
Trường Thành của Trung Quốc. Chương trình này được thúc đẩy vì một
nguyên tắc giống như của Alexander: mở rộng mà không phòng thủ là
vô ích1
.
Trở lại thế kỷ 4 trước Công nguyên, chính Alexander tiếp tục mở
các chiến dịch không ngừng nghỉ, vu hồi qua rặng Hindu Kush và hành
quân xuống thung lũng sông Ấn, lại dựng lên những thành trì có quân
đóng giữ - dù giờ đây phải đối mặt với lời than vãn và phản đối thường
xuyên của các binh lính đã kiệt sức và nhớ nhà. Từ quan điểm quân sự,
những thành tựu của ông đến khi qua đời ở tuổi 32 tại Babylon vào năm
323 trước Công nguyên trong một tình huống vẫn đang bị che phủ trong
bức màn bí ẩn là hết sức ngoạn mục2
. Tốc độ và mức độ những cuộc
chinh phục của ông thật đáng kinh ngạc. Cũng ấn tượng không kém - dù
thường bị bỏ qua - là quy mô của di sản ông để lại, và cách những ảnh
hưởng của Hy Lạp cổ đại trộn lẫn với của Ba Tư, Ấn Độ, Trung Á, và cả
Trung Quốc nữa.
Dù cái chết đột ngột của Alexander kéo theo một giai đoạn hỗn loạn
và đấu đá giữa các chỉ huy cấp cao của ông, một nhà lãnh đạo đã nhanh
chóng nổi lên ở nửa phía đông của những vùng lãnh thổ mới: một sĩ
quan sinh ở Bắc Macedonia tên là Seleucus, người đã tham gia vào mọi
1. Về Hoa Hạ, xin xem C. Holcombe, A History of East Asia: From the Origins of
Civilization to the Twenty-First Century (Một lịch sử Đông Á: Từ nguồn gốc của nền
văn minh tới thế kỷ 21), Cambridge, 2010; về tường thành, A. Waldron, “Vấn đề của
Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc”, Harvard Journal of Asiatic Studies 43.2 (1983),
643-663, và đặc biệt là di Cosmo, Ancient China and its Enemies (Trung Quốc cổ đại
và những địch thủ).
2. Xem gần đây nhất là J. Romm, Ghost on the Throne: The Death of Alexander the Great
and the War for Crown and Empire (Bóng ma trên ngai vàng: Cái chết của Alexander
Đại đế và cuộc chiến giành vương miện và đế quốc, New York, 2011). Người ta đã
tranh luận gay gắt và đưa ra nhiều giả thuyết là Alexander chết vì bệnh thương hàn,
sốt rét, bạch cầu, ngộ độc rượu (hay bệnh liên quan tới triệu chứng đó) hoặc nhiễm
khuẩn vết thương; một số người đoan chắc rằng ông bị ám sát, A. Bosworth, “Cái chết
của Alexander: Những đồn thổi về việc bị đầu độc”, trong J. Romm (biên tập), The
Landmark Arrian: The Campaigns of Alexander (Cột mốc Arrian: Những chiến dịch
của Alexander), New York, 2010, trang 407-411.
36 PETER FRANKOPAN
cuộc chinh phạt lớn của hoàng đế. Vài năm sau cái chết của thủ lĩnh,
ông Seleucus đã trở thành tổng đốc của những vùng đất trải rộng từ
sông Tigris tới sông Ấn; những vùng lãnh thổ lớn tới mức không giống
vương quốc, mà như một đế quốc thật sự. Ông đã lập nên một triều đại,
triều đại Seleucid, sẽ cai trị trong gần ba thế kỷ1
. Những chiến thắng của
Alexander thường xuyên và dễ dàng bị bỏ qua, vì người ta cho rằng đó
là một chuỗi những thành tựu sáng chói nhưng ngắn ngủi, di sản của
ông thường bị coi là phù du và tạm bợ. Nhưng chúng không hề là những
thành tựu ngắn ngủi; mà là khởi đầu cho một chương mới của vùng đất
nằm giữa Địa Trung Hải và dãy Himalaya.
Những thập niên tiếp sau cái chết của Alexander chứng kiến một
chương trình Hy Lạp hóa từ từ và không thể nhầm lẫn, khi các ý tưởng,
chủ đề và biểu tượng từ Hy Lạp cổ đại được du nhập vào phương Đông.
Hậu duệ các viên tướng của ông nhớ về cội rễ Hy Lạp và tích cực nhấn
mạnh vào cội rễ đó, chẳng hạn như việc đúc tiền ở xưởng đúc tại các đô
thị lớn nằm trên những điểm chiến lược quan trọng dọc theo con đường
giao thương hay các trung tâm nông nghiệp sôi động. Hình dáng những
đồng xu đó được chuẩn hóa: hình ảnh đương kim quốc vương bên mặt
phải, mái tóc quăn rủ xuống với vương miện trên đầu, và luôn nhìn về
bên phải như Alexander, và mặt trái là hình ảnh thần Apollo, được minh
định bằng các ký tự Hy Lạp2
.
1. Xin xem R. Waterfield, Dividing the Spoils: The War for Alexander the Great’s Empire
(Chia phần chiến lợi phẩm: Cuộc chiến tranh giành đế quốc của Alexander Đại đế),
Oxford, 2011.
2. K. Sheedy, “Trở lại sự sống một cách kỳ diệu: Một số suy nghĩ về các đồng xu cổ đại và
nghiêncứucácchândunghoànggiaHyLạpcổđại”,trongK.Sheedy(biêntập),Alexander
and the Hellenistic Kingdoms: Coins, Image and the Creation of Identity (Alexander và các
Vương quốc Hy Lạp cổ đại: Các đồng xu, hình ảnh và sự tạo dựng bản sắc), Sydney, 2007,
trang 11-16; K. Erickson và N. Wright, “‘Cung thủ hoàng gia’ và Apollo ở phương Đông:
Sự mô tả bằng hình tượng Hy Lạp-Ba Tư ở Đế quốc Seleukid”, trong N. Holmes (biên
tập), Proceedings of the XIVth International Numismatic Congress (Hoạt động của Hội
Đúc tiền Quốc tế trong thế kỷ 14), Glasgow, 2011, trang 163-168.
NHỮNG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA 37
Có thể nghe - và nhìn thấy - tiếng Hy Lạp ở khắp Trung Á và thung
lũng sông Ấn. Ở Ai Khanoum thuộc miền Bắc Afghanistan - một thành
phố mới được Seleucus lập nên - những câu châm ngôn từ Delphi được
khắc lên một tượng đài nói rằng:
Khi còn nhỏ, hãy ngoan ngoãn.
Khi thanh niên, hãy kiểm soát bản thân.
Khi trưởng thành, hãy công chính.
Khi già, hãy khôn ngoan.
Khi chết, hãy chết không đau đớn1
.
Tiếng Hy Lạp được các quan chức sử dụng hằng ngày trong hơn
một thế kỷ sau cái chết của Alexander, như các hóa đơn thuế và tài liệu
liên quan tới tiền lương của binh sĩ ở Bactria vào khoảng năm 200 trước
Công nguyên cho thấy2
. Thật vậy, thứ ngôn ngữ đó đã xâm nhập sâu
vào tiểu lục địa Ấn Độ. Một số chỉ dụ của nhà cai trị Đế chế Mauraya,
Ashoka, người vĩ đại nhất trong số những nhà cai trị thuở sơ khai của Ấn
Độ, được viết với bản dịch tiếng Hy Lạp song song, rõ ràng là để phục vụ
cho dân cư địa phương3
.
Sự trao đổi văn hóa đầy sinh động khi châu Âu và châu Á va chạm
nhau thật đáng ngạc nhiên. Những bức tượng Phật bắt đầu xuất hiện chỉ
sau khi việc thờ phụng Apollo đã được thiết lập ở thung lũng Gundhara
và phía tây Ấn Độ. Những tín đồ Phật giáo cảm thấy bị đe dọa trước
thành công của những nghi thức tôn giáo mới và bắt đầu tạo ra những
hình ảnh thị giác của riêng họ. Thật vậy, có sự tương quan không chỉ về
1. L. Robert, “De Delphes à l’Oxus: inscriptions grecques nouvelles de la Bactriane”,
Comptes Rendus de l’Academie des Inscriptions (1968), 416-457. Bản dịch ở đây là của
F. Holt, Thundering Zeus: The Making of Hellenistic Bactria (Zeus sấm sét: Tạo dựng
Bactria Hy Lạp cổ đại), London, 1999, trang 175.
2. J. Jakobsson, “Ai đã lập nên thời đại Ấn Độ-Hy Lạp vào năm 186/5 trước Công
nguyên?”, Classical Quarterly 59.2 (2009), 505-510.
3. D. Sick, “Khi Socrates gặp Đức Phật: Các ngôn ngữ Hy Lạp và Ấn Độ ở Bactria Hy
Lạp cổ đại và ở Ấn Độ”, Journal of the Royal Asiatic Society 17.3 (2007), 253-254.
38 PETER FRANKOPAN
niên đại của những bức tượng Phật đầu tiên, mà còn trong dáng vẻ và
thiết kế: có vẻ như Apollo là hình mẫu, tương tự là những tác động của
Hy Lạp. Cho tới lúc đó, những người theo đạo Phật đã chủ động kiềm
chế những cách thể hiện bằng hình ảnh; sự cạnh tranh giờ buộc họ phải
phản ứng, vay mượn và sáng tạo1
.
Một số ngai thờ bằng đá được trang trí bằng những câu khắc tiếng
Hy Lạp, những hình ảnh của Apollo và những tiểu phẩm tinh tế bằng
ngà voi mô tả Alexander ở vùng đất nay là miền Nam Tajikistan cho thấy
ảnh hưởng từ phương Tây đã thâm nhập xa tới đâu2
. Tương tự là những
ấn tượng về sự ưu việt của văn hóa từ Địa Trung Hải truyền sang. Lấy ví
dụ, những người Hy Lạp ở châu Á được người Ấn Độ công nhận là giỏi
các môn khoa học: “Họ là những kẻ dã man”, một tác phẩm có tên Gārgī
Samhitā cho biết, “nhưng khoa học thiên văn khởi nguồn từ họ và vì
điều này, họ phải được sùng kính như những vị thần”3
.
Theo Plutarch, Alexander đã đưa thần học Hy Lạp vào giảng dạy ở
tận Ấn Độ, với kết quả là những vị thần của Olympus được thờ phụng
khắp châu Á. Những nam thanh niên ở Ba Tư và xa hơn nữa lớn lên đọc
Homer và “ngâm ngợi những bi kịch của Sophocles và Euripides”, trong
khi tiếng Hy Lạp được giảng dạy ở thung lũng sông Ấn4
. Đó có thể là lý do
tại sao có thể tìm thấy những yếu tố vay mượn trong khắp các tác phẩm
văn học vĩ đại. Lấy ví dụ, người ta cho rằng sử thi Rāmāyana, viết bằng
tiếng Sanskrit (tiếng Phạn), vay mượn từ Iliad và Odyssey, đề tài Rāvaṇa
1. J. Derrett, “Việc sử dụng hai chủ đề của phương Tây trong đạo Phật thời kỳ đầu”,
Journal of the Royal Asiatic Society 12.3 (2002), 343-355.
2. B. Litvinsky, “Tajikistan cổ đại: Các nghiên cứu về lịch sử, khảo cổ học và văn hóa
(1980-1991)”, Ancient Civilisations 1.3 (1994), 295.
3. S. Nath Sen, Ancient Indian History and Civilisation (Lịch sử và nền văn minh Ấn Độ
cổ đại), Delhi, 1988, trang 184. Cũng xem R. Jairazbhoy, Foreign Influence in Ancient
India (Ảnh hưởng nước ngoài ở Ấn Độ cổ đại), New York, 1963, trang 48-109.
4. Plutarch, Perites Alexandrou tukhes he arête, 5.4 trong Plutarch: Moralia, F. Babitt
et al. biên tập và dịch, 15 tập (Cambridge, MA, 1927-1976), 4, trang 392-396; J. Derrett,
“Homer ở Ấn Độ: Sự khai sinh của Đức Phật”, Journal of the Royal Asiatic Society 2.1
(1992), 47-57.
NHỮNG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA 39
bắt cóc nàng Sita là âm hưởng trực tiếp từ cuộc bỏ trốn của nàng Helen
với chàng Paris thành Troy. Nhưng những ảnh hưởng và cảm hứng cũng
tuôn chảy theo cả hướng khác nữa, một số học giả lập luận rằng trường
ca Aeneid tới lượt nó lại chịu ảnh hưởng từ các tác phẩm Ấn Độ, chẳng
hạn như Mahābhārata1
. Những ý tưởng, chủ đề và câu chuyện chảy
theo những con đường, lan truyền theo những kẻ lữ hành, thương nhân
và người hành hương: Những cuộc chinh phạt của Alexander mở đường
khai tâm cho dân chúng ở những vùng đất ông chiếm đóng, cũng như
những người ở bên rìa và xa hơn nữa, những người được tiếp xúc với
những ý tưởng mới, hình ảnh mới và khái niệm mới.
Ngay cả những nền văn hóa ở các thảo nguyên hoang vu cũng bị
ảnh hưởng, như có thể thấy rõ qua những đồ tùy táng tinh tế được chôn
cùng các nhân vật có địa vị cao ở những nấm mộ Tilya Tepe thuộc miền
Bắc Afghanistan, cho thấy ảnh hưởng nghệ thuật từ Hy Lạp - cũng như
từ Siberia, Ấn Độ và xa hơn nữa. Những món đồ xa xỉ được bán cho thế
giới của dân du mục, đổi lấy gia súc và ngựa, đôi khi được dùng làm cống
phẩm để đổi lấy hòa bình2
.
***
Sự kết nối các thảo nguyên thành một thế giới tương thuộc và tương
liên đã được tăng tốc nhờ những tham vọng ngày càng lớn của Trung
Quốc. Dưới thời nhà Hán (206 trước Công nguyên - 220), những làn
sóng mở rộng đã đẩy các đường biên giới đi xa hơn nữa, dần lan tới một
tỉnh lúc đó có tên là Tây Vực (hay “vùng phía tây”), mà ngày nay là Tân
Cương (“biên giới mới”). Vùng này nằm dọc hành lang Cam Túc, một
con đường dài 600 dặm3
nối Trung Quốc nội địa với thành phố ốc đảo
1. J. Frazer, The Fasti of Ovid (Niên giám Ovid), London, 1929; J. Lallemant, “Une
Source de l’Enéide: le Mahabharata”, Latomus 18 (1959), 262-287; Jairazbhoy, Foreign
Influence, trang 99.
2. C. Baumer, The History of Central Asia: The Age of the Steppe Warriors (Lịch sử Trung
Á: Thời đại của các chiến binh thảo nguyên), London, 2012, trang 290-295.
3. Hơn 965km.
40 PETER FRANKOPAN
Đôn Hoàng, một ngã ba đường ở rìa sa mạc Taklamakan. Ở ngã ba này,
có thể lựa chọn đường đi về hướng bắc hoặc hướng nam, cả hai đường
đều hung hiểm, rồi gặp nhau ở Kashgar, cũng là một giao điểm của dãy
Himalaya, dãy Pamir, rặng Thiên Sơn và dãy Hindu Kush1
.
Sự mở rộng những đường chân trời của Trung Quốc đã kết nối châu
Á lại với nhau. Cho tới lúc bấy giờ, những mạng lưới đường sá ấy bị người
Nguyệt Chi và nhất là người Hung Nô ngăn cản; đây là những bộ tộc du
mục giống như người Scythia ở Trung Á, là nguồn gốc của mối lo lắng
liên tục, nhưng đồng thời cũng là những đối tác buôn bán gia súc quan
trọng: Vào thế kỷ 2 trước Công nguyên, các tác giả thời Hán viết rằng
hàng chục nghìn đầu gia súc đã được mua từ những dân tộc vùng thảo
nguyên2
. Nhưng chính nhu cầu mua ngựa từ Trung Quốc mới là điều
không thể thỏa mãn, nhu cầu này được thôi thúc bởi yêu cầu duy trì một
lực lượng quân đội thường trực hữu hiệu để đảm bảo trật tự trong nội
bộ Trung Quốc và đủ sức đáp lại những cuộc tấn công và tập kích của
người Hung Nô và các bộ lạc khác. Ngựa từ miền Tây Tân Cương rất cao
giá và có thể làm nên cơ nghiệp cho các thủ lĩnh các bộ lạc. Trong một
lần như thế, một thủ lĩnh người Nguyệt Chi đã đổi những con ngựa lấy
một lượng hàng hóa lớn mà sau đó ông ta bán lại cho những người khác,
kiếm lãi gấp mười3
.
Những con ngựa nổi tiếng và giá trị nhất được gây giống ở thung
lũng Fergana phía bên kia rặng Pamir hùng vĩ nằm vắt qua vùng mà giờ
là đông Tajikistan và Đông Bắc Afghanistan. Chúng rất được ngưỡng mộ
vì sự mạnh mẽ. Các tác giả Trung Quốc mô tả chúng lấy giống từ rồng4
và được gọi là hãn huyết mã hay “mồ hôi máu” - vì mồ hôi có màu đỏ
đặc trưng, do một loại ký sinh trùng bản địa hay bởi những con ngựa này
1. V. Hansen, The Silk Road (Con đường Tơ lụa), Oxford, 2012, trang 9-10.
2. Tư Mã Thiên, Sử ký, 123, 2, trang 238.
3. Ibid. [sách đã dẫn], 129, 2, trang 440.
4. Thể hiện trong từ “long câu” để chỉ những con ngựa tốt đặc biệt ngày nay vẫn còn
sử dụng.
NHỮNG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA 41
có da mỏng khác thường nên dễ bị vỡ mạch máu khi vận động mạnh.
Một số giống ngựa tốt đặc biệt trở nên nổi tiếng, thành đề tài cho thi
ca, kiến trúc và hội họa, thường được gọi là thiên mã - ngựa trời1
. Một
số thậm chí còn được chủ nhân chúng mang theo sang kiếp sau: Một
hoàng đế đã được chôn cùng với tám mươi con ngựa nòi ông ưa thích
nhất - tại nơi chôn cất có hai bức tượng ngựa đực và một tượng lính đất
nung canh gác2
.
Những mối quan hệ với Hung Nô, bộ tộc sống dọc theo một vùng
rộng lớn từ thảo nguyên Mông Cổ đến đồng cỏ miền Bắc Trung Quốc,
không phải lúc nào cũng dễ dàng. Các sử gia đương thời mô tả các bộ lạc
này là man rợ, ăn thịt sống và uống máu; một tác giả nói họ là một dân
tộc “bị trời bỏ rơi”3
. Người Trung Quốc tỏ ra sẵn sàng triều cống thay vì
chấp nhận rủi ro để các thành phố của họ bị tấn công. Các phái đoàn
thường xuyên được cử sang thăm những bộ tộc du mục này (những
người mà từ nhỏ đã được rèn săn chuột và chim, rồi sau đó là săn cáo và
thỏ), và Hoàng đế Trung Hoa còn lịch sự vấn an sức khỏe của thủ lĩnh
bộ tộc4
. Một hệ thống triều cống chính thức được xây dựng, theo đó dân
du mục được tặng những món quà xa xỉ như gạo, rượu và lụa là để đổi
lấy hòa bình. Cống vật quan trọng nhất là lụa, thứ vải mà dân du mục
rất quý chuộng vì sớ vải mềm mịn có thể dùng lót giường hay may quần
áo. Đó cũng là một biểu tượng của quyền lực chính trị và xã hội: Bao bọc
trong những lụa là quý báu thùng thình là một cách quan trọng để Thiền
1. H. Creel, “Vai trò của ngựa trong lịch sử Trung Quốc”, American Historical Review
70 (1965), 647-672. Các hang động ở Đôn Hoàng có rất nhiều hình ảnh thiên mã vẽ
trên tường, T. Chang, Dunhuang Art through the Eyes of Duan Wenjie (Nghệ thuật
Đôn Hoàng qua mắt Đoàn Văn Kiệt), New Delhi, 1994, trang 27-28.
2. Những khai quật gần đây ở lăng mộ Hán Vũ Đế tại Tây An vào năm 2011, Tân Hoa,
21 tháng 2 năm 2011.
3. Hoàn Khoan, Yan Tie Lun (Diêm thiết luận), Y. Yu dẫn lại, Trade and Expansion in
Han China: A Study in the Structure of Sino-Barbarian Economic Relations (Thương
mại và sự bành trướng của Trung Quốc thời Hán: Một nghiên cứu về cấu trúc quan hệ
kinh tế Trung Quốc-bộ lạc du mục), Berkeley, 1967, trang 40.
4. Lấy ví dụ, Tư Mã Thiên, Sử Ký, 110, 2, trang 145-146. Về một số bình luận với giáo
dục, phong tục và trang phục của Hung Nô, trang 129-130.
42 PETER FRANKOPAN
Vu (thủ lĩnh tối cao của các bộ tộc) nhấn mạnh địa vị và tưởng thưởng
cho bầy tôi1
.
Chi phí đổi lấy hòa bình là rất lớn. Vào năm 1 trước Công nguyên
chẳng hạn, người Hung Nô được ban tặng 30.000 súc lụa và một lượng
nguyên liệu thô tương đương, cùng 370 món quần áo2
. Một số quan lại
Trung Quốc muốn tin rằng nỗi khát khao đồ xa xỉ của các bộ tộc cho
thấy sự suy sụp của họ. “Giờ [các người] đã thích thú những thứ của
Trung Quốc”, một phái bộ ngang nhiên nói với một thủ lĩnh bộ tộc rằng
phong tục Hung Nô sẽ thay đổi. Trung Quốc “cuối cùng sẽ chiến thắng
và thâu tóm toàn bộ Hung Nô”, ông ta tiên đoán một cách tự tin3
.
Đó là một suy nghĩ ảo tưởng. Thật vậy, nền ngoại giao duy trì hòa
bình và quan hệ hữu hảo gây ra thiệt hại cả về tài chính lẫn chính trị:
Triều cống khá tốn kém và là một dấu hiệu của sự yếu ớt về chính trị. Vì
thế không lâu sau đó, các nhà cai trị triều Hán Trung Quốc quyết tâm
xử lý vấn đề Hung Nô một lần và mãi mãi. Đầu tiên, một nỗ lực có tính
toán được thực hiện nhằm kiểm soát những vùng phía tây giàu có về
nông nghiệp thuộc Tây Vực; người du mục bị đẩy lùi khi người Trung
Quốc kiểm soát hành lang Cam Túc trong hàng loạt các chiến dịch kéo
dài một thập niên và kết thúc vào năm 119 trước Công nguyên. Ở phía
tây là rặng Pamir và bên ngoài đó là một thế giới mới. Trung Quốc đã mở
ra cánh cửa dẫn tới một mạng lưới liên châu lục; đó là khoảnh khắc khai
sinh Những Con đường Tơ lụa.
Sự mở rộng của Trung Quốc chứng kiến sự nổi lên những mối quan
tâm tới những gì ở phía xa. Các quan chức được giao nhiệm vụ điều tra
và viết báo cáo về những vùng đất bên ngoài các rặng núi. Một tài liệu
như thế còn tồn tại đến ngày nay là Sử ký (những ghi chép lịch sử) của
1. Xin xem Yu, Trade and Expansion in Han China, trang 48-54.
2. Ibid., trang 47, n. 33; cũng ở đây xin xem R. McLaughlin, Rome and the Distant East:
Trade Routes to the Ancient Lands of Ả Rập, India and China (La Mã và phương Đông
xa xôi: Những tuyến đường thương mại tới các vùng đất cổ xưa của Ả Rập, Ấn Độ và
Trung Quốc), London, 2010, trang 83-85.
3. Tư Mã Thiên, Sử ký, 110, 2, trang 143.
Mục lục
Ghi chú về việc chuyển ngữ của tác giả	 11
Lời nói đầu	 13
1.	 Sự ra đời của Con đường Tơ lụa	 25
2.	 Con đường của những đức tin	 69
3.	 Con đường tới một phương Đông Thiên Chúa giáo	 98
4.	 Con đường tới cách mạng	 128
5.	 Con đường hòa hợp	 156
6.	 Con đường của lông thú	 193
7.	 Con đường nô lệ	 217
8.	 Con đường lên thiên đàng	 247
9.	 Con đường xuống địa ngục	 284
10.	 Con đường của cái chết và sự hủy diệt	 310
11.	 Con đường của vàng ròng	 353
12.	 Con đường của bạc	 383
13.	 Con đường tới phương Bắc châu Âu	 419
14.	 Con đường tới đế quốc	 454
15.	 Con đường tới khủng hoảng	 480
16.	 Con đường tới chiến tranh	 502
17.	 Con đường tới vàng đen	 546
18.	 Con đường tới nhân nhượng	 574
19.	 Con đường lúa mì	 598
20.	 Con đường tới diệt chủng	 629
21.	 Con đường tới Chiến tranh Lạnh	 663
22.	 Con đường Tơ lụa của Mỹ	 694
23.	 Con đường tới sự kình địch của các siêu cường	 722
24.	 Con đường tới thảm họa	 753
25.	 Con đường tới bi kịch	 802
Kết luận Con đường Tơ lụa Mới	 834
Lời cảm ơn	 855
Sách dẫn	 859

More Related Content

What's hot

Đại cương về Xã hội học.pdf
Đại cương về Xã hội học.pdfĐại cương về Xã hội học.pdf
Đại cương về Xã hội học.pdfXunXun35
 
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietNgan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietrobodientu
 
Văn minh thế giới thế kỷ xx
Văn minh thế giới thế kỷ xxVăn minh thế giới thế kỷ xx
Văn minh thế giới thế kỷ xxlejeans144
 
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TÌNH DỤC AN TOÀN.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TÌNH DỤC AN TOÀN.pdfNHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TÌNH DỤC AN TOÀN.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TÌNH DỤC AN TOÀN.pdfNuioKila
 
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...nataliej4
 
Trắc nghiệm dcsvn
Trắc nghiệm dcsvnTrắc nghiệm dcsvn
Trắc nghiệm dcsvnmisssusu
 
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtđề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtlimsea33
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhcongatrong82
 
Luận văn: Quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí...Luận văn: Quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới) VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới) Hiền Hoàng
 
Thành tựu văn minh Trung Hoa
Thành tựu văn minh Trung HoaThành tựu văn minh Trung Hoa
Thành tựu văn minh Trung Hoathaodang312
 
Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...
Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...
Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...Câu Lạc Bộ Trăng Non
 
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngĐề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngBui Loi
 
Trắc nghiệm Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Trắc nghiệm Lịch sử Đảng cộng sản Việt NamTrắc nghiệm Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Trắc nghiệm Lịch sử Đảng cộng sản Việt Namvietlod.com
 

What's hot (20)

Đại cương về Xã hội học.pdf
Đại cương về Xã hội học.pdfĐại cương về Xã hội học.pdf
Đại cương về Xã hội học.pdf
 
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietNgan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
 
Văn minh thế giới thế kỷ xx
Văn minh thế giới thế kỷ xxVăn minh thế giới thế kỷ xx
Văn minh thế giới thế kỷ xx
 
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TÌNH DỤC AN TOÀN.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TÌNH DỤC AN TOÀN.pdfNHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TÌNH DỤC AN TOÀN.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TÌNH DỤC AN TOÀN.pdf
 
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
 
CSVHVN C.2 Bài 1
CSVHVN C.2 Bài 1CSVHVN C.2 Bài 1
CSVHVN C.2 Bài 1
 
Luận án: Tư tưởng chính trị Nguyễn Trãi, HAY
Luận án: Tư tưởng chính trị Nguyễn Trãi, HAYLuận án: Tư tưởng chính trị Nguyễn Trãi, HAY
Luận án: Tư tưởng chính trị Nguyễn Trãi, HAY
 
Trắc nghiệm dcsvn
Trắc nghiệm dcsvnTrắc nghiệm dcsvn
Trắc nghiệm dcsvn
 
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtđề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
 
Luận văn: Quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí...Luận văn: Quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí...
 
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới) VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
 
Thành tựu văn minh Trung Hoa
Thành tựu văn minh Trung HoaThành tựu văn minh Trung Hoa
Thành tựu văn minh Trung Hoa
 
Stress
StressStress
Stress
 
Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...
Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...
Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...
 
Phương pháp điều tra chọn mẫu. Bài giảng 1: Thiết kế điều tra
Phương pháp điều tra chọn mẫu. Bài giảng 1: Thiết kế điều traPhương pháp điều tra chọn mẫu. Bài giảng 1: Thiết kế điều tra
Phương pháp điều tra chọn mẫu. Bài giảng 1: Thiết kế điều tra
 
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
 
Đề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngĐề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử Đảng
 
Trắc nghiệm Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Trắc nghiệm Lịch sử Đảng cộng sản Việt NamTrắc nghiệm Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Trắc nghiệm Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
 
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng NinhĐề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
 

Similar to Nhung con duong to lua

Khao co kinh thanh 1
Khao co kinh thanh 1Khao co kinh thanh 1
Khao co kinh thanh 1co_doc_nhan
 
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục HưngTiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục HưngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức                Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức Pham Long
 
Thegioiphang
ThegioiphangThegioiphang
ThegioiphangPhuong Vu
 
Thế giới phẳng
Thế giới phẳngThế giới phẳng
Thế giới phẳnghero273
 
Dong Kinh Nghia Thuc
Dong Kinh Nghia ThucDong Kinh Nghia Thuc
Dong Kinh Nghia ThucVũ Hiếu
 
Du lichxuphat doantrungcon
Du lichxuphat doantrungconDu lichxuphat doantrungcon
Du lichxuphat doantrungconĐỗ Bình
 
Tiểu luận cuối kỳ môn lịch sử văn minh Thế Giới về cuộc phát triển địa lý
Tiểu luận cuối kỳ môn lịch sử văn minh Thế Giới về cuộc phát triển địa lýTiểu luận cuối kỳ môn lịch sử văn minh Thế Giới về cuộc phát triển địa lý
Tiểu luận cuối kỳ môn lịch sử văn minh Thế Giới về cuộc phát triển địa lýDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận cuối kỳ môn lịch sử văn minh Thế Giới - Cuộc phát kiến địa lý của n...
Tiểu luận cuối kỳ môn lịch sử văn minh Thế Giới - Cuộc phát kiến địa lý của n...Tiểu luận cuối kỳ môn lịch sử văn minh Thế Giới - Cuộc phát kiến địa lý của n...
Tiểu luận cuối kỳ môn lịch sử văn minh Thế Giới - Cuộc phát kiến địa lý của n...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptxNotebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptxNguynHiu415274
 
Bai hoc cua lich su | Will & Ariel
Bai hoc cua lich su | Will & ArielBai hoc cua lich su | Will & Ariel
Bai hoc cua lich su | Will & ArielWilliam Smith
 
Vài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOA
Vài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOAVài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOA
Vài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOAvinhbinh2010
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngPham Long
 
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnVăn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnPham Long
 
Bai hoc israel - nguyen hien le
Bai hoc israel - nguyen hien leBai hoc israel - nguyen hien le
Bai hoc israel - nguyen hien leTú Đinh Quang
 
Thuyết trình của Thành An.pptx
Thuyết trình của Thành An.pptxThuyết trình của Thành An.pptx
Thuyết trình của Thành An.pptxminh950099
 

Similar to Nhung con duong to lua (20)

Khao co kinh thanh 1
Khao co kinh thanh 1Khao co kinh thanh 1
Khao co kinh thanh 1
 
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục HưngTiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
 
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức                Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
 
Thegioiphang
ThegioiphangThegioiphang
Thegioiphang
 
Thế giới phẳng
Thế giới phẳngThế giới phẳng
Thế giới phẳng
 
Chương 7
Chương 7Chương 7
Chương 7
 
Dong Kinh Nghia Thuc
Dong Kinh Nghia ThucDong Kinh Nghia Thuc
Dong Kinh Nghia Thuc
 
MÂU PP NGUYỄN DU.pptx
MÂU PP NGUYỄN DU.pptxMÂU PP NGUYỄN DU.pptx
MÂU PP NGUYỄN DU.pptx
 
Du lichxuphat doantrungcon
Du lichxuphat doantrungconDu lichxuphat doantrungcon
Du lichxuphat doantrungcon
 
Du lichxuphat doantrungcon
Du lichxuphat doantrungconDu lichxuphat doantrungcon
Du lichxuphat doantrungcon
 
Tiểu luận cuối kỳ môn lịch sử văn minh Thế Giới về cuộc phát triển địa lý
Tiểu luận cuối kỳ môn lịch sử văn minh Thế Giới về cuộc phát triển địa lýTiểu luận cuối kỳ môn lịch sử văn minh Thế Giới về cuộc phát triển địa lý
Tiểu luận cuối kỳ môn lịch sử văn minh Thế Giới về cuộc phát triển địa lý
 
Tiểu luận cuối kỳ môn lịch sử văn minh Thế Giới - Cuộc phát kiến địa lý của n...
Tiểu luận cuối kỳ môn lịch sử văn minh Thế Giới - Cuộc phát kiến địa lý của n...Tiểu luận cuối kỳ môn lịch sử văn minh Thế Giới - Cuộc phát kiến địa lý của n...
Tiểu luận cuối kỳ môn lịch sử văn minh Thế Giới - Cuộc phát kiến địa lý của n...
 
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptxNotebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
 
Bai hoc cua lich su | Will & Ariel
Bai hoc cua lich su | Will & ArielBai hoc cua lich su | Will & Ariel
Bai hoc cua lich su | Will & Ariel
 
Vài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOA
Vài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOAVài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOA
Vài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOA
 
Các Nhân Vật Nam Trong Lục Vân Tiên Đọc Theo Lý Thuyết Giới.
Các Nhân Vật Nam Trong Lục Vân Tiên Đọc Theo Lý Thuyết Giới.Các Nhân Vật Nam Trong Lục Vân Tiên Đọc Theo Lý Thuyết Giới.
Các Nhân Vật Nam Trong Lục Vân Tiên Đọc Theo Lý Thuyết Giới.
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnVăn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
 
Bai hoc israel - nguyen hien le
Bai hoc israel - nguyen hien leBai hoc israel - nguyen hien le
Bai hoc israel - nguyen hien le
 
Thuyết trình của Thành An.pptx
Thuyết trình của Thành An.pptxThuyết trình của Thành An.pptx
Thuyết trình của Thành An.pptx
 

More from Phan Book

CHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdf
CHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdfCHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdf
CHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdfPhan Book
 
TUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdf
TUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdfTUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdf
TUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdfPhan Book
 
MOT LUOC SU VAN VAT.pdf
MOT LUOC SU VAN VAT.pdfMOT LUOC SU VAN VAT.pdf
MOT LUOC SU VAN VAT.pdfPhan Book
 
VAM MINH CAM DUA.pdf
VAM MINH CAM DUA.pdfVAM MINH CAM DUA.pdf
VAM MINH CAM DUA.pdfPhan Book
 
BO SUU TAP CAT (DOC THU).pdf
BO SUU TAP CAT (DOC THU).pdfBO SUU TAP CAT (DOC THU).pdf
BO SUU TAP CAT (DOC THU).pdfPhan Book
 
DA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdf
DA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdfDA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdf
DA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdfPhan Book
 
GIO NOI LEN (DOC THU).pdf
GIO NOI LEN (DOC THU).pdfGIO NOI LEN (DOC THU).pdf
GIO NOI LEN (DOC THU).pdfPhan Book
 
TRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdf
TRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdfTRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdf
TRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdfPhan Book
 
AO XUA DU NHAU DOC THU.pdf
AO XUA DU NHAU DOC THU.pdfAO XUA DU NHAU DOC THU.pdf
AO XUA DU NHAU DOC THU.pdfPhan Book
 
TAI SAO TA YEU DOC THU.pdf
TAI SAO TA YEU DOC THU.pdfTAI SAO TA YEU DOC THU.pdf
TAI SAO TA YEU DOC THU.pdfPhan Book
 
Hoi ky ve gia dinh Nguyen Tuong
Hoi ky ve gia dinh Nguyen TuongHoi ky ve gia dinh Nguyen Tuong
Hoi ky ve gia dinh Nguyen TuongPhan Book
 
Chon suc khoe chon organic
Chon suc khoe chon organicChon suc khoe chon organic
Chon suc khoe chon organicPhan Book
 
Nhung tuy but cuoi cung cua du tu le
Nhung tuy but cuoi cung cua du tu leNhung tuy but cuoi cung cua du tu le
Nhung tuy but cuoi cung cua du tu lePhan Book
 
Bui giang tuyen tap luan de
Bui giang tuyen tap luan deBui giang tuyen tap luan de
Bui giang tuyen tap luan dePhan Book
 
Bien su nuoc
Bien su nuocBien su nuoc
Bien su nuocPhan Book
 
Song lam viec lam viec chet
Song lam viec lam viec chetSong lam viec lam viec chet
Song lam viec lam viec chetPhan Book
 
Thuong nho hoang lan
Thuong nho hoang lanThuong nho hoang lan
Thuong nho hoang lanPhan Book
 

More from Phan Book (20)

CHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdf
CHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdfCHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdf
CHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdf
 
TUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdf
TUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdfTUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdf
TUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdf
 
MOT LUOC SU VAN VAT.pdf
MOT LUOC SU VAN VAT.pdfMOT LUOC SU VAN VAT.pdf
MOT LUOC SU VAN VAT.pdf
 
VAM MINH CAM DUA.pdf
VAM MINH CAM DUA.pdfVAM MINH CAM DUA.pdf
VAM MINH CAM DUA.pdf
 
BO SUU TAP CAT (DOC THU).pdf
BO SUU TAP CAT (DOC THU).pdfBO SUU TAP CAT (DOC THU).pdf
BO SUU TAP CAT (DOC THU).pdf
 
DA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdf
DA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdfDA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdf
DA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdf
 
GIO NOI LEN (DOC THU).pdf
GIO NOI LEN (DOC THU).pdfGIO NOI LEN (DOC THU).pdf
GIO NOI LEN (DOC THU).pdf
 
TRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdf
TRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdfTRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdf
TRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdf
 
AO XUA DU NHAU DOC THU.pdf
AO XUA DU NHAU DOC THU.pdfAO XUA DU NHAU DOC THU.pdf
AO XUA DU NHAU DOC THU.pdf
 
TAI SAO TA YEU DOC THU.pdf
TAI SAO TA YEU DOC THU.pdfTAI SAO TA YEU DOC THU.pdf
TAI SAO TA YEU DOC THU.pdf
 
Xom cau moi
Xom cau moiXom cau moi
Xom cau moi
 
Hoi ky ve gia dinh Nguyen Tuong
Hoi ky ve gia dinh Nguyen TuongHoi ky ve gia dinh Nguyen Tuong
Hoi ky ve gia dinh Nguyen Tuong
 
Chon suc khoe chon organic
Chon suc khoe chon organicChon suc khoe chon organic
Chon suc khoe chon organic
 
Nhung tuy but cuoi cung cua du tu le
Nhung tuy but cuoi cung cua du tu leNhung tuy but cuoi cung cua du tu le
Nhung tuy but cuoi cung cua du tu le
 
Bui giang tuyen tap luan de
Bui giang tuyen tap luan deBui giang tuyen tap luan de
Bui giang tuyen tap luan de
 
Bien su nuoc
Bien su nuocBien su nuoc
Bien su nuoc
 
Song lam viec lam viec chet
Song lam viec lam viec chetSong lam viec lam viec chet
Song lam viec lam viec chet
 
Thuong nho hoang lan
Thuong nho hoang lanThuong nho hoang lan
Thuong nho hoang lan
 
Lua
LuaLua
Lua
 
Nha dien
Nha dienNha dien
Nha dien
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Nhung con duong to lua

  • 1.
  • 2. “Tráng lệ. Một lịch sử đầy chất phiêu lưu…” _Sunday Times “Choáng ngợp và đáng đọc say mê.” _ Daily Telegraph “Một tác phẩm cho thời đại kết nối của chúng ta.” _The National AE
  • 3. Chúng tôi dừng lại ở vùng đất của một bộ tộc người Turk… chúng tôi thấy một nhóm thờ rắn, một nhóm thờ cá và một nhóm thờ những con sếu. • Hành trình đến Volga Bulghars của Ibn Faḍlān Ta, Prester John, là chúa tể của các chúa tể. Ta hơn mọi vị vua trên toàn thế giới về của cải, đức hạnh và quyền lực… Sữa và mật ong chảy bất tận trong những vùng đất của chúng ta; độc dược chẳng thể làm hại ta và cả đám ếch ộp oạp ồn ào cũng thế. Không có bò cạp, không có rắn bò trong cỏ. • Thư được cho là của Prester John gửi cho Rome và Constantinople, thế kỷ 12 Ông ấy có một cung điện rất lớn, mái lợp toàn bộ bằng vàng. • Ghi chú trong nghiên cứu của Christopher Columbus về Đại Hãn phương Đông, cuối thế kỷ 15
  • 4. Nếu chúng ta không thực hiện những hy sinh tương đối nhỏ và thay đổi chính sách của chúng ta ở Ba Tư ngay lúc này, chúng ta sẽ vừa gây nguy hiểm cho tình hữu nghị của chúng ta với Nga, vừa rơi vào một tình huống mà chính sự hiện hữu của đế chế chúng ta sẽ bị đe dọa trong một tương lai tương đối gần. • Sir George Clerk gửi Sir Edward Grey, Bộ trưởng Ngoại giao Anh, ngày 21-7-1914 Tổng thống sẽ đắc cử ngay cả khi chúng tôi cứ ngồi đây và chẳng làm gì. • Chánh văn phòng của Nursultan Nazarbayev, Tổng thống Kazakhstan, không lâu trước cuộc bầu cử năm 2005
  • 5. GHI CHÚ VỀ VIỆC CHUYỂN NGỮ CỦA TÁC GIẢ Các sử gia có xu hướng lo lắng trước vấn đề chuyển ngữ. Trong một cuốn sách dựa vào rất nhiều nguồn tư liệu ban đầu được viết bằng những ngôn ngữ khác nhau như cuốn này, không thể có một quy luật nhất quán cho tên riêng. Những cái tên như João và Ivan được để ở dạng nguyên bản, trong khi Fernando và Nikolai thì không giữ nguyên mà đổi thành Ferdinand và Nicholas. Vì sở thích cá nhân, tôi sử dụng Genghis Khan, Trotsky, Gaddafi và Teheran mặc dù những cách thể hiện khác có thể chính xác hơn; mặt khác, tôi tránh những cách dùng thay thế khác của phương Tây cho các địa danh Beijing và Guangzhou1 . Những nơi chốn mà địa danh đã được thay đổi càng đặc biệt khó khăn. Tôi gọi thành phố vĩ đại bên eo biển Bosporus là Constantinople cho tới cuối Thế chiến thứ Nhất, từ đó trở đi tôi chuyển thành Istanbul; tôi gọi là Ba Tư cho tới khi đất nước đó chính thức đổi tên thành Iran vào năm 1935. Xin các độc giả đòi hỏi sự nhất quán lượng thứ. 1. Điều tương tự càng đúng hơn với một bản dịch. Chỉ riêng ở đây, để tác giả giải thích rõ việc chuyển ngữ tên riêng của ông, nên chúng tôi giữ nguyên các nhân danh, địa danh… này theo nguyên tác. Từ đây về sau, chúng tôi sẽ sử dụng những cái tên gần gũi với người Việt Nam hơn: “Genghis Khan” sẽ được dịch là “Thành Cát Tư Hãn”, “Beijing” - “Bắc Kinh”, “Guangzhou” - “Quảng Châu”,… - ND.
  • 6. LỜI NÓI ĐẦU Khi tôi còn nhỏ, một trong những tài sản quý giá nhất của tôi là một tấm bản đồ thế giới. Nó được ghim lên tường cạnh giường, và tôi nhìn lên nó mỗi tối trước khi đi ngủ. Chẳng bao lâu sau, tôi đã thuộc tên và vị trí của tất cả các quốc gia, vị trí các thủ đô, cũng như các đại dương, biển và các dòng sông chảy ra đó; tên của những rặng núi lớn và những sa mạc được viết bằng chữ in nghiêng gấp gáp, đầy phấn khích với những cuộc phiêu lưu và những nỗi hiểm nguy. Tới tuổi thiếu niên, tôi trở nên khó chịu vì các lớp học ở trường tập trung quá hạn hẹp về địa lý, chỉ chú mục vào Tây Âu và Mỹ mà bỏ qua hầu như toàn bộ phần còn lại của thế giới. Chúng tôi được dạy về những người La Mã ở Anh; cuộc chinh phục của người Norman năm 1066; Vua Henry VIII và triều đại Tudors; Chiến tranh Độc lập của Mỹ; công nghiệp hóa thời Victoria; trận Somme; sự nổi lên và suy tàn của Đức Quốc xã. Tôi tìm trên tấm bản đồ của mình và thấy những vùng đất mênh mông của thế giới bị bỏ qua trong im lặng. Vào sinh nhật 14 tuổi, tôi được cha mẹ tặng cho một cuốn sách của nhà nhân học Eric Wolf, cuốn sách đã thắp lên ngọn lửa trong tôi. Ông Wolf viết, lịch sử được chấp nhận và lười nhác về Văn minh là một lịch sử mà “Hy Lạp cổ đại sinh ra La Mã, La Mã sinh ra châu Âu Thiên Chúa giáo, châu Âu Thiên Chúa giáo sinh ra thời Phục hưng, thời Phục hưng
  • 7. 14 sinh ra thời Khai sáng, thời Khai sáng sinh ra sự dân chủ về chính trị và cuộc Cách mạng Công nghiệp. Nền công nghiệp kết hợp với nền dân chủ tới lượt nó tạo ra nước Mỹ, hiện thân của những quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc”1 . Ngay lập tức, tôi nhận ra rằng đây chính là câu chuyện mà tôi đã được kể cho nghe: Câu thần chú về chiến thắng chính trị, văn hóa và đạo đức của phương Tây. Nhưng câu chuyện đó thật sai lạc; có những cách khác để nhìn lịch sử - những cách không liên quan tới việc nhìn quá khứ từ góc nhìn của những người mới chiến thắng gần đây. Tôi hoàn toàn mê đắm. Bỗng nhiên tôi thấy rõ là những vùng mà chúng tôi không được dạy đã lạc mất, đã bị bóp nghẹt bởi câu chuyện cứng nhắc về sự nổi lên của châu Âu. Tôi xin cha tôi đưa tới xem tấm bản đồ thế giới thời Trung cổ Hereford Mappa Mundi, trong đó Jerusalem được coi là tâm điểm và trung tâm của thế giới, còn nước Anh và các nước phương Tây khác bị gạt sang một bên, chỉ là kẻ bên lề. Tôi thẫn thờ khi đọc những tác phẩm của các nhà địa lý Ả Rập đi kèm với những bản đồ có vẻ bị lật ngược và đặt biển Caspi ở trung tâm - cũng như khi tôi phát hiện ra một tấm bản đồ quan trọng của người Thổ Nhĩ Kỳ ở Istanbul thời Trung cổ, tấm bản đồ mà ở trung tâm của nó là một thành phố có tên gọi Balāsāghūn, cái tên tôi chưa bao giờ nghe nói tới, không xuất hiện trên bất kỳ tấm bản đồ nào khác, và vị trí chính xác của nó mãi gần đây vẫn còn không chắc chắn, vậy mà nó từng được coi là trung tâm của thế giới2 . 1. E. Wolf, Europe and the People without History (Châu Âu và những người không có lịch sử), Berkeley, 1982, trang 5. 2. A. Herrman, “Die älteste türkische Weltkarte (1076 n. Chr)”, Imago Mundi 1.1, 1935, 21-28, và Maḥmud al-Kashghari, Dīwān lughāt al-turk: Compendium of the Turkic Dialects (Dīwān lughāt al-turk: Tóm tắt các phương ngữ tiếng Turk), R. Dankhoff và J. Kellydịchvàbiêntập,3tập(Cambridge,MA,1982-5),1,trang82-83.Đểbiếtvịtríthành phố này, xin xem V. Goryacheva, Srednevekoviye gorodskie tsentry i arkhitekturnye ansambli Kirgizii, Frunze, 1983, nhất là các trang 54-61.
  • 8. 15 Tôi muốn biết thêm về Nga và Trung Á, về Ba Tư và Lưỡng Hà. Tôi muốn hiểu những nguồn gốc của Thiên Chúa giáo khi được nhìn nhận từ châu Á; và việc những người lính thập tự chinh nhìn nhận như thế nào về những con người sống ở các thành phố lớn thời Trung cổ - Constantinople, Jerusalem, Baghdad và Cairo chẳng hạn; tôi muốn học hỏi về những đế chế vĩ đại của phương Đông, về người Mông Cổ và các cuộc chinh phục của họ, và muốn hiểu hai cuộc chiến tranh thế giới ra sao khi không nhìn từ vùng Flanders hay mặt trận phía đông, mà từ Afghanistan và Ấn Độ. Vì thế, thật hết sức may mắn khi tôi được học tiếng Nga ở trường do thầy Dick Haddon dạy, thầy là một người xuất sắc từng phục vụ cho Tình báo Hải quân và tin rằng cách để hiểu được ngôn ngữ và dusha, hay tâm hồn Nga, là qua văn chương sinh động và âm nhạc dân gian của đất nước đó. Tôi thậm chí còn may mắn hơn nữa khi ông đề nghị dạy tiếng Ả Rập cho những ai quan tâm, giới thiệu cho sáu đứa chúng tôi văn hóa và lịch sử Hồi giáo, giúp chúng tôi được đắm mình trong cái đẹp của tiếng Ả Rập cổ. Những ngôn ngữ đó giúp mở khóa một thế giới đang chờ được khám phá, hay như tôi sớm nhận ra, được những người phương Tây chúng ta khám phá lại. *** Ngày nay, người ta dành nhiều sự chú ý cho việc đánh giá ảnh hưởng khả dĩ của sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở Trung Quốc, nơi nhu cầu hàng hóa xa xỉ được tiên đoán sẽ tăng gấp bốn lần trong thập niên tới, hay xem xét sự thay đổi xã hội ở Ấn Độ, nơi có nhiều người được tiếp cận điện thoại di động hơn là nhà vệ sinh có bồn xả1 . Nhưng cả hai điều đó đều không phải điểm tham chiếu tốt nhất để nhìn nhận quá khứ của 1. Về nhu cầu hàng hóa xa xỉ gia tăng của Trung Quốc, có thể xem chẳng hạn Credit Lyonnais Securities Asia, Dipped in Gold: Luxury Lifestyles in China (Ngập trong vàng: Những phong cách sống xa xỉ ở Trung Quốc), 2011; về Ấn Độ, xin xem Bộ Nội vụ, Dữ liệu rao bán nhà và khảo sát nhà ở, New Delhi, 2012.
  • 9. 16 thế giới và hiện tại của nó. Thật vậy, trong hàng thiên niên kỷ, chính vùng đất nằm giữa phương Đông và phương Tây, kết nối châu Âu với Thái Bình Dương, mới là cái trục mà địa cầu xoay quanh. Trung điểm giữa Đông và Tây, trải rộng từ những bờ biển phía đông Địa Trung Hải và Hắc Hải tới dãy Himalaya, có vẻ là một vị trí không hứa hẹn lắm để nhìn nhận thế giới. Đây là một khu vực có những quốc gia gợi lên cảm giác xa lạ và không quan trọng như Kazakhstan và Uzbekistan, Kyrgyzstan và Turkmenistan, Tajikistan và các nước vùng Caucasus1 ; đó cũng là vùng đất gắn với những chế độ bất ổn, bạo lực và là mối đe dọa với an ninh quốc tế như Afghanistan, Iran, Iraq và Syria, hay kém cỏi trong việc thực hành dân chủ như Nga và Azerbaijan. Xét tổng thể, đó có vẻ là vùng đất của hàng loạt nhà nước đã thất bại hay đang thất bại, được lãnh đạo bởi các nhà độc tài, những người giành được số phiếu nhiều không tin nổi trong các cuộc tổng tuyển cử, những người mà gia đình và bạn bè của họ kiểm soát các lợi ích kinh doanh rộng khắp, những khối tài sản khổng lồ và quyền lực chính trị to lớn. Đó là những nơi có thành tích nhân quyền yếu kém, nơi quyền tự do tín ngưỡng, lương tâm và tình dục bị hạn chế, và nơi mà sự kiểm soát truyền thông quyết định chuyện gì được và không được xuất hiện trên báo chí2 . Mặc dù những quốc gia như thế có vẻ hoang dại với chúng ta, nhưng đó không phải là những vùng đất lạc hậu, không phải những nơi hoang vu mờ mịt. Thật ra cây cầu nối giữa Đông và Tây chính là những ngã ba của nền văn minh. Những quốc gia này không đứng bên lề các vấn đề toàn cầu, mà nằm ở vị trí trung tâm của thế giới - như chúng vẫn vậy kể từ khởi thủy lịch sử. Chính ở nơi đây Văn minh ra đời, đây cũng 1. Caucasus là một khu vực địa lý nằm ở biên giới giữa châu Âu và châu Á. 2. Xin xem chẳng hạn, Transparency International, Corruption Perception Index 2013 (Chỉ số cảm nhận tham nhũng 2013) (www.transparency.org); Reporters without Borders, World Press Freedom Index 2013-2014 (Chỉ số tự do báo chí 2013-2014) (www. rsf.org); Human Rights Watch, World Report 2014(Báo cáo thế giới 2014) (www.hrw.org).
  • 10. 17 là nơi nhiều người tin rằng Nhân loại đã thành hình - trong Vườn Địa đàng, “do Chúa Trời tạo ra”, “mọc lên các thứ cây đẹp mắt, và trái thì ăn ngon”, vùng đất mà nhiều người tin là nằm ở những cánh đồng phì nhiêu giữa hai con sông Tigris và Euphrates1 . Chính trên cây cầu giữa Đông và Tây này, những đô thị vĩ đại đã được lập nên gần 5.000 năm trước, nơi mà các thành phố Harappa và Mohenjo-daro ở thung lũng sông Ấn là những kỳ quan của thế giới cổ đại, với dân số lên tới hàng chục nghìn người và những con đường nối vào một hệ thống dẫn nước thải phức tạp mà châu Âu cả nghìn năm sau mới sánh nổi2 . Những trung tâm lớn khác của nền văn minh như Babylon, Nineveh, Uruk và Akkad ở vùng Lưỡng Hà, nổi tiếng bởi những sáng tạo kiến trúc kỳ vĩ. Một nhà địa lý người Trung Hoa, từ hơn hai thiên niên kỷ trước, đã ghi lại rằng những cư dân của Bactria, tập trung bên sông Oxus và giờ thuộc miền Bắc Afghanistan, là những tay thương gia và nhà buôn huyền thoại; thủ đô của nó có một khu chợ khổng lồ với những sản phẩm vô cùng đa dạng được mua bán và mang đi khắp các miền xa xôi3 . Vùng đất này cũng là nơi các tôn giáo lớn của thế giới ra đời, nơi Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Phật giáo và Ấn giáo chen chúc với nhau. Đó là một nồi lẩu thập cẩm, nơi các nhóm ngôn ngữ cạnh tranh nhau, nơi các thứ tiếng Ấn-Âu, Semitic và Hán-Tạng vang lên ầm ĩ bên cạnh những người nói tiếng Altai, Turk và Caucasus. Đấy là nơi các đế chế vĩ đại nổi lên và suy tàn, nơi mà những dư chấn của sự va chạm giữa các nền văn hóa và các đối thủ có thể cảm nhận được ở cách đó hàng nghìn dặm. Xác lập vị thế ở nơi này mở ra những cách thức mới để nhìn 1. Sách Sáng Thế 2: 8-9. Để xem những tìm hiểu về vị trí của Vườn Địa đàng, xin đọc J. Dulumeau, History of Paradise: The Garden of Eden in Myth and Tradition (Lịch sử Thiên Đàng: Vườn Địa đàng trong huyền thoại và truyền thống), New York, 1995. 2. Về Mohenjo-daro và những thành phố khác, xin xem J. Kenoyer, Ancient Cities of the Indus Valley (Những thành phố cổ đại ở thung lũng sông Ấn), Oxford, 1998. 3. Những ghi chép trong cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên, nhà Hán, B. Watson dịch, 2 tập (bản hiệu đính, New York, 1971), 123, 2, trang 234-235.
  • 11. 18 nhận quá khứ và cho thấy một thế giới được liên kết sâu sắc, nơi mà những gì xảy ra ở một châu lục tác động lên một châu lục khác, nơi mà dư chấn của những thứ xảy ra trên các thảo nguyên Trung Á có thể cảm nhận được ở Bắc Phi, nơi mà những biến cố ở Baghdad tạo ra dư chấn ở Scandinavia, nơi mà những phát hiện ở châu Mỹ làm thay đổi giá cả hàng hóa ở Trung Quốc và dẫn tới sự gia tăng mức cầu trong thị trường ngựa ở Bắc Ấn Độ. Những xung động này được truyền đi dọc theo một mạng lưới trải rộng theo mọi hướng, những con đường mà theo đó khách hành hương và các chiến binh, dân du mục và các thương gia đã đi qua, hàng hóa và sản phẩm được mua và bán, và các ý tưởng được trao đổi, áp dụng và điều chỉnh. Chúng đã mang theo không chỉ sự phồn thịnh, mà cả chết chóc và bạo lực, bệnh tật và tai ương. Vào cuối thế kỷ 19, mạng lưới các kết nối rộng khắp này được một nhà địa chất học nổi tiếng người Đức, Ferdinand von Richthofen1 (chú của phi công chiến đấu “Nam tước Đỏ”, con át chủ bài trong Thế chiến thứ Nhất), đặt một cái tên còn lưu truyền đến ngày nay: Seidenstraßen - Những Con đường Tơ lụa2 . Những con đường này có vai trò là hệ thần kinh trung ương của thế giới, kết nối những dân tộc và địa điểm với nhau, nhưng nằm dưới lớp da, mắt thường không nhìn thấy được. Giống như môn giải phẫu học giải thích cơ thể vận hành ra sao, hiểu được những kết nối này cho phép chúng ta hiểu được thế giới vận hành ra sao. Dẫu vậy, bất chấp tầm quan trọng của khu vực này của thế giới, nó đã bị lãng quên trong lịch sử chủ lưu. Một phần nguyên do là điều vẫn được gọi là “Đông phương luận” - một quan điểm trịch thượng và hết sức tiêu cực về 1. Ferdinand von Richthofen (1833-1905), nhà du hành và địa lý người Đức. Ông là chú ruột của Manfred Albrecht Freiherr von Richthofen (1892-1918), biệt danh “Nam tước Đỏ”, một phi công chiến đấu lừng lẫy trong Thế chiến thứ Nhất - ND. 2. F.vonRichthofen,“ÜberdiezentralasiatischenSeidenstrassenbiszum2.Jahrhundert. n. Chr”, Verhandlungen der Gesellschaft fur Erdkunde zu Berlin 4 (1877), 96-122.
  • 12. 19 phương Đông, coi đó như một vùng kém phát triển và thấp kém hơn so với phương Tây, và bởi thế không đáng để nghiên cứu nghiêm túc1 . Nhưng nó cũng có nguyên do từ thực tế là câu chuyện quá khứ đã bị ngự trị và được xác lập vững chắc tới mức không còn chỗ cho một vùng đất từ lâu đã bị coi là bên lề câu chuyện về sự vươn lên của châu Âu và xã hội phương Tây. Ngày nay, Jalalabad và Herat ở Afghanistan, Fallujah và Mosul ở Iraq hay Homs và Aleppo ở Syria có vẻ như đồng nghĩa với chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và bạo lực giữa các phe phái. Hiện tại đã cuốn phăng quá khứ: đã qua rồi những ngày mà cái tên Kabul gợi lên hình ảnh những khu vườn được trồng tỉa và chăm sóc bởi bàn tay của Bābur vĩ đại, người sáng lập Đế quốc Mughal ở Ấn Độ. Vườn Bagh-i-Wafa (nghĩa là “Khu vườn Chính trực”) bao gồm một hồ nước với những cây cam và thạch lựu vây quanh và một đồng cỏ ba lá - mà Bābur hết sức tự hào: “Đây là nơi hay nhất của khu vườn, cảnh tượng đẹp đẽ nhất khi những quả cam đổi màu. Khu vườn đó thực sự đáng ngưỡng mộ!”2 . Tương tự như thế, ấn tượng hiện đại về Iran đã làm phai mờ hào quang lịch sử xa xưa của vùng đất, khi mà cái tên Ba Tư tiền thân của nó đồng nghĩa với khiếu thẩm mỹ cao về gần như mọi thứ, từ hoa quả được phục vụ trong bữa tối, tới những bức chân dung tiểu họa đáng kinh ngạc do các họa sĩ huyền thoại vẽ ra, tới thứ giấy mà các học giả viết trên đó. Một tác phẩm tuyệt đẹp của Simi Nīshāpūrī, một thủ thư người Mashad ở Đông Iran vào khoảng năm 1400, ghi lại chi tiết cẩn thận lời khuyên của một người yêu sách muốn chia sẻ đam mê của 1. E. Said, Orientalism (Đông phương luận), New York, 1978. Cũng đáng lưu ý phản ứng tích cực thái quá và lãng mạn hóa cao độ của những nhà nhà tư tưởng Pháp như Foucault, Sartre và Godard với phương Đông và đặc biệt là với Trung Quốc, R. Wolin, French Intellectuals, the Cultural Revolution and the Legacy of the 1960s: The Wind from the East (Trí thức Pháp, cuộc Cách mạng Văn hóa và di sản của những năm 1960: Gió Đông), Princeton, 2010. 2. Bābur-Nāma, W. Thackston dịch, Memoirs of Babur, Prince and Emperor (Những ký ức của Babur, vị hoàng thân và hoàng đế), London, 2006, trang 173-174.
  • 13. 20 ông. Ông khuyên nhủ một cách trang nghiêm rằng bất kỳ ai nghĩ tới việc viết lách, đều phải biết rằng thứ giấy tốt nhất để viết thư pháp được sản xuất ở Damascus, Baghdad hay Samarkand. Giấy ở những nơi khác “nhìn chung là thô ráp, lốm đốm và nhanh hỏng”. Ông cảnh báo là phải luôn nhớ nhuộm một chút màu cho giấy trước khi viết lên đó, “vì màu trắng làm lóa mắt và những tác phẩm thư pháp bậc thầy đều được viết trên giấy nhuộm”1 . Những địa điểm mà danh tiếng bị lãng quên từ lâu đã một thời từng thống trị, chẳng hạn như Merv, được một nhà địa lý thế kỷ 10 mô tả là “thành phố vui tươi, đẹp đẽ, tinh tế, xuất sắc, cởi mở và đáng hài lòng”, và “mẹ của thế giới”; hay Rayy, cách không xa Teheran hiện đại, mà một tác giả khác cùng thời mô tả là đầy hào quang đến mức đáng được coi là “chú rể của Trái đất” và “tạo vật đẹp đẽ nhất” của thế giới2 . Rải rác dọc theo xương sống của châu Á, những thành phố này như một chuỗi ngọc trai kết nối Thái Bình Dương với Địa Trung Hải. Những trung tâm đô thị thúc đẩy nhau phát triển, với sự tranh đua giữa những người cai trị và tầng lớp tinh hoa dựng lên các công trình kiến trúc ngày càng tham vọng và các đền đài ngày càng kỳ vĩ. Những thư viện, những nơi thờ tự, những nhà thờ và đài thiên văn với quy mô và ảnh hưởng văn hóa to lớn ở khắp nơi trong vùng, kết nối Constantinople với Damascus, Isfahan, Samarkand, Kabul và Kashgar. Những thành phố như thế trở thành nơi trú ngụ của các học giả tài ba, mở rộng các 1. W. Thackston, “Chuyên luận về nghệ thuật thư pháp: Một tường thuật chi tiết về giấy, màu sắc, mực và bút của Simi xứ Nishapur”, trong M. Mazzaoui và V. Moreen (biêntập),IntellectualStudiesonIslam:EssaysWritteninHonorofMartinB.Dickinson (Nghiên cứu tri thức Hồi giáo: Các luận văn viết vinh danh Martin B. Dickinson, Salt Lake City, 1990), trang 219. 2. Al-Muqaddasī, Aḥsanu-t-taqāsīm fī maʿrifati-l-aqālīm, B. Collins dịch, Best Division of Knowledge (Sự phân chia tri thức tốt nhất), Reading, 2001, trang 252; Ibn al-Faqīh, Kitāb al-buldān, P. Lunde và C. Stone dịch, “Book of Countries”, in Ibn Fadlan and the Land of Darkness: Arab Travellers in the Far North (“Cuốn sách về các quốc gia”, ở Ibn Fadlan và vùng đất của bóng tối: Những nhà du hành Ả Rập ở miền Viễn Bắc), London, 2011, trang 113.
  • 14. 21 biên giới cho những đề tài của họ. Chỉ còn lại vài cái tên quen thuộc với ngày nay - những người như Ibn Sīnā, và những cái tên nổi tiếng hơn như Avicenna, al-Bīrūnī và al-Khwārizmi - những người khổng lồ trong các lĩnh vực thiên văn học và y học; nhưng còn rất nhiều người khác nữa. Trong nhiều thế kỷ trước thời hiện đại, những trung tâm học thuật xuất sắc của thế giới, những Oxford và Cambridge, những Harvard và Yale, không phải ở châu Âu hay phương Tây, mà ở Baghdad và Balkh, Bukhara và Samarkand. Việc những nền văn hóa, thành phố và dân tộc sống dọc theo Những Con đường Tơ lụa phát triển và tiến bộ có lý của nó: Khi họ buôn bán và trao đổi các ý tưởng, họ học hỏi và vay mượn của nhau, kích thích những tiến bộ hơn nữa trong triết học, khoa học, ngôn ngữ và tôn giáo. Tinh thần cấp tiến là rất quan trọng, như một người cai trị nước Triệu ở Đông Bắc Trung Quốc, một điểm xa nhất của châu Á hơn 2.000 năm trước đã hiểu rất rõ: “Những kẻ bắt người ta theo lệ cũ”, Triệu Vũ Linh Vương1 tuyên bố vào năm 307 trước Công nguyên, “làm sao theo được những thay đổi của ngày nay”2 . Những nhà lãnh đạo trong quá khứ đã hiểu tầm quan trọng của việc theo kịp thời đại. Tuy nhiên, trọng trách về sự tiến bộ thay đổi vào giai đoạn đầu thời hiện đại lại được trao cho hai cuộc hải hành vĩ đại diễn ra vào cuối thế kỷ 15. Chỉ trong vòng sáu năm của thập niên 1490, những nền tảng đã được thiết lập cho một cuộc xáo trộn lớn trong nhịp điệu của các hệ thống trao đổi vốn đã được thiết lập lâu đời. Đầu tiên, Christopher Columbus vượt Đại Tây Dương, mở đường cho hai khối lục địa lớn mà 1. Nguyên văn câu nói này của Triệu Vũ Linh Vương: “Dĩ cổ chế kim giả, bất đạt ư sự chi biến”. Triệu Vũ Linh Vương (340 TCN-295 TCN), là vua nước Triệu từ 325 TCN đến 299 TCN. Ông nổi tiếng với các cải cách xã hội ở nước Triệu (thuộc Trung Quốc ngày nay) trong thời gian mình trị vì, bao gồm việc cải theo trang phục của người Hồ, làm cho nước Triệu cường thịnh một thời - ND. 2. Dẫn lại theo N. di Cosmo, Ancient China and its Enemies: The Rise of Nomadic Power in East Asian History (Trung Quốc cổ đại và những kẻ thù: Sự vươn lên của quyền lực du mục trong lịch sử Đông Á), Cambridge, 2002, trang 137.
  • 15. 22 cho tới lúc đó còn chưa được biết tới, kết nối với châu Âu và xa hơn nữa; rồi chỉ vài năm sau đó, Vasco da Gama đi đường biển qua cực nam châu Phi, tới Ấn Độ, mở ra những tuyến đường biển mới trên hành trình đó. Những phát kiến này đã thay đổi các mô thức tương tác và thương mại, và tạo ra tác động làm thay đổi mạnh mẽ ở trung tâm chính trị và kinh tế của thế giới. Bỗng nhiên, Tây Âu chuyển hóa từ vị thế vùng lạc hậu thành điểm tựa cho một hệ thống thông tin liên lạc, giao thông và thương mại rộng khắp: Trong phút chốc, nó trở thành tâm điểm mới giữa Đông và Tây. Sự vươn lên của châu Âu làm bùng phát một cuộc chiến dữ dội tranh giành quyền lực - tranh giành cả việc kiểm soát quá khứ. Khi các đối thủ kình địch nhau, lịch sử được viết lại để nhấn mạnh vào các biến cố, chủ đề và ý tưởng có thể được sử dụng trong những cuộc đụng độ về ý thức hệ diễn ra quyết liệt bên cạnh cuộc chiến giành nguồn tài nguyên và làm chủ các tuyến đường biển. Những bức tượng bán thân của các nhà lãnh đạo chính trị và các viên tướng được khoác áo choàng toga sao cho nhìn giống những người hùng La Mã trong quá khứ; những tòa nhà mới lộng lẫy được xây theo phong cách cổ điển kỳ vĩ cho phù hợp với những hào quang của thế giới cổ đại như thể đó là tổ tiên trực hệ của chính họ. Lịch sử bị bóp méo và thao túng để tạo ra một câu chuyện nhất quán, trong đó sự vươn lên của phương Tây không chỉ là tự nhiên và tất yếu, mà còn là sự tiếp nối của những gì đã diễn ra trước đó. *** Nhiều câu chuyện đã khiến tôi bắt đầu cuộc hành trình nhìn vào quá khứ thế giới theo một cách khác. Nhưng một câu chuyện đặc biệt nổi bật. Thần thoại Hy Lạp kể rằng Zeus, cha của các vị thần, đã thả ra hai con đại bàng, mỗi con ở một đầu Trái đất, và ra lệnh cho chúng bay về phía nhau. Một hòn đá thiêng, omphalos - cái rốn của thế giới - được đặt ở nơi chúng gặp nhau, để chúng có thể giao tiếp với các vị thần. Sau
  • 16. 23 này tôi được biết rằng ý tưởng về hòn đá này trong một thời gian dài đã là một nguồn hấp dẫn các triết gia và những nhà phân tâm học1 . Tôi còn nhớ mình đã nhìn chằm chằm vào tấm bản đồ của tôi khi lần đầu nghe câu chuyện này, tự hỏi những con đại bàng đã gặp nhau ở đâu. Tôi tưởng tượng chúng cất cánh từ hai bờ biển, phía tây Đại Tây Dương và Thái Bình Dương phía Trung Quốc và bay vào nội địa. Vị trí chính xác thay đổi phụ thuộc vào việc tôi chỉ ngón tay ở đâu để đo những khoảng cách bằng nhau từ hướng đông và hướng tây. Nhưng tôi luôn dừng lại ở đâu đó giữa Hắc Hải và dãy Himalaya. Tôi đã thức cả đêm, nghiền ngẫm tấm bản đồ trên tường phòng ngủ, những con đại bàng của Zeus và lịch sử một vùng đất chưa bao giờ được đề cập trong những cuốn sách mà tôi đã đọc - mà không có lấy một cái tên. Cách đây chưa lâu, những người châu Âu đã chia châu Á thành ba vùng rộng lớn - Cận, Trung và Viễn Đông. Nhưng bất cứ khi nào tôi nghe hay đọc được về những vấn đề đương đại trong quá trình trưởng thành, có vẻ như vùng thứ hai, Trung Đông, đã thay đổi về ý nghĩa và thậm chí là về vị trí, được sử dụng để chỉ Israel, Palestine và khu vực xung quanh, đôi khi là cả vùng vịnh Ba Tư. Và tôi không thể hiểu tại sao người ta cứ nói mãi với tôi về tầm quan trọng của Địa Trung Hải như là cái nôi của văn minh, trong khi sự thật rất rõ ràng đó không phải là nơi nền văn minh thực sự hình thành. Cái lò thực sự tôi luyện nên nền văn minh, từ “Địa Trung” nghĩa đen là “trung tâm của thế giới”, không phải là một vùng biển chia cách châu Âu và Bắc Phi, mà nằm ở ngay trung tâm của châu Á. Hy vọng của tôi là có thể khiến những người khác mạnh dạn hơn trong việc nghiên cứu những dân tộc và vùng đất đã bị các học giả phớt lờ trong nhiều thế hệ nhờ việc gợi ra những câu hỏi mới và những lĩnh vực nghiên cứu mới. Tôi hy vọng sẽ khơi gợi được những câu hỏi mới 1. Ví dụ, S. Freud, The Interpretation of Dreams (Diễn giải những giấc mơ), J. Strachey biên tập, New York, 1965, trang 564; J. Derrida, Resistances de la psychanalyse, Paris, 1996, trang 8-14.
  • 17. 24 cần đặt ra về quá khứ, và để những chân lý tưởng là đương nhiên sẽ bị thách thức và xem xét kỹ lưỡng. Hơn hết, tôi hy vọng những ai đọc cuốn sách này sẽ nhìn lịch sử theo một cách khác. Đại học Worcester, Oxford Tháng Tư năm 2015
  • 18. Từ khởi thủy của thời gian, vùng trung tâm châu Á đã là nơi tạo lập các đế quốc. Những vùng trũng bồi phù sa của Lưỡng Hà, được bồi đắp bởi sông Tigris và Euphrates, tạo nền tảng cho nền văn minh - bởi chính ở vùng này, những thị trấn và thành phố đầu tiên thành hình. Nông nghiệp có hệ thống phát triển ở vùng Lưỡng Hà và khắp “Lưỡi liềm Phì nhiêu”, một dải đất năng suất cao rất gần nguồn nước ngọt dồi dào, trải từ vịnh Ba Tư tới bờ Địa Trung Hải. Chính ở đây một số bộ luật thành văn đầu tiên đã được truyền bá gần 4.000 năm trước, dưới thời Vua Hammurabi của Babylon, trong bộ luật này ông đã nêu chi tiết nghĩa vụ dành cho các thần dân của ông và đề ra những hình phạt nghiêm khắc cho tội lỗi của họ1 . 1. C. Renfrew, Inception of Agriculture and Rearing in the Middle East (Sự khởi đầu của công nghiệp và chăn nuôi ở Trung Đông), C.R. Palevol 5, 2006, 395-404; G. Algaze, Ancient Mesopotamia at the Dawn of Civilization: The Evolution of an Urban Landscape (Lưỡng Hà thời cổ đại ở buổi đầu của nền văn minh: Sự tiến hóa của một bối cảnh đô thị), Chicago, 2008. 1 Sự ra đời Của con đường tơ lụa
  • 19.
  • 20. Con đường Tơ lụa thời cổ. Ảnh: Tư liệu.
  • 21. 28 PETER FRANKOPAN Dù đã có nhiều vương quốc và đế quốc mọc lên từ lò luyện này, nhưng đế quốc vĩ đại nhất vẫn là của người Ba Tư. Mở rộng nhanh chóng vào thế kỷ 6 trước Công nguyên từ một vùng đất ban đầu mà ngày nay nằm ở phía nam Iran, người Ba Tư đã áp chế các láng giềng, vươn ra đến bờ biển Aegea, chinh phục Ai Cập và mở rộng về phía đông tới tận dãy Himalaya. Theo đánh giá của sử gia Hy Lạp Herodotus, thành công của họ phần lớn là nhờ sự cởi mở. “Người Ba Tư có xu hướng áp dụng các phong tục nước ngoài rất mạnh mẽ”, ông viết: người Ba Tư sẵn sàng từ bỏ phong cách ăn mặc của riêng họ khi kết luận rằng thời trang của kẻ thù bị họ đánh bại là ưu việt hơn, vì thế họ đã mượn phong cách từ người Mede1 , cũng như người Ai Cập2 . Việc sẵn sàng áp dụng những ý tưởng và cách làm mới là một yếu tố quan trọng tạo điều kiện để người Ba Tư xây dựng một hệ thống hành chính cho phép họ điều hành suôn sẻ một đế quốc bao gồm rất nhiều dân tộc khác nhau. Một đội ngũ quan lại có học thức cai quản hiệu quả công việc hành chính trong đời sống hằng ngày của đế quốc, ghi chép mọi thứ từ những khoản chi trả cho người hầu của hoàng gia, tới phẩm chất và số lượng hàng hóa mua bán ở các khu chợ; họ cũng nhận trách nhiệm bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống đường sá dọc ngang đế quốc, một điều đáng ghen tị trong thế giới cổ đại3 . Một mạng lưới đường sá kết nối bờ biển Tiểu Á với Babylon, Susa với Persepolis, giúp người ta có thể đi được quãng đường hơn 1.600 dặm4 chỉ trong một tuần lễ, một thành tựu được Herodotus coi là kỳ diệu; ông cũng ghi nhận rằng cả mưa, tuyết, cái nóng lẫn bóng đêm đều không 1. Một dân tộc Iran cổ đại. 2. Herodotus, Historiai, 1.135, trong Herodotus: The Histories (Herodotus: Những bài sử), A. Godley biên tập và dịch, 4 tập, Cambridge, MA, 1982, 1, trang 174-176. 3. Xem phần tổng quát ở J. Curtis và St J. Simpson (biên tập), The World of Achaemenid Persia: History, Art and Society in Iran and the Ancient Near East (Thế giới của Ba Tư thời Achaemenid: Lịch sử, nghệ thuật và xã hội ở Iran và vùng Cận Đông thời cổ đại), London, 2010. 4. Hơn 2.500km.
  • 22. NHỮNG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA 29 thể làm chậm tốc độ truyền tin1 . Đầu tư vào nông nghiệp và phát triển các kỹ thuật thủy lợi tiên phong để cải thiện năng suất mùa màng giúp nuôi dưỡng sự tăng trưởng ở các thành phố, cho phép nuôi sống những khối dân số ngày càng lớn bằng những cánh đồng xung quanh - không chỉ ở những vùng đất nông nghiệp màu mỡ hai bên bờ sông Tigris và Euphrates, mà cả ở các thung lũng do những con sông mạnh mẽ Oxus và Iaxartes tạo ra (giờ được gọi là Amy Darya và Syr Darya), cũng như ở đồng bằng sông Nile, sau khi quân đội Ba Tư chiếm được vùng này vào năm 525 trước Công nguyên. Đế chế Ba Tư là một vùng đất phồn thịnh kết nối Địa Trung Hải với quả tim châu Á. Ba Tư tự coi mình là ngọn hải đăng của sự ổn định và công bằng, như văn bia bằng ba thứ tiếng khắc trên vách đá ở núi Behistun đã cho thấy. Văn bia được viết bằng tiếng Ba Tư, tiếng Elamite và tiếng Akkadian, ghi lại việc Darius Đại đế, một trong những nhà cai trị nổi tiếng nhất của Ba Tư, đã dẹp yên các cuộc nổi dậy và bạo loạn, đẩy lùi các cuộc xâm lăng từ nước ngoài và làm vừa lòng cả người nghèo lẫn người có thế lực như thế nào. Văn bia ra lệnh, hãy giữ cho đất nước được vững chãi và hãy chăm sóc cho người dân một cách công chính, vì công lý là nền tảng của vương quốc2 . Sự khoan dung với những nhóm thiểu số đã trở thành huyền thoại, một nhà cai trị Ba Tư được gọi là “Đấng Cứu thế”, và người được “Thiên Chúa” ban phước, bởi những chính sách của ông đã giúp giải thoát người Do Thái khỏi cảnh lưu đày ở Babylon3 . Thương mại phát đạt ở Ba Tư cổ đại mang tới nguồn thu nhập cho phép các nhà cai trị chi trả cho các chiến dịch quân sự nhắm vào những 1. Herodotus, Historiai, 8.98, 4, trang 96; D. Graf, The Persian Royal Road System (Hệ thống đường sá của hoàng gia Ba Tư), trong H. Sancisi-Weerdenburg, A. Kuhrt và M. Root (biên tập), Continuity and Change (Tiếp nối và thay đổi), Leiden, 1994, trang 167-189. 2. H. Rawlinson, The Persian Cuneiform Inscription at Behistun, Decyphered and Translated (Văn tự hình nêm tiếng Ba Tư khắc vào đá ở Behistun, giải mã và phiên dịch), Journal of the Royal Asiatic Society 11, 1849, 1-192. 3. Sách Ezra, 1:2. Cũng xem thêm Sách Isaiah, 44:24, 45:3.
  • 23. 30 PETER FRANKOPAN nơi mang lại thêm nhiều nguồn tài nguyên cho đế quốc. Nó cũng cho phép họ chiều chuộng những sở thích xa hoa khét tiếng. Những công trình ngoạn mục được dựng lên ở các thành phố lớn như Babylon, Persepolis, Pasargadae và Susa, nơi Vua Darius xây dựng một cung điện huy hoàng, sử dụng thứ gỗ mun chất lượng cao nhất và bạc từ Ai Cập, gỗ tuyết tùng từ Lebanon, vàng ròng từ Bactria, đá xanh và đá màu son từ Sogdiana, lam ngọc từ Khwarezm và ngà voi từ Ấn Độ1 . Người Ba Tư nổi tiếng vì yêu thích những điều hoan lạc, và theo Herodotus, họ mà nghe thấy có thứ gì xa xỉ mới mẻ thì phải tìm cách hưởng cho bằng được2 . Làm cơ sở cho sự thịnh vượng chung về thương mại là một quân đội thiện chiến giúp mở mang các đường biên giới, nhưng đồng thời cũng cần để bảo vệ những đường biên giới đó. Ba Tư đối mặt với nhiều vấn đề dai dẳng từ phương Bắc, một thế giới do dân du mục thống trị, những kẻ sống với bầy gia súc trên những bình nguyên bán hoang mạc, tức các thảo nguyên, trải dài từ Hắc Hải qua Trung Á tới tận Mông Cổ. Những kẻ du mục đó nổi tiếng dữ tợn - người ta nói họ uống máu kẻ thù, may quần áo từ da đầu kẻ thù và đôi khi ăn thịt cả cha mẹ. Tuy nhiên, tương tác với dân du mục là một vấn đề phức tạp, vì cho dù nhiều người mô tả rằng họ lộn xộn và khó đoán, nhưng họ vẫn là những đối tác quan trọng cung ứng các loại động vật, nhất là những con ngựa tốt. Nhưng dân du mục có thể là nguyên do gây ra thảm họa, chẳng hạn Cyrus Đại đế, kiến trúc sư tạo lập Đế quốc Ba Tư vào thế kỷ 6 trước Công nguyên, đã bỏ mạng khi đang tìm cách đàn áp người Scythia; một tác giả kể rằng thủ cấp của ông sau đó bị mang đi khắp nơi trong một mảnh da đẫm máu, để dập tắt cơn khát quyền lực đã khiến ông gây chuyện3 . Dẫu vậy, bước thụt lùi hiếm hoi đó không thể ngăn được sự mở rộng của Ba Tư. Những viên tư lệnh Hy Lạp nhìn về phương Đông vừa sợ hãi 1. R. Kent, Old Persian Grammar, Texts, Lexicon (Ngữ pháp, văn bản, từ vựng tiếng Ba Tư cổ), New Haven, 1953, trang 142-144. 2. Herodotus, Historiai, 1.135, 1, trang 174-176. 3. Sách đã dẫn, 1.214, 1, trang 268.
  • 24. NHỮNG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA 31 vừa kính nể, tìm cách học hỏi những chiến thuật của người Ba Tư trên chiến trường và áp dụng công nghệ của họ. Trong các vở kịch và áng văn mang chất sử thi tưởng niệm cuộc kháng chiến anh hùng trước những nỗ lực xâm lăng Hy Lạp, những tác giả như Aeschylus coi chiến thắng trước người Ba Tư là điều tôn vinh tài năng quân sự và minh chứng cho ân huệ của các vị thần1 . “Ta đã tới Hy Lạp”, Dionysus nói trong những lời mở đầu vở Bacchae (Nhữngnữtucủathầnrượuvang),từ“phươngĐônggiàucóphithường”, nơi mà những đồng bằng của Ba Tư tắm trong ánh nắng Mặt trời, nơi mà các thị trấn của Bactria được những bức tường bảo vệ, và nơi những tòa tháp tuyệt đẹp nhìn xuống bờ biển. Châu Á và phương Đông là những vùng đất mà Dionysus “khiêu vũ” với những điều huyền bí thiêng liêng rất lâu trước khi những điều đó xuất hiện ở Hy Lạp2 . *** Không ai háo hức học hỏi những công trình đó như Alexander xứ Macedon. Khi ông lên ngôi vào năm 336 trước Công nguyên sau khi phụ hoàng của ông, Vua Philip khôn ngoan, bị ám sát, vị thống lĩnh trẻ tuổi biết chắc ông sẽ hướng tới đâu để tìm kiếm vinh quang. Ông không phút nào để mắt tới châu Âu, nơi chẳng có gì cả: không thành phố, không văn hóa, không uy tín, không phần thưởng. Với Alexander, cũng như với mọi người Hy Lạp cổ đại, văn hóa, các ý tưởng và cơ hội - cũng như những mối đe dọa - tới từ phương Đông. Không có gì ngạc nhiên khi ánh mắt ông hướng tới cường quốc lớn nhất thời cổ đại: Ba Tư. 1. Aeschylus, The Persians (Người Ba Tư). Cũng phải ghi nhận các thái độ nước đôi hơn, P. Briant, History and Ideology: The Greeks and “Persian Decadence” (Lịch sử và ý thức hệ: Người Hy Lạp và “sự suy đồi kiểu Ba Tư”), trong T. Harrison (biên tập), Greeks and Barbarians (Người Hy Lạp và những người dã man), New York, 2002, trang 193-210. 2. Euripides, Bakhai, trong Euripides: Bacchae, Iphigenia at Aulis, Rhesus (Euripides: Những nữ tu của thần rượu vang, Iphigenia ở Aulis, Rhesus), D. Kovacs biên tập và dịch, Cambridge, MA, 2003, trang 13.
  • 25. 32 PETER FRANKOPAN Sau khi đuổi các tổng đốc Ba Tư ra khỏi Ai Cập trong một cuộc tấn công chớp nhoáng vào năm 331 trước Công nguyên, Alexander bắt đầu một cuộc tấn công tổng lực vào trung tâm của đế chế này. Cuộc đối đầu quyết định diễn ra sau đó trong cùng năm trên những bình nguyên mù bụi vùng Gaugamela, gần thành phố Erbil tại Kurdistan thuộc Iraq ngày nay, nơi ông đã chiến thắng ngoạn mục trước đội quân Ba Tư hùng mạnh hơn nhiều dưới sự chỉ huy của Darius III - có lẽ đó là nhờ ông tràn đầy sinh lực sau một đêm ngon giấc: Theo Plutarch, Alexander khăng khăng phải nghỉ ngơi trước khi đối mặt kẻ thù, ông ngủ say tới mức những viên sĩ quan thuộc cấp đầy lo lắng phải lay ông dậy. Mặc bộ áo giáp ưa thích nhất, đội chiếc mũ bảo hộ thật đẹp, được đánh bóng tới mức “sáng như thứ bạc tinh khiết nhất”, tay phải chộp lấy thanh gươm tin cẩn, Alexander dẫn dắt đạo quân của ông tới một chiến thắng vang dội mở ra những cánh cửa dẫn vào một đế quốc1 . Là học trò của Aristotle, Alexander lớn lên với những kỳ vọng cao xa gánh trên vai. Ông đã không làm mọi người thất vọng. Sau khi các đạo quân Ba Tư bị đánh tan tác ở Gaugamela, Alexander tiến về phía đông. Hết thành phố này tới thành phố khác đầu hàng khi ông chiếm lấy những vùng lãnh thổ do đối thủ của ông kiểm soát trước đó. Những vùng đất to lớn, giàu có và tươi đẹp trong huyền thoại gục ngã trước người anh hùng trẻ tuổi. Babylon đầu hàng, những cư dân ở đó tung hoa phủ kín con đường dẫn tới thành phố vĩ đại, những án thờ bằng bạc chất đầy nhũ hương và nước hoa đặt bên vệ đường. Những chiếc lồng nhốt sư tử và báo được mang tới làm quà tặng2 . Không lâu sau đó, tất cả những 1. Plutarch, Bioi Paralleloi: Alexandros, 32-33, trong Plutarch’s Lives (Tiểu sử song đôi của Plutarch), B. Perrin biên tập và dịch, 11 tập, Cambridge, MA, 1914-1926, 7, trang 318-326. Ông mặc bộ đồ may mắn để xét xử trong một bức tranh khảm nổi tiếng trang trí cho căn nhà lớn nhất ở Pompeii, A. Cohen, Alexander Mosaic: Stories of Victory and Defeat (Tranh khảm về Alexander: Những câu chuyện về chiến thắng và thất bại), Cambridge, 1996. 2. Quintus Curtius Rufus, Historiae Alexandri Magni Macedonis, 5.1, trong Quintus Curtius Rufus: History of Alexander (Quintus Curtius Rufus: Lịch sử về Alexander), J. Rolfe biên tập và dịch, 2 tập, Cambridge, MA, 1946, 1, trang 332-334.
  • 26. NHỮNG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA 33 điểm dọc theo con đường hoàng gia kết nối những thành phố lớn của Ba Tư và mạng lưới thông tin liên lạc liên kết bờ biển của Tiểu Á với Trung Á đã thuộc về Alexander và người của ông. Dù một số học giả hiện đại khinh thường, coi ông là “một gã thanh niên rượu chè be bét chuyên đi cướp bóc”, nhưng Alexander có vẻ tinh tế một cách đáng kinh ngạc khi giao tiếp với những vùng lãnh thổ và những dân tộc ông mới chinh phục1 . Ông thường mềm mỏng khi xử lý các đức tin và tập tục tôn giáo bản địa, khoan dung và tôn trọng: Lấy ví dụ, người ta kể rằng ông đã nổi giận khi lăng mộ của Cyrus Đại đế bị mạo phạm, và ông không chỉ phục hồi nguyên trạng lăng mộ mà còn trừng phạt những kẻ đã làm nhơ bẩn thánh địa2 . Alexander sắp xếp để Darius III có một tang lễ xứng đáng với địa vị và được chôn cất cạnh những nhà cai trị người Ba Tư sau khi thi thể vị vua này được tìm thấy trong một chiếc xe, bị sát hại bởi chính một bầy tôi của ông3 . Alexander có thể mở rộng lãnh thổ vì ông sẵn sàng dựa vào giới tinh hoa bản địa. Ông được cho là đã nói rằng: “Nếu chúng ta muốn không chỉ đi ngang qua châu Á mà giữ được châu Á, chúng ta phải cho người châu Á thấy sự nhân từ; chính sự trung thành của họ sẽ làm cho đế chế được ổn định và lâu bền”4 . Những chức sắc và giới bô lão bản địa được tại vị để cai quản những thị trấn và những vùng lãnh thổ chinh phục được. Bản thân Alexander còn nhận các tước hiệu truyền thống và mặc y phục Ba Tư để nhấn mạnh sự chấp thuận của ông với phong tục địa phương. Ông háo hức thể hiện mình không phải là một kẻ chinh phục xâm lăng, mà là người thừa kế mới nhất của một đế chế cổ đại - bất chấp 1. M. Beard, “Phải chăng Alexander Đại đế là một người Slav?”, Times Literary Supplement, 3-7-2009. 2. Arrian, Anabasis, 6.29, trong Arrian: History of Alexander and Indica (Arrian: Lịch sử về Alexander và Indica), P. Brunt biên tập và dịch, 2 tập (Cambridge, MA, 1976-1983), 2, trang 192-194; Plutarch cũng nói tới tầm quan trọng của cách tiếp cận hòa hoãn và độ lượng của Alexander, Alexandros, 59, 1, trang 392. 3. Arrian, Anabasis, 3.22, 1, trang 300. 4. Quintus Curtius Rufus, Historiae, 8.8, 2, trang 298.
  • 27. 34 PETER FRANKOPAN những lời chế nhạo mà những kẻ sẽ nói với bất kỳ ai muốn nghe rằng ông đã mang tới nỗi khốn khổ và nhấn chìm vùng đất trong máu1 . Điều quan trọng là hãy nhớ rằng phần lớn dữ liệu chúng ta có về những chiến dịch, thành công và chính sách của Alexander là từ các sử gia sau này, mà ghi chép của họ thường được lý tưởng hóa cao độ và đầy hồi hộp với sự nhiệt tình khi mô tả những kỳ công của vị thủ lĩnh trẻ2 . Dẫu vậy, ngay cả khi chúng ta cần thận trọng với cách những nguồn tư liệu này nói về sự sụp đổ của Ba Tư, thì tốc độ Alexander mở rộng các đường biên giới liên tục về phía đông đã tự kể lên câu chuyện của riêng nó. Ông là người sáng lập đầy nhiệt huyết của những thành phố mới - những thành phố thường đặt theo tên ông, và giờ đây đã có những tên khác, như Herat (Alexandria ở Aria), Kandahar (Alexandria ở Arachosia) và Bagram (Alexandria ở Caucasum). Việc xây dựng những tiền đồn này - và sự tăng cường cho các tiền đồn khác xa hơn về phía nam, kéo dài tới thung lũng Fergana - đã tạo ra những cứ điểm mới dọc theo xương sống của châu Á. Những thành phố mới với khả năng phòng ngự mạnh mẽ, cũng như những thành lũy và pháo đài đơn độc, chủ yếu được xây lên để đề phòng mối đe dọa từ các bộ lạc thảo nguyên vốn rất giỏi tổ chức những cuộc tấn công tàn phá các cộng đồng nông nghiệp. Alexander thiết kế chương trình pháo đài hóa này để bảo vệ những vùng đất mới vừa chinh phục được. Cũng chính trong thời gian này, những mối lo lắng tương tự đã dẫn tới những phản ứng giống hệt nhưng xa hơn về phía đông. Người Trung Quốc đã phát triển khái niệm Hoa Hạ, chỉ thế giới văn minh, chống lại thách thức từ những dân tộc vùng thảo nguyên. Một chương trình xây dựng quyết liệt đã mở rộng mạng lưới các pháo đài Vạn Lý 1. A. Shahbazi, “Người Iran và Alexander”, American Journal of Ancient History 2.1 (2003), 5-38. Cũng xem thêm M. Olbryct, Aleksander Wielki i swiat iranski (Gdansk, 2004); M. Brosius, “Alexander và người Ba Tư”, trong J. Roitman (biên tập), Alexander the Great (Alexander Đại đế), Leiden, 2003, trang 169-193. 2. Xem đặc biệt là P. Briant, Darius dans l’ombre d’Alexandre, Paris, 2003.
  • 28. NHỮNG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA 35 Trường Thành của Trung Quốc. Chương trình này được thúc đẩy vì một nguyên tắc giống như của Alexander: mở rộng mà không phòng thủ là vô ích1 . Trở lại thế kỷ 4 trước Công nguyên, chính Alexander tiếp tục mở các chiến dịch không ngừng nghỉ, vu hồi qua rặng Hindu Kush và hành quân xuống thung lũng sông Ấn, lại dựng lên những thành trì có quân đóng giữ - dù giờ đây phải đối mặt với lời than vãn và phản đối thường xuyên của các binh lính đã kiệt sức và nhớ nhà. Từ quan điểm quân sự, những thành tựu của ông đến khi qua đời ở tuổi 32 tại Babylon vào năm 323 trước Công nguyên trong một tình huống vẫn đang bị che phủ trong bức màn bí ẩn là hết sức ngoạn mục2 . Tốc độ và mức độ những cuộc chinh phục của ông thật đáng kinh ngạc. Cũng ấn tượng không kém - dù thường bị bỏ qua - là quy mô của di sản ông để lại, và cách những ảnh hưởng của Hy Lạp cổ đại trộn lẫn với của Ba Tư, Ấn Độ, Trung Á, và cả Trung Quốc nữa. Dù cái chết đột ngột của Alexander kéo theo một giai đoạn hỗn loạn và đấu đá giữa các chỉ huy cấp cao của ông, một nhà lãnh đạo đã nhanh chóng nổi lên ở nửa phía đông của những vùng lãnh thổ mới: một sĩ quan sinh ở Bắc Macedonia tên là Seleucus, người đã tham gia vào mọi 1. Về Hoa Hạ, xin xem C. Holcombe, A History of East Asia: From the Origins of Civilization to the Twenty-First Century (Một lịch sử Đông Á: Từ nguồn gốc của nền văn minh tới thế kỷ 21), Cambridge, 2010; về tường thành, A. Waldron, “Vấn đề của Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc”, Harvard Journal of Asiatic Studies 43.2 (1983), 643-663, và đặc biệt là di Cosmo, Ancient China and its Enemies (Trung Quốc cổ đại và những địch thủ). 2. Xem gần đây nhất là J. Romm, Ghost on the Throne: The Death of Alexander the Great and the War for Crown and Empire (Bóng ma trên ngai vàng: Cái chết của Alexander Đại đế và cuộc chiến giành vương miện và đế quốc, New York, 2011). Người ta đã tranh luận gay gắt và đưa ra nhiều giả thuyết là Alexander chết vì bệnh thương hàn, sốt rét, bạch cầu, ngộ độc rượu (hay bệnh liên quan tới triệu chứng đó) hoặc nhiễm khuẩn vết thương; một số người đoan chắc rằng ông bị ám sát, A. Bosworth, “Cái chết của Alexander: Những đồn thổi về việc bị đầu độc”, trong J. Romm (biên tập), The Landmark Arrian: The Campaigns of Alexander (Cột mốc Arrian: Những chiến dịch của Alexander), New York, 2010, trang 407-411.
  • 29. 36 PETER FRANKOPAN cuộc chinh phạt lớn của hoàng đế. Vài năm sau cái chết của thủ lĩnh, ông Seleucus đã trở thành tổng đốc của những vùng đất trải rộng từ sông Tigris tới sông Ấn; những vùng lãnh thổ lớn tới mức không giống vương quốc, mà như một đế quốc thật sự. Ông đã lập nên một triều đại, triều đại Seleucid, sẽ cai trị trong gần ba thế kỷ1 . Những chiến thắng của Alexander thường xuyên và dễ dàng bị bỏ qua, vì người ta cho rằng đó là một chuỗi những thành tựu sáng chói nhưng ngắn ngủi, di sản của ông thường bị coi là phù du và tạm bợ. Nhưng chúng không hề là những thành tựu ngắn ngủi; mà là khởi đầu cho một chương mới của vùng đất nằm giữa Địa Trung Hải và dãy Himalaya. Những thập niên tiếp sau cái chết của Alexander chứng kiến một chương trình Hy Lạp hóa từ từ và không thể nhầm lẫn, khi các ý tưởng, chủ đề và biểu tượng từ Hy Lạp cổ đại được du nhập vào phương Đông. Hậu duệ các viên tướng của ông nhớ về cội rễ Hy Lạp và tích cực nhấn mạnh vào cội rễ đó, chẳng hạn như việc đúc tiền ở xưởng đúc tại các đô thị lớn nằm trên những điểm chiến lược quan trọng dọc theo con đường giao thương hay các trung tâm nông nghiệp sôi động. Hình dáng những đồng xu đó được chuẩn hóa: hình ảnh đương kim quốc vương bên mặt phải, mái tóc quăn rủ xuống với vương miện trên đầu, và luôn nhìn về bên phải như Alexander, và mặt trái là hình ảnh thần Apollo, được minh định bằng các ký tự Hy Lạp2 . 1. Xin xem R. Waterfield, Dividing the Spoils: The War for Alexander the Great’s Empire (Chia phần chiến lợi phẩm: Cuộc chiến tranh giành đế quốc của Alexander Đại đế), Oxford, 2011. 2. K. Sheedy, “Trở lại sự sống một cách kỳ diệu: Một số suy nghĩ về các đồng xu cổ đại và nghiêncứucácchândunghoànggiaHyLạpcổđại”,trongK.Sheedy(biêntập),Alexander and the Hellenistic Kingdoms: Coins, Image and the Creation of Identity (Alexander và các Vương quốc Hy Lạp cổ đại: Các đồng xu, hình ảnh và sự tạo dựng bản sắc), Sydney, 2007, trang 11-16; K. Erickson và N. Wright, “‘Cung thủ hoàng gia’ và Apollo ở phương Đông: Sự mô tả bằng hình tượng Hy Lạp-Ba Tư ở Đế quốc Seleukid”, trong N. Holmes (biên tập), Proceedings of the XIVth International Numismatic Congress (Hoạt động của Hội Đúc tiền Quốc tế trong thế kỷ 14), Glasgow, 2011, trang 163-168.
  • 30. NHỮNG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA 37 Có thể nghe - và nhìn thấy - tiếng Hy Lạp ở khắp Trung Á và thung lũng sông Ấn. Ở Ai Khanoum thuộc miền Bắc Afghanistan - một thành phố mới được Seleucus lập nên - những câu châm ngôn từ Delphi được khắc lên một tượng đài nói rằng: Khi còn nhỏ, hãy ngoan ngoãn. Khi thanh niên, hãy kiểm soát bản thân. Khi trưởng thành, hãy công chính. Khi già, hãy khôn ngoan. Khi chết, hãy chết không đau đớn1 . Tiếng Hy Lạp được các quan chức sử dụng hằng ngày trong hơn một thế kỷ sau cái chết của Alexander, như các hóa đơn thuế và tài liệu liên quan tới tiền lương của binh sĩ ở Bactria vào khoảng năm 200 trước Công nguyên cho thấy2 . Thật vậy, thứ ngôn ngữ đó đã xâm nhập sâu vào tiểu lục địa Ấn Độ. Một số chỉ dụ của nhà cai trị Đế chế Mauraya, Ashoka, người vĩ đại nhất trong số những nhà cai trị thuở sơ khai của Ấn Độ, được viết với bản dịch tiếng Hy Lạp song song, rõ ràng là để phục vụ cho dân cư địa phương3 . Sự trao đổi văn hóa đầy sinh động khi châu Âu và châu Á va chạm nhau thật đáng ngạc nhiên. Những bức tượng Phật bắt đầu xuất hiện chỉ sau khi việc thờ phụng Apollo đã được thiết lập ở thung lũng Gundhara và phía tây Ấn Độ. Những tín đồ Phật giáo cảm thấy bị đe dọa trước thành công của những nghi thức tôn giáo mới và bắt đầu tạo ra những hình ảnh thị giác của riêng họ. Thật vậy, có sự tương quan không chỉ về 1. L. Robert, “De Delphes à l’Oxus: inscriptions grecques nouvelles de la Bactriane”, Comptes Rendus de l’Academie des Inscriptions (1968), 416-457. Bản dịch ở đây là của F. Holt, Thundering Zeus: The Making of Hellenistic Bactria (Zeus sấm sét: Tạo dựng Bactria Hy Lạp cổ đại), London, 1999, trang 175. 2. J. Jakobsson, “Ai đã lập nên thời đại Ấn Độ-Hy Lạp vào năm 186/5 trước Công nguyên?”, Classical Quarterly 59.2 (2009), 505-510. 3. D. Sick, “Khi Socrates gặp Đức Phật: Các ngôn ngữ Hy Lạp và Ấn Độ ở Bactria Hy Lạp cổ đại và ở Ấn Độ”, Journal of the Royal Asiatic Society 17.3 (2007), 253-254.
  • 31. 38 PETER FRANKOPAN niên đại của những bức tượng Phật đầu tiên, mà còn trong dáng vẻ và thiết kế: có vẻ như Apollo là hình mẫu, tương tự là những tác động của Hy Lạp. Cho tới lúc đó, những người theo đạo Phật đã chủ động kiềm chế những cách thể hiện bằng hình ảnh; sự cạnh tranh giờ buộc họ phải phản ứng, vay mượn và sáng tạo1 . Một số ngai thờ bằng đá được trang trí bằng những câu khắc tiếng Hy Lạp, những hình ảnh của Apollo và những tiểu phẩm tinh tế bằng ngà voi mô tả Alexander ở vùng đất nay là miền Nam Tajikistan cho thấy ảnh hưởng từ phương Tây đã thâm nhập xa tới đâu2 . Tương tự là những ấn tượng về sự ưu việt của văn hóa từ Địa Trung Hải truyền sang. Lấy ví dụ, những người Hy Lạp ở châu Á được người Ấn Độ công nhận là giỏi các môn khoa học: “Họ là những kẻ dã man”, một tác phẩm có tên Gārgī Samhitā cho biết, “nhưng khoa học thiên văn khởi nguồn từ họ và vì điều này, họ phải được sùng kính như những vị thần”3 . Theo Plutarch, Alexander đã đưa thần học Hy Lạp vào giảng dạy ở tận Ấn Độ, với kết quả là những vị thần của Olympus được thờ phụng khắp châu Á. Những nam thanh niên ở Ba Tư và xa hơn nữa lớn lên đọc Homer và “ngâm ngợi những bi kịch của Sophocles và Euripides”, trong khi tiếng Hy Lạp được giảng dạy ở thung lũng sông Ấn4 . Đó có thể là lý do tại sao có thể tìm thấy những yếu tố vay mượn trong khắp các tác phẩm văn học vĩ đại. Lấy ví dụ, người ta cho rằng sử thi Rāmāyana, viết bằng tiếng Sanskrit (tiếng Phạn), vay mượn từ Iliad và Odyssey, đề tài Rāvaṇa 1. J. Derrett, “Việc sử dụng hai chủ đề của phương Tây trong đạo Phật thời kỳ đầu”, Journal of the Royal Asiatic Society 12.3 (2002), 343-355. 2. B. Litvinsky, “Tajikistan cổ đại: Các nghiên cứu về lịch sử, khảo cổ học và văn hóa (1980-1991)”, Ancient Civilisations 1.3 (1994), 295. 3. S. Nath Sen, Ancient Indian History and Civilisation (Lịch sử và nền văn minh Ấn Độ cổ đại), Delhi, 1988, trang 184. Cũng xem R. Jairazbhoy, Foreign Influence in Ancient India (Ảnh hưởng nước ngoài ở Ấn Độ cổ đại), New York, 1963, trang 48-109. 4. Plutarch, Perites Alexandrou tukhes he arête, 5.4 trong Plutarch: Moralia, F. Babitt et al. biên tập và dịch, 15 tập (Cambridge, MA, 1927-1976), 4, trang 392-396; J. Derrett, “Homer ở Ấn Độ: Sự khai sinh của Đức Phật”, Journal of the Royal Asiatic Society 2.1 (1992), 47-57.
  • 32. NHỮNG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA 39 bắt cóc nàng Sita là âm hưởng trực tiếp từ cuộc bỏ trốn của nàng Helen với chàng Paris thành Troy. Nhưng những ảnh hưởng và cảm hứng cũng tuôn chảy theo cả hướng khác nữa, một số học giả lập luận rằng trường ca Aeneid tới lượt nó lại chịu ảnh hưởng từ các tác phẩm Ấn Độ, chẳng hạn như Mahābhārata1 . Những ý tưởng, chủ đề và câu chuyện chảy theo những con đường, lan truyền theo những kẻ lữ hành, thương nhân và người hành hương: Những cuộc chinh phạt của Alexander mở đường khai tâm cho dân chúng ở những vùng đất ông chiếm đóng, cũng như những người ở bên rìa và xa hơn nữa, những người được tiếp xúc với những ý tưởng mới, hình ảnh mới và khái niệm mới. Ngay cả những nền văn hóa ở các thảo nguyên hoang vu cũng bị ảnh hưởng, như có thể thấy rõ qua những đồ tùy táng tinh tế được chôn cùng các nhân vật có địa vị cao ở những nấm mộ Tilya Tepe thuộc miền Bắc Afghanistan, cho thấy ảnh hưởng nghệ thuật từ Hy Lạp - cũng như từ Siberia, Ấn Độ và xa hơn nữa. Những món đồ xa xỉ được bán cho thế giới của dân du mục, đổi lấy gia súc và ngựa, đôi khi được dùng làm cống phẩm để đổi lấy hòa bình2 . *** Sự kết nối các thảo nguyên thành một thế giới tương thuộc và tương liên đã được tăng tốc nhờ những tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc. Dưới thời nhà Hán (206 trước Công nguyên - 220), những làn sóng mở rộng đã đẩy các đường biên giới đi xa hơn nữa, dần lan tới một tỉnh lúc đó có tên là Tây Vực (hay “vùng phía tây”), mà ngày nay là Tân Cương (“biên giới mới”). Vùng này nằm dọc hành lang Cam Túc, một con đường dài 600 dặm3 nối Trung Quốc nội địa với thành phố ốc đảo 1. J. Frazer, The Fasti of Ovid (Niên giám Ovid), London, 1929; J. Lallemant, “Une Source de l’Enéide: le Mahabharata”, Latomus 18 (1959), 262-287; Jairazbhoy, Foreign Influence, trang 99. 2. C. Baumer, The History of Central Asia: The Age of the Steppe Warriors (Lịch sử Trung Á: Thời đại của các chiến binh thảo nguyên), London, 2012, trang 290-295. 3. Hơn 965km.
  • 33. 40 PETER FRANKOPAN Đôn Hoàng, một ngã ba đường ở rìa sa mạc Taklamakan. Ở ngã ba này, có thể lựa chọn đường đi về hướng bắc hoặc hướng nam, cả hai đường đều hung hiểm, rồi gặp nhau ở Kashgar, cũng là một giao điểm của dãy Himalaya, dãy Pamir, rặng Thiên Sơn và dãy Hindu Kush1 . Sự mở rộng những đường chân trời của Trung Quốc đã kết nối châu Á lại với nhau. Cho tới lúc bấy giờ, những mạng lưới đường sá ấy bị người Nguyệt Chi và nhất là người Hung Nô ngăn cản; đây là những bộ tộc du mục giống như người Scythia ở Trung Á, là nguồn gốc của mối lo lắng liên tục, nhưng đồng thời cũng là những đối tác buôn bán gia súc quan trọng: Vào thế kỷ 2 trước Công nguyên, các tác giả thời Hán viết rằng hàng chục nghìn đầu gia súc đã được mua từ những dân tộc vùng thảo nguyên2 . Nhưng chính nhu cầu mua ngựa từ Trung Quốc mới là điều không thể thỏa mãn, nhu cầu này được thôi thúc bởi yêu cầu duy trì một lực lượng quân đội thường trực hữu hiệu để đảm bảo trật tự trong nội bộ Trung Quốc và đủ sức đáp lại những cuộc tấn công và tập kích của người Hung Nô và các bộ lạc khác. Ngựa từ miền Tây Tân Cương rất cao giá và có thể làm nên cơ nghiệp cho các thủ lĩnh các bộ lạc. Trong một lần như thế, một thủ lĩnh người Nguyệt Chi đã đổi những con ngựa lấy một lượng hàng hóa lớn mà sau đó ông ta bán lại cho những người khác, kiếm lãi gấp mười3 . Những con ngựa nổi tiếng và giá trị nhất được gây giống ở thung lũng Fergana phía bên kia rặng Pamir hùng vĩ nằm vắt qua vùng mà giờ là đông Tajikistan và Đông Bắc Afghanistan. Chúng rất được ngưỡng mộ vì sự mạnh mẽ. Các tác giả Trung Quốc mô tả chúng lấy giống từ rồng4 và được gọi là hãn huyết mã hay “mồ hôi máu” - vì mồ hôi có màu đỏ đặc trưng, do một loại ký sinh trùng bản địa hay bởi những con ngựa này 1. V. Hansen, The Silk Road (Con đường Tơ lụa), Oxford, 2012, trang 9-10. 2. Tư Mã Thiên, Sử ký, 123, 2, trang 238. 3. Ibid. [sách đã dẫn], 129, 2, trang 440. 4. Thể hiện trong từ “long câu” để chỉ những con ngựa tốt đặc biệt ngày nay vẫn còn sử dụng.
  • 34. NHỮNG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA 41 có da mỏng khác thường nên dễ bị vỡ mạch máu khi vận động mạnh. Một số giống ngựa tốt đặc biệt trở nên nổi tiếng, thành đề tài cho thi ca, kiến trúc và hội họa, thường được gọi là thiên mã - ngựa trời1 . Một số thậm chí còn được chủ nhân chúng mang theo sang kiếp sau: Một hoàng đế đã được chôn cùng với tám mươi con ngựa nòi ông ưa thích nhất - tại nơi chôn cất có hai bức tượng ngựa đực và một tượng lính đất nung canh gác2 . Những mối quan hệ với Hung Nô, bộ tộc sống dọc theo một vùng rộng lớn từ thảo nguyên Mông Cổ đến đồng cỏ miền Bắc Trung Quốc, không phải lúc nào cũng dễ dàng. Các sử gia đương thời mô tả các bộ lạc này là man rợ, ăn thịt sống và uống máu; một tác giả nói họ là một dân tộc “bị trời bỏ rơi”3 . Người Trung Quốc tỏ ra sẵn sàng triều cống thay vì chấp nhận rủi ro để các thành phố của họ bị tấn công. Các phái đoàn thường xuyên được cử sang thăm những bộ tộc du mục này (những người mà từ nhỏ đã được rèn săn chuột và chim, rồi sau đó là săn cáo và thỏ), và Hoàng đế Trung Hoa còn lịch sự vấn an sức khỏe của thủ lĩnh bộ tộc4 . Một hệ thống triều cống chính thức được xây dựng, theo đó dân du mục được tặng những món quà xa xỉ như gạo, rượu và lụa là để đổi lấy hòa bình. Cống vật quan trọng nhất là lụa, thứ vải mà dân du mục rất quý chuộng vì sớ vải mềm mịn có thể dùng lót giường hay may quần áo. Đó cũng là một biểu tượng của quyền lực chính trị và xã hội: Bao bọc trong những lụa là quý báu thùng thình là một cách quan trọng để Thiền 1. H. Creel, “Vai trò của ngựa trong lịch sử Trung Quốc”, American Historical Review 70 (1965), 647-672. Các hang động ở Đôn Hoàng có rất nhiều hình ảnh thiên mã vẽ trên tường, T. Chang, Dunhuang Art through the Eyes of Duan Wenjie (Nghệ thuật Đôn Hoàng qua mắt Đoàn Văn Kiệt), New Delhi, 1994, trang 27-28. 2. Những khai quật gần đây ở lăng mộ Hán Vũ Đế tại Tây An vào năm 2011, Tân Hoa, 21 tháng 2 năm 2011. 3. Hoàn Khoan, Yan Tie Lun (Diêm thiết luận), Y. Yu dẫn lại, Trade and Expansion in Han China: A Study in the Structure of Sino-Barbarian Economic Relations (Thương mại và sự bành trướng của Trung Quốc thời Hán: Một nghiên cứu về cấu trúc quan hệ kinh tế Trung Quốc-bộ lạc du mục), Berkeley, 1967, trang 40. 4. Lấy ví dụ, Tư Mã Thiên, Sử Ký, 110, 2, trang 145-146. Về một số bình luận với giáo dục, phong tục và trang phục của Hung Nô, trang 129-130.
  • 35. 42 PETER FRANKOPAN Vu (thủ lĩnh tối cao của các bộ tộc) nhấn mạnh địa vị và tưởng thưởng cho bầy tôi1 . Chi phí đổi lấy hòa bình là rất lớn. Vào năm 1 trước Công nguyên chẳng hạn, người Hung Nô được ban tặng 30.000 súc lụa và một lượng nguyên liệu thô tương đương, cùng 370 món quần áo2 . Một số quan lại Trung Quốc muốn tin rằng nỗi khát khao đồ xa xỉ của các bộ tộc cho thấy sự suy sụp của họ. “Giờ [các người] đã thích thú những thứ của Trung Quốc”, một phái bộ ngang nhiên nói với một thủ lĩnh bộ tộc rằng phong tục Hung Nô sẽ thay đổi. Trung Quốc “cuối cùng sẽ chiến thắng và thâu tóm toàn bộ Hung Nô”, ông ta tiên đoán một cách tự tin3 . Đó là một suy nghĩ ảo tưởng. Thật vậy, nền ngoại giao duy trì hòa bình và quan hệ hữu hảo gây ra thiệt hại cả về tài chính lẫn chính trị: Triều cống khá tốn kém và là một dấu hiệu của sự yếu ớt về chính trị. Vì thế không lâu sau đó, các nhà cai trị triều Hán Trung Quốc quyết tâm xử lý vấn đề Hung Nô một lần và mãi mãi. Đầu tiên, một nỗ lực có tính toán được thực hiện nhằm kiểm soát những vùng phía tây giàu có về nông nghiệp thuộc Tây Vực; người du mục bị đẩy lùi khi người Trung Quốc kiểm soát hành lang Cam Túc trong hàng loạt các chiến dịch kéo dài một thập niên và kết thúc vào năm 119 trước Công nguyên. Ở phía tây là rặng Pamir và bên ngoài đó là một thế giới mới. Trung Quốc đã mở ra cánh cửa dẫn tới một mạng lưới liên châu lục; đó là khoảnh khắc khai sinh Những Con đường Tơ lụa. Sự mở rộng của Trung Quốc chứng kiến sự nổi lên những mối quan tâm tới những gì ở phía xa. Các quan chức được giao nhiệm vụ điều tra và viết báo cáo về những vùng đất bên ngoài các rặng núi. Một tài liệu như thế còn tồn tại đến ngày nay là Sử ký (những ghi chép lịch sử) của 1. Xin xem Yu, Trade and Expansion in Han China, trang 48-54. 2. Ibid., trang 47, n. 33; cũng ở đây xin xem R. McLaughlin, Rome and the Distant East: Trade Routes to the Ancient Lands of Ả Rập, India and China (La Mã và phương Đông xa xôi: Những tuyến đường thương mại tới các vùng đất cổ xưa của Ả Rập, Ấn Độ và Trung Quốc), London, 2010, trang 83-85. 3. Tư Mã Thiên, Sử ký, 110, 2, trang 143.
  • 36. Mục lục Ghi chú về việc chuyển ngữ của tác giả 11 Lời nói đầu 13 1. Sự ra đời của Con đường Tơ lụa 25 2. Con đường của những đức tin 69 3. Con đường tới một phương Đông Thiên Chúa giáo 98 4. Con đường tới cách mạng 128 5. Con đường hòa hợp 156 6. Con đường của lông thú 193 7. Con đường nô lệ 217 8. Con đường lên thiên đàng 247 9. Con đường xuống địa ngục 284 10. Con đường của cái chết và sự hủy diệt 310 11. Con đường của vàng ròng 353 12. Con đường của bạc 383 13. Con đường tới phương Bắc châu Âu 419 14. Con đường tới đế quốc 454 15. Con đường tới khủng hoảng 480
  • 37. 16. Con đường tới chiến tranh 502 17. Con đường tới vàng đen 546 18. Con đường tới nhân nhượng 574 19. Con đường lúa mì 598 20. Con đường tới diệt chủng 629 21. Con đường tới Chiến tranh Lạnh 663 22. Con đường Tơ lụa của Mỹ 694 23. Con đường tới sự kình địch của các siêu cường 722 24. Con đường tới thảm họa 753 25. Con đường tới bi kịch 802 Kết luận Con đường Tơ lụa Mới 834 Lời cảm ơn 855 Sách dẫn 859